Theo Nguyễn Đăng Dờn và các cộng sự (2011), và Nguyễn Minh Kiều (2011), thì khách hàng cá nhân thƣờng có những đặc điểm sau
Thói quen sử dụng tiền mặt: Ngƣời Việt Nam bây giờ vẫn thƣờng quen mang theo bên ngƣời và sử dụng tiền mặt để giao dịch. Điều đó là hiển nhiên khi ở Việt Nam, những hình thức buôn bán nhỏ lẻ vẫn còn rất nhiều nhƣ các quán ăn nhỏ, các quán nƣớc ven đƣờng, những gánh hàng rong, cửa hàng tạp hóa nhỏ, các sạp bán lƣơng thực, thực phẩm tại chợ, … Ở những nơi nhƣ thế này, ngƣời ta chẳng bao giờ có thể “thanh toán bằng thẻ”. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khi hệ thống các siêu thị điện máy, trung tâm thƣơng mại, … đƣợc mở rộng ngày càng nhiều hơn. Ngƣời dân đã dần quen với việc nạp tiền vào tài khoản thẻ ATM và sử
dụng nó để thanh toán tại các điểm giao dịch. Dù vậy, thanh toán bằng tiền mặt vẫn là hình thức thanh toán phổ biến nhất ở Việt Nam.
Tâm lý của khách hàng: Ngại khi giao dịch với ngân hàng: việc trải qua thời
kì bao cấp kéo dài, trong thời gian đó thì ngƣời dân không đƣợc phép mà cũng không có nhu cầu giao dịch với ngân hàng, đã khiến nhiều ngân hàng trong thời kì đổi mới phải mất nhiều thời gian để thay đổi hành vi và thu hút khách hàng đến giao dịch. Tâm lý này đã giảm nhiều khi các ngân hàng ngày nay hầu hết đều thiết kế các quầy giao dịch cũng nhƣ xây dựng đội ngũ giao dịch viên thân thiện với khách hàng. Khách hàng cũng thƣờng có tâm lý ngại phiền phức khi giao dịch với ngân hàng: để đảm bảo an toàn cho các khoản vay, để thu thập đủ thông tin để liên lạc khi cần thiết, … các khách hàng khi đến giao dịch thƣờng phải khai báo nhiều thông tin cũng nhƣ trình các giấy tờ cần thiết. Nhƣng đối với ngƣời Việt Nam thì họ lại ngại khi nhìn thấy giấy tờ và thủ tục rƣờm rà.
Thiếu thông tin, hiểu biết về sản phẩm: Do ít có hoặc không có nhu cầu đến
ngân hàng, nên khách hàng cá nhân thƣờng bị thiếu những thông tin về sản phẩm của ngân hàng. Do đó, dù cho các ngân hàng không ngừng nghiên cứu để đƣa ra các sản phẩm mới phù hợp cho nhiều phân khúc khách hàng, nhƣng thông tin về các gói sản phẩm này thƣờng không đƣợc truyển tải một cách tận tình đến khách hàng, làm khách hàng dễ gây hiểu lầm là sản phẩm này không phù hợp với mình. Riêng về sản phẩm thẻ tín dụng: do các bài báo hoặc các phần giới thiệu sản phẩm của các ngân hàng đều nêu rằng: muốn đăng kí phát hành thẻ tín dụng thì có hai cách tín chấp và thế chấp, và để cho khách hàng tự điển vào phần hạn mức tín dụng đề nghị. Do đó, nhiều trƣờng hợp khách hàng làm lƣơng tháng chỉ 5 triệu mà đề xuất hạn mức tín dụng lên đến 30 triệu, quá mức mà ngân hàng có thể chấp nhận đƣợc.