Tình hình khai thác thực vật làm thuốc tại khu vực nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững​ (Trang 56 - 88)

4.2.2.1. Thị trường thuốc nam tại huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết hiện nay thị trường mua bán cây thuốc nam ở khu vực hết sức nhộn nhịp, các đại lý thu mua thuốc được đặt tại địa bàn các xã như: Tuấn Đạo, Long Sơn, Dương Hưu, Vân Sơn,,, thuộc huyện Sơn Động hoặc thương lái mua thuốc tìm về tận nhà người đi lấy thuốc, đôi khi họ còn chờ sẵn tại cửa rừng để mua lại thuốc của người dân. Bên cạnh đó, cứ mỗi phiên chợ quê mọi người xuống chợ đều ít nhiều mang theo cây thuốc để bán lấy tiền mua các sản phẩm thiết yếu cho gia đình họ, mỗi phiên chợ như vậy các thương lái thường mua được rất nhiều thuốc, có khi họ mang cả ôtô đến để cân hàng. Khi chúng tôi tiến hành tìm hiểu thị trường mua bán thuốc ở thị trấn An Châu (huyện Sơn Động) thì được các chủ đại lý chuyên mua bán thuốc ở đây cho biết: các chủ hàng ở các xã lân cận chuyên đi mua gom cây thuốc rồi xuống thị trấn An Châu bán lại cho các đại

49

lý thu mua lớn hơn, các đại lý thu mua cây thuốc ở An Châu gom hàng rồi tiếp tục xuất hàng cho các công ty dược, các thầy bốc thuốc nam hoặc đại lý buôn bán thuốc lớn ở các tỉnh dưới xuôi như Bắc Ninh, Hà Nội... hoặc xuất khẩu đi Trung Quốc theo các đơn đặt hàng đã kí.

4.2.2.2. Lượng thực vật làm thuốc thu hái và thu nhập của người đi thu hái, thu mua thuốc hiện nay tại khu vực

Về số lượng cây thuốc được thu hái: Chúng tôi đã tiến hành phỏng vấn một số chủ đại lý hoặc thương lái nhỏ chuyên đi thu mua hàng lẻ thì được họ rất thoải mái trò chuyện và cung cấp những thông tin rất hữu ích. Bác Lẹm, chủ đại lý Anh Tuấn chuyên mua bán thuốc nam ở thị trấn An Châu cho biết: mỗi ngày bình quân nhà bác thu mua khoảng 10 - 15 triệu đồng/ngày tiền thu mua hàng của người dân mang thuốc đến bán, cá biệt có những ngày có thể thu mua tới 30-40 triệu đồng nhưng có những ngày chỉ vài triệu hoặc ít hơn. Bác Lẹm còn cho biết thêm, ở thị trấn An Châu có 4 đại lý chuyên thu mua thuốc từ khắp các vùng lân cận, còn những người đi thu mua lẻ rồi đến bán cho các đại lý này thì rất nhiều, có đến 30-40 người, trong đó phần lớn là đến từ các nơi có nhiều thuốc bán cho họ nhất là các xã nằm trong và lân cận khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Việc thu mua ở các đại lý nhộn nhịp nhất thường vào buổi chiều, đó là khi những người đi lấy thuốc từ trên rừng trở về, các thương lái buôn thuốc sẽ chờ sẵn họ ở địa điểm quy định đó là các ngã ba, ngã tư hoặc tại nhà của họ. Những con số nói trên đã nói lên một thực tế rất thật ở nơi đây đó là nguồn tài nguyên cây thuốc đang bị khai thác với một số lượng rất lớn, lượng tài nguyên cây thuốc nói riêng và tài nguyên thực vật nói chung đang bị suy giảm nghiêm trọng. Trong số cây thuốc được khai thác mỗi ngày nói trên, một phần lớn được lấy từ rừng tự nhiên thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử. Do vậy, nếu như không có biện pháp quản lý khai thác

50

hợp lý cây thuốc kịp thời thì nguồn tài nguyên cây thuốc ở Tây Yên Tử sẽ bị suy kiệt trong thời gian sắp tới.

Thực tế đã cho thấy điều này, khi được hỏi về số lượng cây thuốc thu hái được những người dân chuyên đi thu hái cây thuốc cho biết: trước kia chỉ cần vào ngay bìa rừng là cũng có thể kiếm được nhiều cây thuốc nhưng do bây giờ cây thuốc có giá trị, nhiều người cùng đi lấy nên ở bìa rừng hiếm cây thuốc lắm, họ phải đi vào tận rừng sâu mới tìm được cây thuốc, có khi đi mất cả ngày hoặc vài ngày mới được một chuyến thuốc mang về.

Một nguyên nhân quan trọng khác cũng làm cho tình hình khai thác cây thuốc nam tại quanh khu vực ngày càng trở nên nóng bỏng đó là giá cả các mặt hàng cây thuốc. Qua điều tra thực tế, chúng tôi thu thập được giá cả một số loại cây thuốc nam được thương lái thu mua tại thời điểm hiện tại như sau:

1. Linh chi (Nấm lim) (Ganoderma lucidus (L.ex Fr.) Krarst.)

- Mua vào: Loại tươi mua vào 100.000-120.000 đồng/kg - loại thường (to nhỏ lẫn lộn, có thể bao gồm cả thể quả nấm bị gãy hay vỡ trong quá trình thu hái, vận chuyển) và 150.000 – 170.000 đồng/kg - loại đẹp (loại to, mập, còn nguyên hình dạng thể quả nấm, không vỡ hay gẫy). Loại khô mua về rồi bán lại cho khách hàng khác để ăn chênh lệch giá, giá chênh lệch có thể dao động từ 5.000 - 10.000/kg hoặc cũng có thể hơn tùy thuộc vào từng loại khách hàng như: khách hàng mua lẻ một vài kg về dùng trong gia đình, các thầy thuốc mua số lượng nhiều về làm thuốc, các công ty dược hoặc các đơn vị thu mua đi xuất khẩu với số lượng lớn...

- Bán ra: sau khi mua tươi họ tiến hành phơi khô rồi phân loại ra để bán như sau: Loại xấu (Loại 3): 300.000 đồng/kg khô; loại bình thường (Loại 2) 400.000 – 500.000 đồng/kg; loại đẹp (loại 1): 800.000 – 900.000 đồng/kg, có thời điểm lên tới 1.200.000 đồng/kg vì khan hiếm hàng.

51

2. Ba kích (Morinda officinalis How)

- Mua vào: 170.000 – 250.000 đ/kg tươi tùy theo chất lượng củ có to, đẹp, đều nhau hay không hoặc lẫn lộn nhiều loại để mua theo giá chung (mua vo).

- Bán ra: sau khi phơi khô có giá khoảng 600.000 – 700.000đ/kg 3. Sâm nam (Millettia speciosa Champ. ex Benth.)

- Mua vào: 70.000 - 75.000 đ/kg củ tươi, 10.000 đ/kg dây tươi.

- Bán: bán buôn có giá 75.000 - 77.000 đ/kg củ tươi, 12.000 – 13.000 đ/kg dây tươi

4. Chuối rừng (Musa uranoscopos Lour.)

- Bán: 120.000 – 150.000 đ/kg sau khi thái nhỏ, phơi khô 5. Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.)

- Mua vào: 12.000 – 15.000đ/kg củ tươi

- Bán: tùy vào đối tượng khách hàng mà giá dao động 18.000 - 20.000 đ/kg tươi

6. Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.) - Mua vào: 5.000 đ/kg thân loại tươi

- Bán: bán buôn lại giá 7.000 - 8.000 đ/kg loại tươi 7. Hà thủ ô trắng (Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.)

- Mua vào: 20.000đ/kg rễ củ tươi

- Bán: sau khi phơi khô bán 150.000 – 200.000đ/kg 8. Dứa dại (Pandanus tonkinensis Mart. ex Stone)

- Mua vào: 20.000 đ/kg

- Bán ra: sau khi thái nhỏ, phơi khô có giá 150.000 - 200.000 đ/kg 9. Lá khôi (Ardisia sylvestris Pitard)

- Mua vào: 38.000 đ/kg tươi

52

Về thu nhập của người đi lấy thuốc: do số lượng cây thuốc trên rừng đã bị suy giảm nên thu nhập của họ mỗi ngày cũng biến đổi liên tục. Theo họ, nếu đi rừng mà "gặp may" bắt gặp được nhiều cây thuốc thì thu nhập rất khá, khoảng 300.000 - 500.000 đồng/ngày, có khi tiền triệu, nhưng nếu "không gặp may" thì chỉ được 50.000 - 100.000 đồng/ngày. Tuy nhiên, nếu tính bình quân lại các ngày thì thu nhập của họ từ việc đi rừng kiếm cây thuốc còn cao hơn rất nhiều so với việc làm ruộng ở nhà. Do đó họ vẫn kéo nhau đi tìm cây thuốc, nhất là lúc nông nhàn, người đi tìm cây thuốc càng nhiều, cá biệt có một số người quanh năm thường xuyên đi vào rừng hái thuốc và họ coi đó là một cách kiếm sống trực tiếp. Tài nguyên cây thuốc ở Tây Yên Tử cứ thế mất đi từng ngày.

4.2.2.3. Các loài thực vật làm thuốc chủ yếu người dân địa phương thường xuyên khai thác

Những cây thuốc mà các thầy thuốc hoặc người dân địa thường xuyên sử dụng để chữa trị cho người bệnh và các thành viên trong gia đình thì rất nhiều, có thể nói là bệnh nào thì đi tìm những cây thuốc đó. Tuy nhiên, việc đi khai thác cây thuốc để bán ra cho các thương lái hoặc các đại lý thu mua cây thuốc lại phải căn cứ vào loại cây thuốc mà họ cần thu mua, tức là nhu cầu của thị trường cây thuốc. Bên cạnh đó, số lượng thu mua và giá cả cũng là những yếu tố cần tính đến. Tất cả những yếu tố đó sẽ được người dân tổng hợp lại và tính toán xem việc đi lấy cây thuốc sẽ mang lại thu nhập như thế nào cho họ nếu đem so sánh với công sức mà họ bỏ ra. Vì theo họ cho biết công việc đi rừng lấy thuốc rất vất vả mà thu nhập lại rất bấp bênh.

Từ kết quả điều tra phỏng vấn các các đại lý thu mua cây thuốc nam, các hộ gia đình sử dụng thuốc nam và điều tra thực địa, chúng tôi đã tổng kết và đưa ra danh sách một số loài cây thuốc mà người dân thường xuyên khai thác như sau:

53

Bảng 4.7: Các loài thực vật làm thuốc thường xuyên khai thác

STT Tên phổ thông Tên khoa học Bộ phận khai thác

1 Linh chi Ganoderma lucidus (L.ex Fr.) Krarst.

Thể quả nấm

2 Ba kích Morinda officinalis How Rễ, củ

3 Hoàng đằng Fibraurea tinctoria Lour. Thân, rễ 4 Sâm nam Millettia speciosa Champ. ex

Benth.

Thân, củ

5 Huyết đằng Sargentodoxa cuneata (Oliv.) Rehd. et Wils

Thu hái thân cây quanh năm 6 Dứa rừng Pandanus tonkinensis Mart. ex

Stone

Đọt non, rễ, quả

7 Thổ phục Linh Smilax glabra Roxb. Củ

8 Chè rừng Camellia caudata Wall. Thân, lá

9 Chanh rừng Atalantia buxifolia (Poir.) Oliv. Cành, lá

10 Chuối rừng Musa uranoscopos Lour. Lõi thân, củ, hoa, quả

11 Hà thủ ô trắng Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.

Rễ, củ, lá

12 Nhân trần Adenosma cerulea R. Br. Cả cây

13 Gừng gió Zingiber zerumbet (L.) Sm. Củ, lá

14 Hoàng tinh trắng

Disporopsis longifolia Craib Thân, rễ, củ

54

Trên đây là danh sách các loài thực vật làm thuốc chủ yếu được người dân khai thác để đem bán cho những người thu mua hoặc các đại lý. Đây đều là các loại thuốc quý và có giá trị thương mại cao trên thị trường. Do đó, chúng được khai thác với số lượng lớn, vì vậy mà số lượng đã bị suy giảm nghiêm trọng. Điển hình cho việc suy giảm này là các loài như: Linh chi (Ganoderma lucidus (L.ex Fr.) Krarst), Ba kích (Morinda officinalis How), Hoàng đằng (Fibraurea tinctoria Lour.), Sâm nam (Millettia speciosa Champ. ex Benth.), Thổ phục linh (Smilax glabra Roxb.), Sa nhân (Amomum

xanthioides Wall.).

Xét về mặt tổng thể, nếu đem so sánh 15 loài cây được khai thác nói trên với tổng số loài thực vật làm thuốc được điều tra là 293 loài thì chúng chỉ chiếm một tỉ lệ rất khiêm tốn, tương ứng 5,1%. Nhưng xét về mặt giá trị nguồn gen thì đây lại là những loài cây thuốc quý hiếm, số lượng đang bị suy giảm nghiêm trọng và cần được nghiên cứu bảo tồn. Mặt khác, việc khai thác các loài cây này sẽ gây ảnh hưởng không chỉ đến tài nguyên cây thuốc mà còn tạo ra một ảnh hưởng tiêu cực đó là nhiều người dân đổ xô đi tìm cây thuốc quý về bán. Điều này làm cho công tác bảo tồn và phát triển rừng của khu bảo tồn gặp nhiều khó khăn, khó quản lý.

4.2.3. Kinh nghiệm sử dụng thực vật làm thuốc trong chữa trị bệnh của cộng đồng dân tộc tại khu vực nghiên cứu

Với một nền y học dân gian khá phát triển, cùng với vốn thực vật làm thuốc đa dạng, sự đa dạng về kinh nghiệm trong việc sử dụng thuốc chữa bệnh của các dân tộc khác nhau trên địa bàn, trong những năm qua, kinh nghiệm sử dụng cây thuốc nam để chữa bệnh của người dân nơi đây đã đóng

55

một vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người dân không chỉ trong vùng mà còn các vùng khác.

Kinh nghiệm sử dụng thực vật làm thuốc chữa bệnh của người dân quanh khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử là sự tổng hòa kinh nghiệm của 05 dân tộc: Kinh, Tày, Dao, Cao lan, Sán chí. Mặt khác, thông qua sự phát triển của ngành y học hiện đại người dân cũng tiếp thu được thêm những kinh nghiệm để bổ sung và làm giàu thêm vốn kiến thức về cây thuốc cũng như hiệu quả chữa trị bệnh bằng việc kết hợp giữa Đông y và Tây y.

Thông qua việc điều tra phỏng vấn các thầy thuốc cũng như các hộ gia đình thường xuyên sử dụng thuốc nam và điều tra thực địa, chúng tôi thu nhận được một số kinh nghiệm sử dụng thuốc trong chữa trị bệnh của người dân trong vùng như sau:

4.2.3.1. Kinh nghiệm trong việc sử dụng thực vật làm thuốc chữa bệnh

Từ bao đời nay cuộc sống của người dân nơi đây đã gắn liền với thiên nhiên, với rừng núi, ruộng đồng, cây cỏ. Các loài cây thuốc dường như là một phần tất yếu trong cuộc sống của họ. Do đó mà họ rất am hiểu về các loài thực vật làm thuốc cả về đặc điểm hình thái cũng như về công dụng chữa bệnh của chúng. Dưới đây là một số nhóm bệnh mà người dân trong khu vực hay dùng thuốc để chữa trị:

56

Bảng 4.8: Các nhóm bệnh chính thường xuyên được người dân địa phương chữa trị bằng thuốc nam

STT Công dụng Số loài Tỉ lệ (%)

1 Bệnh ngoài da 89 30,37

2 Hệ bài tiết (thận, tiết liệu, gan) 69 23,54

3 Đường tiêu hóa 67 22,86

4 Bệnh đường hô hấp 57 19,45 5 Xương khớp 53 18,08 6 Cảm cúm, sốt 47 16,04 7 Bệnh phụ nữ, nam giới 36 12,28 8 Vết thương hở 32 10,92 9 Thần kinh 28 9,55 10 Thuốc bổ 23 7,84 11 Giải nhiệt 19 6,48 12 Chữa động vật, côn trùng cắn 18 6,14 13 Giải độc, rượu 10 3,41 14 Răng miệng 10 3,41 15 Giun, sán 9 3,07 16 Huyết áp 5 1,70 17 Bệnh về máu 5 1,70 18 Bệnh về mắt 6 2,04 19 Trẻ em 4 1,36 20 Ung thư 3 1,02 21 Biếu cổ 1 0,34 22 Tim 1 0,34

57

Từ kết quả ở bảng 4.8 cho thấy: kinh nghiệm trong việc sử dụng thực vật làm thuốc để điều trị bệnh của người dân ở đây rất đa dạng, phong phú, có tới 22 nhóm bệnh chính thường xuyên được chữa trị bằng thuốc nam. Ngoài ra, còn nhiều nhóm bệnh khác tương tự hoặc có những mối liên quan nhất định cũng được chữa trị bằng cây thuốc nam. Trong đó, nhóm bệnh có số lượng cây thuốc chữa trị nhiều nhất là nhóm bệnh ngoài da (ghẻ lở, hắc lào, mun nhọn, mẩn ngứa...) với 89 loài, chiếm 30,37% tổng số loài điều tra. Đây là nhóm bệnh nhạy cảm, dễ gặp phải, nhất là đối với những người nông dân quanh năm lam lũ, luôn tiếp xúc với nhiều yếu tố như: nước, đất, thuốc trừ sâu, phân bón, sinh vật lạ...cộng với đó là điều kiện ăn ở thiếu thốn nhiều khi chưa đảm bảo vệ sinh. Do đó mà nhóm bệnh này cũng được người dân quan tâm và tìm kiếm nhiều loại thuốc chữa trị. Tiếp đến là các nhóm bệnh bài tiết 69 loài (23,54%), tiêu hóa 67 loài (22,86%), Hô hấp 57 loài (19,45%), Xương khớp 53 loài (18,08%). Đây là các nhóm bệnh rất quan trọng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe và khả năng lao động của con người. Do vậy, các loài cây được dùng để chữa trị các nhóm bệnh này cũng có số lượng tương đối lớn. Tuy nhiên, vì đây là các nhóm bệnh nằm bên trong cơ thể, cách chữa trị phức tạp và đòi hỏi rất cẩn thận mới mong khỏi bệnh nên các cây thuốc cũng được người dân lựa chọn hết sức kĩ càng và cẩn thận nên số lượng các loài cây thuốc chữa bệnh trong nhóm này ít hơn số lượng cây thuốc chữa nhóm bệnh ngoài da.

Các nhóm bệnh còn lại có số lượng các loài cây thuốc ít hơn nhưng hiệu quả mà chúng mang lại cũng rất tốt, góp phần chăm sóc sức khỏe người dân. Qua đây chúng tôi cũng thấy được nỗ lực tìm tòi cây thuốc để chữa trị bệnh của người dân là rất lớn.

58

4.2.3.2. Kinh nghiệm trong phương pháp trị bệnh

Hầu hết các thầy thuốc đều cho rằng: nguyên nhân gây ra bệnh là do mất cân bằng trong cơ thể, việc mất cân bằng này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau đến từ bên ngoài hoặc bên trong cơ thể. Các nguyên nhân đến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững​ (Trang 56 - 88)