Phương pháp đánh giá mức độ đe doạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững​ (Trang 36)

Chúng tôi dựa trên các tài liệu đã ban hành về sự nguy cấp của thực vật để đánh giá mức độ bị đe doạ của các loài thực vật có giá trị làm thuốc. Các tài liệu đó gồm: Sách Đỏ Việt Nam (2007) [9]; Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam; Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm [14]. Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào tình hình khai thác và sử dụng cây thuốc tại địa phương để chỉ ra các loài có nguy cơ bị đe doạ trong khu vực nghiên cứu.

29

Chương 3

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN - KINH TẾ XÃ HỘI 3.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1. Vị trí địa lý

Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có diện tích là 13.022,7 ha, trong đó tổng diện tích do BQL quản lý là 23.797,7 ha gồm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản xuất ngoài vùng đệm. Khu bảo tồn gồm 2 phân khu riêng biệt là Yên Tử (có diện tích khoảng 7,700 ha được thành lập năm 2002) và Khe Rỗ (có diện tích khoảng 5,300 ha được thành lập năm 1994), cách nhau 10km gồm rừng đầu nguồn và rừng sản xuất của xã quản lý.

Khu bảo tồn nằm trên diện tích hành chính của 05 xã, thị trấn là An Lạc, Thanh Luận, Thanh Sơn, Tuấn Mậu huyện Sơn Động và xã Lục Sơn huyện Lục Nam.

Khu Bảo tồn giới hạn từ 21o09’ đến 21o13’ vĩ độ Bắc, từ 106o33’ đến 107o02’ kinh độ Đông. Do đặc điểm địa hình đã hình thành khu hệ động thực vật đa dạng và phong phú.

Khu bảo tồn có:

+ Phía Bắc giáp các xã: Hữu Sản, Vân Sơn, Bồng Am, Tuấn Đạo (huyện Sơn Động) và xã Bình Sơn (huyện Lục Nam), tỉnh Bắc Giang.

+ Phía Đông giáp các xã: Lâm Ca (huyện Đình Lập), tỉnh Lạng Sơn, xã Long Sơn (huyện Sơn Động), tỉnh Bắc Giang, xã Lương Mông (huyện Ba Chẽ) và xã Tân Dân (huyện Hoành Bồ), tỉnh Quảng Ninh.

+ Phía Nam giáp các xã: Dương Hưu (huyện Sơn Động), tỉnh Bắc Giang, xã Thượng Yên Công, Phường Vàng Danh (Thị xã Uông Bí), xã Bình Khê và Tràng Lương (huyện Đông Triều), tỉnh Quảng Ninh.

+ Phía Tây giáp các xã: An Châu, An Lập, Lệ Viễn (huyện Sơn Động) và xã Trường Sơn (huyện Lục Nam), tỉnh Bắc Giang.

30

3.1.2. Địa hình

Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử nằm trong lưu vực Yên Tử Tây, được

bao bọc bởi dãy Yên Tử thuộc cánh cung Đông Triều, có đỉnh núi Yên Tử cao 1.068m. Địa thế thấp dần từ Đông Nam sang Tây Bắc. Địa hình đá vôi cao dốc, chia cắt phức tạp với nhiều vách đá dựng đứng, khu vực giáo ranh tỉnh Quảng Ninh có độ dốc bình quân 35-400. Với địa hình đa dạng như vậy, Khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử có những khu vực còn tương đối nguyên vẹn với một quần thể sinh vật phong phú, đa dạng.

3.2. Dân sinh kinh tế - xã hội

3.2.1. Tình hình dân sinh, dân tộc

Dân số sinh sống ở khu vực giáp ranh và bên trong khu BTTN là 21.310 người. Các dân tộc chủ yếu là Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Sán Chí. Trình độ dân trí thấp, kỹ thuật canh tác lạc hậu, đời sống kinh tế khó khăn nên họ sống phụ thuộc nhiều vào rừng và các sản phẩm từ rừng. Điều này là đặc biệt đúng đối với các hộ dân nghèo ở vùng sâu vùng xa, những người có thể phải sống thiếu ăn 4 tháng trong năm. Những áp lực về sinh kế trên địa bàn này đang tạo ra một sức ép lớn đối với tài nguyên của khu bảo tồn và có tác động tiêu cực đối với tài nguyên thiên nhiên khu BTTN. Chính vì vậy, khu BTTN Tây Yên Tử đánh giá nhu cầu bảo tồn và kế hoạch các hoạt động trình tự ưu tiên, trình lên Quỹ bảo tồn rừng đặc dụng Việt Nam xin hỗ trợ kinh phí nhằm làm giảm thiểu sự tác động của cộng đồng vào tài nguyên thiên nhiên KBT.

Dân tộc: Có 5 dân tộc chính đang sinh sống trong vùng đệm và bên trong khu bảo tồn là: Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, Sán Chí, chiếm 98,8%. Các dân tộc khác chỉ chiếm một số lượng rất ít (1,2% tổng dân số).

31

Biểu 3.1: Thành phần dân tộc sinh sống trong khu vực

TT Tên dân tộc Số khẩu (người) Tỉ lệ (%)

1 Kinh 12.509 58,7 2 Tày 4.752 22,3 3 Dao 3.154 14,8 4 Cao Lan 341 1,6 5 Sán Chí 298 1,4 6 Các dân tộc khác 256 1,2 Tổng cộng 21.310 100

Dân số và lao động: Dân số nằm trong vùng đệm KBT có 757 hộ với 3.815 nhân khẩu. Dân số phân bố tương đối đồng đều giữa các xã trong khu vực. Biểu 3.2: Mật độ và dân số các xã TT Đơn vị hành chính (xã) Diện tích tự Nhiên (km2) Số khẩu (người) Tỷ lệ (%) Mật độ (người/km2) 1 An Lạc 119,61 3.436 16,1 29 2 Thanh Luận 49,08 3.705 17,4 75 3 Thanh Sơn 19,81 4.136 19,4 209 4 Tuấn Mậu 54,89 3.104 14,6 57 5 Lục Sơn 96,68 6.929 32,5 72 Tổng 340,07 21.310 100

Số lượng nhân khẩu tập trung đông nhất ở các xã Lục Sơn, huyện Lục Nam, xã An Lạc, Thanh Luận và thị trấn Thanh Sơn huyện Sơn Động chiếm 85,4%, cho thấy sức ép của người dân từ các xã này vào rừng là rất lớn. Trung bình mỗi hộ gia đình có từ 4 –5 người. Như vậy các gia đình có con thứ 3 thứ 4 vẫn còn phổ biến, có thể tạo ra thêm áp lực về dân số và giải quyết việc làm trong những năm tiếp theo.

32

Lực lượng lao động và sự phân bố lao động theo giới trong 05 xã thuộc tại khu BTTN thống kê tại biểu sau:

Biểu 3.3: Lao động và phân bố lao động của các xã

Đơn vị hành chính Tổng số Nam Nữ Số người Tỉ lệ (%) Số người Tỉ lệ (%) An Lạc 3.436 1.745 50,8 1.691 49,2 Thanh Luận 3.705 1.845 49,8 1.860 50,2 Thanh Sơn 4.136 2.076 50,2 2.060 49,8 Tuấn Mậu 3.104 1.605 51,7 1.499 48,3 Lục Sơn 6.929 3.423 49,4 3.506 50,6 Tổng 21.310 10.695 10.615

Lực lượng lao động trong khu vực phần lớn là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng cây công nghiệp. Diện tích trồng lúa chủ yếu 2 vụ trên năm, một số diện tích trên cao trồng vải thiều, sắn. Tính trung bình, thu nhập của người dân địa phương còn thấp.

Một số ít trong số lao động này làm trong các lĩnh vực khác như giáo dục, y tế, dịch vụ, công nhân khai thác mỏ than, công nhân nhà máy Nhiệt điện. Với lực lượng lao động nhiều nhưng cơ cấu ngành nghề khá đơn điệu (chủ yếu là sản xuất nông nghiệp theo mùa vụ, năng suất lao động thấp) dẫn đến dư thừa lao động và nhiều thời gian nông nhàn gây thêm sức ép đến tài nguyên rừng. Bên cạnh đó việc phát triển kinh tế bằng chăn nuôi gia súc theo phương thức thả tự do vào rừng cũng là nguy cơ đe dọa nghiêm trọng đối với đa dạng sinh học ở khu BTTN Tây Yên Tử.

33

3.2.2. Tình hình kinh tế

a. Thực trạng các ngành kinh tế chủ yếu:

Biểu 3.4: Các loại đất đai trong khu vực Tổng (ha) Đất Nông nghiệp Đất Lâm nghiệp Đất trồng cây Công nghiệp Đất khác An Lạc 11.961 469 11.216 16 260 Thanh Luận 4.908 135 4.352 58 363 Thanh Sơn 1.981 842 677 43 419 Tuấn Mậu 5.489 445 4860 110 74 Lục Sơn 9.668 637 8.208 658 165 Tổng 34.007 2.528 29.313 885 1.281

Từ số liệu trên ta thấy, diện tích đất lâm nghiệp trong vùng khá lớn, bằng 29.313 ha, chiếm 86% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua đó ta thấy rằng vai trò của hoạt động sản xuất lâm nghiệp là khá lớn trong chiến lược phát triển kinh tế vùng. Đất nông nghiệp của 05 xã là 2.528 ha, chiếm 7,4% tổng diện tích tự nhiên. Như vậy đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá thấp và phân bố không đồng đều, nơi có nhiều đất nông nghiệp nhất là thị trấn Thanh Sơn (huyện Sơn Động) 842 ha, xã có ít là Thanh Luận (huyện Sơn Động) 135 ha. Đất sản xuất cây công nghiệp (Vải thiều, Trám, Sắn, Chè,…) chiếm 2,6% phân bố không tập trung. Chưa được quy hoạch sử dụng đất dài hạn, phần lớn là sản xuất tự phát với trình độ sản xuất lạc hậu, dẫn đến năng suất cây trồng thấp hiện nay.

b. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ đạo của 2 huyện chính trong khu vực khu BTTN Tây Yên Tử. Nhưng với diện tích gieo trồng còn

34

nhỏ hẹp, năng suất cây trồng thấp nên đời sống của người dân chỉ dựa vào nông nghiệp là rất khó khăn. Năng suất bình quân đầu người chỉ đạt 180 kg lương thực/người/năm.

Sản xuất cây công nghiệp như chè, sắn, ngô đang được coi là một giải pháp xoá đói giảm nghèo của nhân dân trong khu BTTN. Nhưng với quỹ đất hạn hẹp, chưa có quy hoạch nên sản xuất còn diễn ra manh mún và tự phát cùng với kỹ thuật canh tác lạc hậu nên năng suất cây trồng không cao. Bên cạnh đó, đầu ra của sản phẩm không ổn định là một trong những nguyên nhân khiến cho người dân không chuyên tâm vào sản xuất, đầu tư giống mới có năng suất cao.. .

Ngoài các loài cây trồng chính như đã nêu trong khu vực còn có một số loài cây trồng khác chiếm diện tích đáng kể như rau, đậu, vừng, lạc…

c. Sản xuất công nghiệp

Trong vùng khu BTTN khá thuận lợi cho việc mở rộng thêm việc sản xuất cây công nghiệp. Tuy nhiên trong cả 02 huyện chưa có nhà máy chế biến nào. Các sản phẩm gồm sắn, ngô, lạc, vừng, vải thiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ và một ít để bán.

d. Chăn nuôi, Thuỷ sản

Chăn nuôi: Do có thuận lợi về diện tích rừng rộng lớn, đồi núi thấp nhiều, thành phần loại thức ăn phong phú thích hợp với việc chăn nuôi đại gia súc vì vậy chăn nuôi trâu, bò khá phát triển trong vùng. Phương thức chăn nuôi chủ yếu theo tập quán chăn dắt, chỉ có rất ít chăn dắt theo tập quán thả rông trong rừng, khi cần mới được tìm về. Gia cầm chủ yếu là gà, vịt, ngan được nuôi ở quanh nhà. Bình quân mỗi gia đình nuôi từ 1-2 con lợn, 1-2 con trâu hoặc bò, một số gia đình có tới 5-8 con trâu, bò.

Chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của đồng bào trong khu BTTN, chăn nuôi trâu bò không những cung cấp nguồn thức ăn tại

35

chỗ mà còn cung cấp sức kéo cũng như phân bón cho sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng cũng như việc cải tạo đồng ruộng. Tuy nhiên các bên liên quan tham gia xây dựng Báo cáo tham vấn xã hội và Đánh giá nhu cầu bảo tồn cho rằng phương thức nuôi thả tự do gia súc vào rừng đang gây ra những mối nguy hại cho đa dạng sinh học của khu BTTN.

- Thuỷ sản: hệ thống sông, suối không nhiều, do đó nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản ít phát triển trong khu vực. Trung bình ước tính mỗi năm người dân trong vùng khai thác từ 1-2 tấn cá các loại cùng với nhiều loại thuỷ sản khác như tôm, ốc, ếch…từ các sông suối trong vùng phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho người dân.

e. Sản xuất lâm nghiệp

Trong phạm vi khu BTTN có 1 BQL rừng phòng hộ Sơn Động và 2 Lâm trường quốc doanh là Lâm trường Mai Sơn và Công ty lâm nghiệp Sơn Động. Các hoạt động chủ yếu của các Lâm trường này là bảo vệ, tu bổ làm giầu rừng, khai thác và trồng rừng. Những năm qua người dân khuBTTN đã thực hiện các chương trình theo Nghị định 01/CP (các lâm trường giao khoán rừng và đất rừng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình công nhân viên chức và hộ nông dân trên địa bàn) và Nghị định 02/CP của Chính phủ (Giao lại cho chính quyền địa phương những diện tích không sử dụng để giao cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác sử dụng). Trong các chương trình 327, chương trình 661 người dân đã tham gia trực tiếp vào các dự án trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, nhận khoán bảo vệ rừng trên diện tích đất khu BTTN dưới danh nghĩa của các lâm trường.

Các hoạt động tham gia quản lý bảo vệ rừng:

Trong năm 2009 Hạt Kiểm lâm khu BTTN cùng với chính quyền địa phương các xã trong khu BTTN tổ chức được 88 cuộc họp dân ở các thôn bản trong khu vực khu BTTN để triển khai tuyên truyền các văn bản liên quan về

36

công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và ký các cam kết bảo vệ rừng với các thôn bản.

3.2.3. Một số mặt khác a. Giao thông vận tải a. Giao thông vận tải

Mạng lưới giao thông liên xã hiện nay của huyện Lục Nam, Sơn Động chưa phát triển, có đường ô tô cấp phối đến trung tâm xã, đường gập gềnh, nhỏ hẹp, nhiều ổ gà. Rất khó khăn cho việc đi lại trên con đường này, nhất là vào mùa mưa.

Vị trí của khu BTTN Tây Yên Tử đặt tại thị trấn Thanh Sơn, huyện Sơn Động, đường đi lại tới một số xã trong khu Bảo tồn xa. Từ trụ sở làm việc của khu BTTN Tây Yên Tử đi đến cuối xã An Lạc, huyện Sơn Động dài hơn 50km, đi qua nhiều xã của Hạt kiểm lâm Sơn Động quản lý.

b. Thuỷ lợi

Hệ thống thủy lợi của các xã trong khu BTTN đã và đang từng bước được củng cố và phát triển. Các công trình thủy lợi hiện nay chủ yếu là các công trình được xây dựng trong chương trình 135.

c. Đường điện

Toàn bộ 05 xã: An Lạc, Lục Sơn, Thanh Luận, Thanh Sơn và Tuấn Mậu đều đã có điện lưới quốc gia. Tuy nhiên còn nhiều hộ gia đình trong xã chưa được sử dụng điện lưới. Đường dây tải điện trong khu vực còn yếu, và thường xảy ra mất điện.

d. Y tế, giáo dục

Y tế: Toàn vùng có 2 bệnh viện huyện và các trạm y tế xã, mỗi trạm đều có 3-4 người y, bác sĩ hay hộ lý và các thôn đều có y tá thôn. Nhưng do khó khăn về cơ sở hạ tầng vật chất còn nghèo nàn, thiếu thốn về thuốc men,

37

điều kiện về vệ sinh không được đảm bảo và đội ngũ cán bộ y tế có năng lực và chuyên môn cao còn thiếu. Hoạt động chủ yếu của các trạm y tế chỉ đáp ứng chữa trị một số bệnh thông thường và chỉ là nơi giáo dục, tuyên truyền để giúp cho bà con chống lại các bệnh dịch.

Các loại bệnh phổ biến trong vùng là bệnh đường ruột, bệnh đau mắt, bệnh da liễu, các loại bệnh đường hô hấp…

Giáo dục: Hệ thống giáo dục hầu hết của các xã đã được nâng cấp. Tuy nhiên ở một số cộng đồng người Dao, Cao Lan chưa chú trọng nhiều đến việc học tập. UBND xã và cán bộ giáo viên đã xuống tận thôn vào hộ gia đình đã vận động, giải thích cho con em họ đi học trở lại. Tuy nhiên tình trạng bỏ học vẫn thường xảy ra.

Chương trình 135 của Chính phủ và dự án của Ngân hàng thế giới (WB) đã xây dựng các phòng học kiên cố tại các xã, tập trung cho hộ nghèo, vốn tín dụng, nước sạch. Người dân địa phương cũng đóng góp để thực hiện các chương trình này. Hội phụ nữ tham gia quản lý. Trang thiết bị phục vụ học tập như: bàn, ghế, bảng học rất xộc xệch, giáo cụ còn thiếu thốn, nhất là các xã đặc biệt khó khăn như An Lạc, Tuấn Mậu.

Đội ngũ giáo viên còn thiếu. Tỷ lệ giáo viên người dân tộc địa phương còn khiêm tốn, và nếu có thì phân bố không đều ở các cấp học. Chủ yếu là giáo viên các lớp mầm non và cấp I. Số giáo viên dạy cấp II, cấp III thường là các thầy cô giáo ở tỉnh, huyện và từ miền xuôi lên công tác. Nhưng do điều kiện thiếu thốn về chỗ ở, thiếu thông tin nên nhiều thầy cô không thật sự yên tâm công tác, khiến họ không tập trung hết sức cho học sinh và phấn đấu chuyên môn.

38

Chương 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Tính đa dạng của thực vật làm thuốc tại khu Bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang. Yên Tử, tỉnh Bắc Giang.

4.1.1. Đa dạng về các bậc taxon thực vật làm thuốc

Qua quá trình điều tra thực địa, điều tra trong nhân dân, kết hợp với việc tra cứu công dụng của cây theo các tài liệu về cây thuốc, chúng tôi đã xác định được tại khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tây Yên Tử có 293 loài thuộc 240 chi, 105 họ, trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch và 01 lớp nấm có tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững​ (Trang 36)