Phương pháp điều tra phỏng vấn người dân về những kinh nghiệm sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững​ (Trang 33 - 36)

sử dụng các loài cây làm thuốc

2.4.3.1. Đối tượng phỏng vấn

Đối tượng phỏng vấn được lựa chọn là những ông lang, bà mế, những già làng trưởng bản, những người thường xuyên đi rừng có hiểu biết về cây thuốc cũng như khả năng chữa bệnh cho gia đình và cộng đồng. Khi tiến hành phỏng vấn, cần phải có thái độ tốt để hoà mình vào cuộc sống của họ, tạo niềm tin để họ thấy rõ việc làm này mang lại lợi ích cho chính bản thân họ và cộng đồng.

Để đảm bảo lấy được đầy đủ số liệu và số liệu đảm bảo tính khách quan chúng tôi lựa chọn 02 nhóm đối tượng chính sau:

26

- Người làm nghề lấy thuốc chuyên nghiệp (thầy lang)

- Người làm nghề khác nhưng đôi khi lấy thuốc khi cần

Về số lượng người phỏng vấn: phỏng vấn tất cả các ông lang, bà mế làm nghề lấy thuốc sống trong khu vực và lân cận nhưng ít nhất là 10 người, nhóm đối tượng còn lại chọn ngẫu nhiên 30 người để phỏng vấn.

2.4.3.2. Các phương pháp phỏng vấn

Trong quá trình điều tra cộng đồng, chúng tôi sử dụng hai phương pháp tiếp cận là RRA và PRA [25].

RRA (Đánh giá nhanh nông thôn): là quá trình nghiên cứu được coi như là điểm bắt đầu cho sự hiểu biết tình hình địa phương (theo Jenne de Beer, 1985), (Nguyễn Bá Ngãi (1999) [25].

PRA (Đánh giá nông thôn có sự tham gia): là một loạt các cách và phương pháp cho phép người dân nông thôn cùng chia sẻ, nâng cao và phân tích kiến thức của họ về đời sống và điều kiện nông thôn để lập kế hoạch và hành động (theo Robert Chambert, 1994) (Nguyễn Bá Ngãi (1999) [25]. Một số kỹ thuật thường được sử dụng trong PRA:

- Phỏng vấn mở: Là dạng phỏng vấn tự do, chúng ta có thể hỏi bất kỳ câu hỏi nào với những câu hỏi tuỳ ý dựa trên hoàn cảnh khi đó, thứ tự các nội dung cần hỏi có thể thay đổi tuỳ ý dựa trên câu trả lời của câu hỏi trước của người cung cấp thông tin.

- Phỏng vấn bán cấu trúc: Một số câu hỏi được chuẩn bị trước và một số câu hỏi có thể thêm vào tuỳ theo các tình huống cụ thể.

Trong quá trình điều tra, thu thập tri thức bản địa chúng tôi sử dụng một số mẫu biểu sau:

27

Mẫu biểu 2.4: Phiếu điều tra tri thức bản địa I. Sơ lược về người cung cấp thông tin

- Họ và tên:………...Tuổi:………...Nam/Nữ - Dân tộc:……… - Địa chỉ: Bản (xóm)………..., xã:……...…………., huyện:...………, tỉnh:………. - Nghề nghiệp (chính/phụ):………..………..………. - Trình độ văn hóa:……… - Chuyên môn (nếu có):………...

II.Những thông tin cần biết về tri thức bản địa của một cây thuốc

1. Tên cây (theo tiếng địa phương của các dân tộc ở miền Bắc):

- Tiếng dân tộc……….

- Nghĩa và ý nghĩa của tên gọi………

2. Bộ phận sử dụng:……… 3. Cách thu hái:……… 4. Chế biến:……… 5. Công dụng:……… 6. Cách dùng:……… 7. Liều lượng dùng trong một

lần:………

- Dành cho người lớn:………

- Trẻ em:……….

- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ:……….. - Người có bệnh mãn tính hoặc các bệnh khác:……… 8. Thời gian điều trị:... 9. Kiêng kị trong thời gian dùng thuốc(nếu có):……… 10.Hiệu quả chữa trị:………

Ngày thu thập thông tin: Ngày tháng năm 20.. Người thu thập thông tin

28

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững​ (Trang 33 - 36)