a. Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông liên xã hiện nay của huyện Lục Nam, Sơn Động chưa phát triển, có đường ô tô cấp phối đến trung tâm xã, đường gập gềnh, nhỏ hẹp, nhiều ổ gà. Rất khó khăn cho việc đi lại trên con đường này, nhất là vào mùa mưa.
Vị trí của khu BTTN Tây Yên Tử đặt tại thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, đường đi lại tới một số xã trong khu Bảo tồn xa. Từ trụ sở làm việc của khu BTTN Tây Yên Tử đi đến cuối xã An Lạc, huyện Sơn Động dài hơn 50km, đi qua nhiều xã của Hạt kiểm lâm Sơn Động quản lý.
b. Thuỷ lợi
Hệ thống thủy lợi của các xã trong khu BTTN đã và đang từng bước được củng cố và phát triển. Các công trình thủy lợi hiện nay chủ yếu là các công trình được xây dựng trong chương trình 135.
c. Đường điện
Toàn bộ 05 xã: An Lạc, Lục Sơn, Thanh Luận, Thanh Sơn và Tuấn Mậu đều đã có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên còn nhiều hộ gia đình trong xã chưa được sử dụng điện lưới. Đường dây tải điện trong khu vực còn yếu, và thường xảy ra mất điện.
d. Y tế, giáo dục
Y tế: Toàn vùng có 2 bệnh viện huyện và các trạm y tế xã, mỗi trạm đều có 3-4 người y, bác sĩ hay hộ lý và các thôn đều có y tá thôn. Nhưng do khó khăn về cơ sở hạ tầng vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn về thuốc men,
37
điều kiện về vệ sinh không được đảm bảo và đội ngũ cán bộ y tế có năng lực và chuyên môn cao còn thiếu. Hoạt động chủ yếu của các trạm y tế chỉ đáp ứng chữa trị một số bệnh thông thường và chỉ là nơi giáo dục, tuyên truyền để giúp cho bà con chống lại các bệnh dịch.
Các loại bệnh phổ biến trong vùng là bệnh đường ruột, bệnh đau mắt, bệnh da liễu, các loại bệnh đường hô hấp…
Giáo dục: Hệ thống giáo dục hầu hết của các xã đã được nâng cấp. Tuy nhiên ở một số cộng đồng người Dao, Cao Lan chưa chú trọng nhiều đến việc học tập. UBND xã và cán bộ giáo viên đã xuống tận thôn vào hộ gia đình đã vận động, giải thích cho con em họ đi học trở lại. Tuy nhiên tình trạng bỏ học vẫn thường xảy ra.
Chương trình 135 của Chính phủ và dự án của Ngân hàng thế giới (WB) đã xây dựng các phòng học kiên cố tại các xã, tập trung cho hộ nghèo, vốn tín dụng, nước sạch. Người dân địa phương cũng đóng góp để thực hiện các chương trình này. Hội phụ nữ tham gia quản lý. Trang thiết bị phục vụ học tập như: bàn, ghế, bảng học rất xộc xệch, giáo cụ còn thiếu thốn, nhất là các xã đặc biệt khó khăn như An Lạc, Tuấn Mậu.
Đội ngũ giáo viên còn thiếu. Tỷ lệ giáo viên người dân tộc địa phương còn khiêm tốn, và nếu có thì phân bố không đều ở các cấp học. Chủ yếu là giáo viên các lớp mầm non và cấp I. Số giáo viên dạy cấp II, cấp III thường là các thầy cô giáo ở tỉnh, huyện và từ miền xuôi lên công tác. Nhưng do điều kiện thiếu thốn về chỗ ở, thiếu thông tin nên nhiều thầy cô không thật sự yên tâm công tác, khiến họ không tập trung hết sức cho học sinh và phấn đấu chuyên môn.
38
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU