Đa dạng về bộ phận sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững​ (Trang 53 - 56)

Với truyền thống sử dụng cây thuốc để chữa bệnh lâu đời, việc sử dụng bộ phận nào của cây thuốc để chữa bệnh, sử dụng bộ phận nào để chữa bệnh là tốt nhất hoặc kết hợp các bộ phận của cây với nhau hoặc sử dụng đa dạng các bộ phận của cây để làm tăng số lượng thuốc để chữa bệnh, đáp ứng được nhu cầu sử dụng thuốc được người dân vận dụng rất linh hoạt, phong phú.

46

nghiệm sử dụng cây thuốc của họ. Chúng tôi đã phân các bộ phận được sử dụng làm thuốc thành 10 nhóm chính và tổng hợp lại qua bảng 4.6.

Bảng 4.6: Tổng hợp các bộ phận sử dụng làm thuốc STT Bộ phận sử dụng Số loài Tỉ lệ % 1 Lá 103 35,15 2 Cả cây 74 25,26 3 Rễ 68 23,21 4 Thân 60 20,48 5 Quả 33 11,26 6 Củ 28 9,56 7 Vỏ( rễ, thân, quả) 26 8,87 8 Hoa 12 4,10 9 Hạt 12 4,10 10 Tinh dầu và dịch 5 1,71

Qua bảng trên chúng ta thấy rằng: Lá cây là bộ phận được sử dụng nhiều nhất trong việc chữa bệnh của người dân, với 103 loài cây được sử dụng, tương ứng với 35,15% tổng số các loài cây điều tra. Điều này cũng dễ hiểu vì lá là bộ phận có số lượng nhiều, có thể thu hái dễ dàng nhất so với các bộ phận khác của cây, dễ dàng sơ chế và bảo quản. Mặt khác, lá cũng là nơi chứa những dưỡng chất tốt nhất của cây mà có khả năng sử dụng làm thuốc.

Tiếp đến là việc sử dụng tất cả các bộ phận của cây để làm thuốc (Cả cây). Số lượng cây được sử dụng toàn bộ để làm thuốc là 74 loài, chiếm 25,26% tổng số loài điều tra. Các loài cây thuộc nhóm này đa phần là cây thân cỏ, cây bụi, bụi leo hay dây leo. Công dụng làm thuốc của các loài cây thuộc các dạng sống trên rất lớn nhưng mặt khác cũng vì chúng có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng thu hái, vận chuyển, sơ chế và sử dụng.

47

Bên cạnh đó, nhóm cây được sử dụng rễ và thân để làm thuốc cũng chiếm một số lượng không nhỏ, với số lượng và tỉ lệ tương ứng lần lượt là: 68 loài (23,21%) và 60 loài (20,48%). Trong đó, số các loài cây được sử dụng rễ cây để làm thuốc có ảnh hưởng rất lớn tới sự suy giảm về số lượng, trữ lượng cũng như khả năng tồn tại của các loài cây thuốc này. Vì thế có thể coi hình thức khai thác rễ cây để làm thuốc là một hình thức khai thác cây thuốc không bền vững nếu như không có những quy định cụ thể trong việc khai thác rễ cây.

Các bộ phận còn lại như: hoa, quả, hạt, tinh dầu,… tuy được sử dụng ở mức độ thấp hơn nhưng đó chỉ ở trên phương diện định tính còn về mặt định lượng thì chúng cũng đóng vai trò không hề nhỏ vào việc chữa bệnh. Vì mỗi năm cây chỉ ra hoa, kết quả 1-2 lần, cá biệt có loài nhiều hơn nhưng không đáng kể. Theo kinh nghiệm của các thầy lang địa phương thì hoa, quả của những cây được lấy làm thuốc mà mỗi năm chỉ ra hoa kết trái một lần thì mới quý, vì qua một năm cây hội tụ được rất nhiều tinh chất của đất trời rồi tạo ra hoa, kết quả. Đó mới là sản phẩm làm thuốc tốt nhất.

4.2. Tình hình khai thác và sử dụng tài nguyên thực vật làm thuốc của cộng đồng dân tộc tại khu vực nghiên cứu cộng đồng dân tộc tại khu vực nghiên cứu

4.2.1.Vai trò của thực vật làm thuốc với đời sống người dân địaphương

Theo kết quả điều tra tại các xã thuộc khu BTTN Tây Yên Tử như: Thanh Sơn, Lục Sơn, Thanh Luận, An Lạc và một số xã lân cận như An Châu, Vân Sơn, Lệ Viễn, chúng tôi thấy rằng có rất nhiều người dân ở đây vẫn dùng cây thuốc nam để chữa bệnh. Theo số liệu phỏng vấn đã chỉ ra: có 70 - 80% các hộ gia đình hoặc người dân địa phương thường xuyên dùng cây thuốc nam để chữa bệnh. Vì đa phần cuộc sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, việc tìm cây thuốc trên rừng hoặc quanh nhà để chữa bệnh vừa đơn giản, hiệu quả mà lại tiết kiệm chi phí cho gia đình, mặt khác

48

còn nâng cao thu nhập. Trong đó, phần lớn cây thuốc được thu hái từ rừng tự nhiên, số còn lại được thu hái ở các nương rẫy, đồi, vườn quanh nhà.

Các ông lang, bà mế ở địa phương không chỉ là nơi cung cấp thuốc chữa bệnh thường xuyên và liên tục. Điều này không chỉ đáp ứng kịp thời việc chăm sóc sức khỏe cho người dân địa phương mà còn là địa chỉ đỏ cho nhân dân các vùng lân cận và các vùng xa xôi khác khi không may mắc phải bệnh tật. Mặt khác, chi phí cho việc chữa bệnh bằng cây thuốc nam rẻ hơn rất nhiều so với chi phí cho việc chữa bệnh bằng thuốc khác mà hiệu quả rất tốt, ít có những tác động phụ của thuốc.

Người dân địa phương đi lên rừng lấy cây thuốc về bán cho các đại lý thu mua cây thuốc cũng góp phần nâng cao thu nhập cho gia đình, tranh thủ được thời gian rảnh rỗi lúc giữa mùa vụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững​ (Trang 53 - 56)