Đa dạng về các bậc taxon thực vật làm thuốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững​ (Trang 46 - 50)

Qua quá trình điều tra thực địa, điều tra trong nhân dân, kết hợp với việc tra cứu công dụng của cây theo các tài liệu về cây thuốc, chúng tôi đã xác định được tại khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Tây Yên Tử có 293 loài thuộc 240 chi, 105 họ, trong 4 ngành thực vật bậc cao có mạch và 01 lớp nấm có tác dụng làm thuốc.

Kết quả cụ thể được trình bày cụ thể trong phụ lục 01 Danh lục thực vật làm thuốc và bảng 4.1. tổng hợp dưới đây.

Bảng 4.1: Thành phần các taxon thực vật làm thuốc tại khu BTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang

TT Ngành/Lớp Họ Chi Loài Sl % Sl % Sl % 1 Lớp Nấm – Mycophyta 2 1,90 2 0,83 2 0,68 2 Ngành Thông đất - Lycopodiophyta 2 1,90 2 0,83 2 0,68 3 Ngành Dương xỉ - Polypodiophyta 5 4,77 7 2,92 8 2,73 4 Ngành Thông – Pinophyta 3 2,86 3 1,25 3 1,02 5 Ngành Mộc lan – Magnoliophyta - Lớp Hành (Liliopsida) - Lớp Mộc lan (Magnoliopsida) 93 22 71 88,57 20,95 67,62 225 41 185 94,16 17,08 77,08 278 46 232 94,88 15,70 79,18 Tổng 105 100 240 100 293 100

39

Qua bảng 4.1 trên, chúng tôi nhận thấy:

Trong tổng số 293 loài thực vật làm thuốc đã được xác định trong 4 ngành Thực vật bậc cao có mạch và 01 lớp nấm thì ngành Mộc lan có số lượng loài lớn nhất 278 loài, chiếm 94,88% tổng số loài. Trong ngành Mộc lan thì lớp Mộc lan chiếm ưu thế về số lượng họ (71 họ, chiếm 67,62%), về số lượng chi (185 chi, chiếm 77,08%), cũng như về số lượng loài (232 loài, chiếm 79,18%). Các ngành còn lại tuy số lượng không lớn nhưng chúng cũng góp phần làm tăng thêm tính đa dạng về số lượng thực vật làm thuốc nói chung cũng như tính đa dạng về các bậc taxon thực vật làm thuốc của khu vực nói riêng. Từ bảng trên, chúng ta nhận thấy mức độ sử dụng và sự hiểu biết về thực vật nói chung, thực vật làm thuốc nói riêng của người dân nơi đây là rất phong phú. Để có được sự hiểu biết đó là cả một quá trình lâu dài người dân sinh sống, chữa bệnh bằng cây thuốc nam và truyền lại cho các thế hệ sau. Tuy nhiên, theo người dân nơi đây, đặc biệt là các ông lang, bà mế có kinh nghiệm bốc thuốc lâu năm thì con số này trên thực tế còn lớn hơn nữa. Vì theo họ giải thích thì giới hạn hiểu biết về cây thuốc của mỗi người lấy thuốc là không giống nhau, mặt khác do một số nguyên nhân khách quan mà dẫn đến không thể thu thập được hết số lượng cây thuốc trên địa bàn được.

Trong số 105 họ đã được xác định, chúng tôi đã thống kê được 21 họ có từ 5 loài trở lên, với 157 loài (chiếm 53,58%). Các họ giàu loài được sử dụng như: Họ Cúc (Asteraceae) 19 loài; họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) 17 loài; họ Cam (Rutaceae) 11 loài; họ Dâu tằm (Moraceae) 11 loài; họ Cỏ (Poaceae) 9 loài...

Để đánh giá được mức độ đa dạng về bậc họ của thực vật làm thuốc tại khu vực chúng tôi sử dụng công thức tính sau:

40

P%= *100

N n

( của Tolmachov A.L., 1974)

Trong đó:

- P%: Tỷ lệ % tổng số loài trong 10 họ có số lượng loài lớn nhất so với tổng số loài đã điều tra được

- n: Tổng số loài trong 10 họ có số loài lớn nhất

- N: Tổng số loài điều tra được trong khu vực nghiên cứu

- Nếu P%< 50% tổng số loài điều tra được, kết luận có sự đa dạng về họ

- Nếu P%> 50% tổng số loài điều tra được, kết luận không có sự đa dạng về họ.

Từ bảng tổng hợp điều tra, chúng tôi có 10 họ có số lượng loài lớn nhất được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2: Mười họ giàu loài cây thuốc nhất tại khu BTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang

TT Tên Họ Loài Chi

Số lượng Tỉ lệ % Số lượng Tỉ lệ %

1 Cúc (Asteraceae) 19 6,48 17 7,08

2 Thầu dầu (Euphorbiaceae) 17 5,8 14 5,83

3 Cam (Rutaceae) 11 3,75 8 3,33 4 Dâu tằm (Moraceae) 11 3,75 6 2,50 5 Cỏ (Poaceae) 9 3,07 9 3,75 6 Cà phê (Rubiaceae) 8 2,73 7 2,92 7 Hoa hồng (Rosaceae) 7 2,38 4 1,67 8 Gừng (Zingiberaceae) 7 2,38 5 2,08 9 Rau dền (Amaranthaceae) 7 2,38 5 2,08 10 Đậu (Fabaceae) 7 2,38 7 2,92 Tổng 103 35,15 78 34,16

Từ bảng trên, chúng ta nhận thấy: 10 họ giàu nhất có số lượng loài là 103, chiếm 35,15% so với tổng số loài cây thuốc đã được điều tra, tức tỉ lệ

41

cần so sánh P = 35,15<50%. Như vậy, khu vực điều tra có tính đa dạng về họ cây thuốc. Bên cạnh đó, tỉ lệ này về số chi P = 34,16% còn thấp hơn rất nhiều nếu đem so sánh với con số 50%. Điều này chứng tỏ các chi nằm trong số mười họ giàu loài nhất cũng rất đa dạng.

Mặt khác, để đánh giá đầy đủ tính đa dạng về các bậc taxon cây thuốc của khu vực, chúng tôi còn căn cứ vào chỉ số đa dạng ở cấp độ chi. Tiến hành thống kê 10 chi đa dạng nhất về số loài, chúng tôi có bảng sau:

Bảng 4.3: Mười chi giàu loài cây thuốc nhất tại khu BTTN Tây Yên Tử, tỉnh Bắc Giang

Stt Chi Thuộc họ Số lượng Tỉ lệ %

1 Ficus MORACEAE 6 2,04 2 Polygonum POLYGONACEAE 5 1,7 3 Camellea THEACEAE 3 1,02 4 Solanum SONALACEAE 3 1,02 5 Rosa ROSACEAE 3 1,02 6 Allium ALLIACEAE 3 1,02 7 Piper PIPERACEAE 3 1,02 8 Curcuma ZINGIBERACEAE 3 1,02 9 Euphorbia EUPHORBIACEAE 3 1,02 10 Amaranthus AMARANTHACEAE 3 1,02 Tổng 35 11,9

Qua bảng 4.3 chúng tôi thấy: tổng số loài trong 10 chi giàu loài nhất là 35 loài, chiếm 11,9% tổng số loài điều tra hay P = 11,9%. Chi giàu loài nhất là Ficus (họ Moraceae) 6 loài, tiếp theo là chi Polygonum (họ Polygonaceae) 5 loài, các chi còn lại đều có 3 loài. Nếu tính chung cho tất cả các chi thì mỗi chi thường chỉ có 1 - 2 loài, bình quân mỗi chi có 1,22 loài. Từ đó có thể thấy:

42

chi cây thuốc ở đây rất đa dạng nhưng lại nghèo về số loài trong các chi. Tuy nhiên điều đó cũng phản ánh được tính đa dạng cao của hệ thực vật làm thuốc tại khu vực.

Như vậy, qua 02 bảng 4.2 và 4.3 có thể nói: khu vực điều tra có tính đa dạng cả về họ và chi cây thuốc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững​ (Trang 46 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)