Tình hình kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững​ (Trang 41 - 44)

a. Thực trạng các ngành kinh tế chủ yếu:

Biểu 3.4: Các loại đất đai trong khu vực Tổng (ha) Đất Nông nghiệp Đất Lâm nghiệp Đất trồng cây Công nghiệp Đất khác An Lạc 11.961 469 11.216 16 260 Thanh Luận 4.908 135 4.352 58 363 Thanh Sơn 1.981 842 677 43 419 Tuấn Mậu 5.489 445 4860 110 74 Lục Sơn 9.668 637 8.208 658 165 Tổng 34.007 2.528 29.313 885 1.281

Từ số liệu trên ta thấy, diện tích đất lâm nghiệp trong vùng khá lớn, bằng 29.313 ha, chiếm 86% tổng diện tích đất tự nhiên. Qua đó ta thấy rằng vai trò của hoạt động sản xuất lâm nghiệp là khá lớn trong chiến lược phát triển kinh tế vùng. Đất nông nghiệp của 05 xã là 2.528 ha, chiếm 7,4% tổng diện tích tự nhiên. Như vậy đất nông nghiệp chiếm tỉ lệ khá thấp và phân bố không đồng đều, nơi có nhiều đất nông nghiệp nhất là thị trấn Thanh Sơn (huyện Sơn Động) 842 ha, xã có ít là Thanh Luận (huyện Sơn Động) 135 ha. Đất sản xuất cây công nghiệp (Vải thiều, Trám, Sắn, Chè,…) chiếm 2,6% phân bố không tập trung. Chưa được quy hoạch sử dụng đất dài hạn, phần lớn là sản xuất tự phát với trình độ sản xuất lạc hậu, dẫn đến năng suất cây trồng thấp hiện nay.

b. Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất nông nghiệp là một ngành kinh tế chủ đạo của 2 huyện chính trong khu vực khu BTTN Tây Yên Tử. Nhưng với diện tích gieo trồng còn

34

nhỏ hẹp, năng suất cây trồng thấp nên đời sống của người dân chỉ dựa vào nông nghiệp là rất khó khăn. Năng suất bình quân đầu người chỉ đạt 180 kg lương thực/người/năm.

Sản xuất cây công nghiệp như chè, sắn, ngô đang được coi là một giải pháp xoá đói giảm nghèo của nhân dân trong khu BTTN. Nhưng với quỹ đất hạn hẹp, chưa có quy hoạch nên sản xuất còn diễn ra manh mún và tự phát cùng với kỹ thuật canh tác lạc hậu nên năng suất cây trồng không cao. Bên cạnh đó, đầu ra của sản phẩm không ổn định là một trong những nguyên nhân khiến cho người dân không chuyên tâm vào sản xuất, đầu tư giống mới có năng suất cao.. .

Ngoài các loài cây trồng chính như đã nêu trong khu vực còn có một số loài cây trồng khác chiếm diện tích đáng kể như rau, đậu, vừng, lạc…

c. Sản xuất công nghiệp

Trong vùng khu BTTN khá thuận lợi cho việc mở rộng thêm việc sản xuất cây công nghiệp. Tuy nhiên trong cả 02 huyện chưa có nhà máy chế biến nào. Các sản phẩm gồm sắn, ngô, lạc, vừng, vải thiều, chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ và một ít để bán.

d. Chăn nuôi, Thuỷ sản

Chăn nuôi: Do có thuận lợi về diện tích rừng rộng lớn, đồi núi thấp nhiều, thành phần loại thức ăn phong phú thích hợp với việc chăn nuôi đại gia súc vì vậy chăn nuôi trâu, bò khá phát triển trong vùng. Phương thức chăn nuôi chủ yếu theo tập quán chăn dắt, chỉ có rất ít chăn dắt theo tập quán thả rông trong rừng, khi cần mới được tìm về. Gia cầm chủ yếu là gà, vịt, ngan được nuôi ở quanh nhà. Bình quân mỗi gia đình nuôi từ 1-2 con lợn, 1-2 con trâu hoặc bò, một số gia đình có tới 5-8 con trâu, bò.

Chăn nuôi đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của đồng bào trong khu BTTN, chăn nuôi trâu bò không những cung cấp nguồn thức ăn tại

35

chỗ mà còn cung cấp sức kéo cũng như phân bón cho sản xuất nông nghiệp, góp phần làm tăng năng suất cây trồng cũng như việc cải tạo đồng ruộng. Tuy nhiên các bên liên quan tham gia xây dựng Báo cáo tham vấn xã hội và Đánh giá nhu cầu bảo tồn cho rằng phương thức nuôi thả tự do gia súc vào rừng đang gây ra những mối nguy hại cho đa dạng sinh học của khu BTTN.

- Thuỷ sản: hệ thống sông, suối không nhiều, do đó nghề đánh bắt, nuôi trồng thuỷ sản ít phát triển trong khu vực. Trung bình ước tính mỗi năm người dân trong vùng khai thác từ 1-2 tấn cá các loại cùng với nhiều loại thuỷ sản khác như tôm, ốc, ếch…từ các sông suối trong vùng phục vụ nhu cầu thực phẩm hàng ngày cho người dân.

e. Sản xuất lâm nghiệp

Trong phạm vi khu BTTN có 1 BQL rừng phòng hộ Sơn Động và 2 Lâm trường quốc doanh là Lâm trường Mai Sơn và Công ty lâm nghiệp Sơn Động. Các hoạt động chủ yếu của các Lâm trường này là bảo vệ, tu bổ làm giầu rừng, khai thác và trồng rừng. Những năm qua người dân khuBTTN đã thực hiện các chương trình theo Nghị định 01/CP (các lâm trường giao khoán rừng và đất rừng ổn định lâu dài cho các hộ gia đình công nhân viên chức và hộ nông dân trên địa bàn) và Nghị định 02/CP của Chính phủ (Giao lại cho chính quyền địa phương những diện tích không sử dụng để giao cho các hộ gia đình, cá nhân và tổ chức khác sử dụng). Trong các chương trình 327, chương trình 661 người dân đã tham gia trực tiếp vào các dự án trồng rừng, chăm sóc rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng, nhận khoán bảo vệ rừng trên diện tích đất khu BTTN dưới danh nghĩa của các lâm trường.

Các hoạt động tham gia quản lý bảo vệ rừng:

Trong năm 2009 Hạt Kiểm lâm khu BTTN cùng với chính quyền địa phương các xã trong khu BTTN tổ chức được 88 cuộc họp dân ở các thôn bản trong khu vực khu BTTN để triển khai tuyên truyền các văn bản liên quan về

36

công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng và ký các cam kết bảo vệ rừng với các thôn bản.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) điều tra nghiên cứu nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc ở khu bảo tồn thiên nhiên tây yên tử, tỉnh bắc giang làm cơ sở cho công tác bảo tồn và phát triển bền vững​ (Trang 41 - 44)