Phân tích cấu trúc phần thực hành sinh học tế bào phù hợp với việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học thí nghiệm quan sát tế bào góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong dạy học sinh học 10 (THPT)​ (Trang 32 - 34)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.1. Phân tích cấu trúc phần thực hành sinh học tế bào phù hợp với việc

phát triển NL THTGS

Theo Chương trình phổ thông môn Sinh học được ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ GD và ĐT, phần Sinh học tế bào có cấu trúc như sau:

Theo Chương trình GDPT môn Sinh học được ban hành ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ GD và ĐT, phần Sinh học tế bào đi sâu nghiên cứu cấu trúc và chức năng của tế bào, từ đó làm bộc lộ những đặc trưng sống cơ bản như chuyển hóa vật chất và năng lượng, thông tin, sinh sản ở tế bào.

Phần Khái quát về tế bào được đặt đầu tiên cung cấp những tri thức khái quát về tế bào - là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống. Ở phần tiếp theo Thành phần hóa học của tế bào, cấu trúc phân tử và chức năng của các hợp chất xây dựng nên tế bào như nước, carbohydrate, lipid, protein, nucleic acid được làm rõ.

Phần Cấu trúc tế bào, mô tả cấu tạo và chức năng các thành phần, các bào quan của tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực. Từ đó, sẽ là cơ sở để HS lĩnh

hội tri thức ở phần Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào một cách dễ dàng và logic hơn. Ở phần này, đề cập đến sự vận chuyển các chất qua màng, khái quát chung về năng lượng, enzyme, quá trình tổng hợp và phân giải các chất trong tế bào.

Phần Thông tin ở tế bào là một phần mới so với chương trình cũ, là những tri thức về các quá trình tiếp nhận, truyền tin, đáp ứng giữa các tế bào. Đặc trưng sống cơ bản cuối cùng của tế bào được đưa vào phần Chu kì tế bào và phân bào, sự sinh sản của tế bào được thể hiện qua cơ chế nguyên phân, giảm phân.

Để giúp HS có định hướng rõ ràng hơn về nghề nghiệp trong tương lai, phần Công nghệ tế bào mới được đưa vào so với chương trình cũ, là những tri thức cơ bản về công nghệ tế bào thực vật và công nghệ tế bào động vật.

Nhìn chung, tri thức thuộc phần Sinh học tế bào phần lớn là những tri thức mang tính trừu tượng, HS sẽ khó lĩnh hội tri thức nếu không có sự hỗ trợ của tranh hình, mô hình, các bài giảng điện tử, đặc biệt là các thí nghiệm quan sát tế bào. Nếu HS được quan sát, được tự làm các thí nghiệm quan sát tế bào thì tri thức sẽ được lĩnh hội dễ dàng và khắc sâu hơn.

Trong phần Sinh học tế bào gồm các bài thực hành sau:

Bảng 2.1. Các nội dung thực hành quan sát tế bào

Chủ đề Nội dung thực hành

Thành phần hóa học của tế bào

Thực hành xác định (định tính) được một số thành phần hóa học có trong tế bào (protein, lipid,…)

Cấu trúc tế bào Thực hành làm tiêu bản và quan sát tế bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn).

Thực hành làm tiêu bản tế bào nhân thực và quan sát nhân, một số bào quan trên tiêu bản đó.

Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng ở tế bào

Thực hành làm thí nghiệm và quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh; thí nghiệm tính thấm có chọn lọc của màng sinh chất tế bào sống.

Thực hành làm thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme; thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của amylase.

Chu kỳ tế bào và phân bào

Thực hành làm tiêu bản nhiễm sắc thể quan sát quá trình nguyên phân.

Thực hành làm tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật.

Phân tích nội dung phần Sinh học tế bào thì thấy các bài thực hành thường được bố trí sau khi đã học xong lý thuyết. Trong mỗi bài thực hành có các thí nghiệm. Như vậy thí nghiệm là cầu nối gắn lí thuyết với thực tiễn, nó là nguồn tri thức phong phú đa dạng, giúp HS lĩnh hội tri thức 1 cách chính xác đồng thời phát triển được tư duy nghiên cứu khoa học.

Theo sách giáo khoa hiện tại, các bài thực hành phần lớn được trình bày dưới hình thức nêu sẵn từng bước trong quy trình thực hành cho học sinh, điều này mới chỉ có tác dụng rèn kĩ năng, thao tác chân tay trong thực hành cho HS là chủ yếu chưa kích thích được tư duy tích cực và sáng tạo của HS. Do đó, nếu người học được đặt vào 1 tình huống, kích thích sự tò mò khám phá khoa học để giải quyết vấn đề trong tình huống thì thông qua tiến hành thí nghiệm HS sẽ chủ động khắc sâu kiến thức đồng thời phát triển NL của bản thân. Chính vì vậy, việc thiết kế bài thực hành theo định hướng phát triển NL THTGS là rất cần thiết, theo quy trình này, HS sẽ phát huy tối đa sự tích cực, chủ động và sáng tạo trong bài học cũng như phát triển được NL THTGS.

2.2. Tổ chức dạy học thí nghiệm quan sát tế bào theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho HS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học thí nghiệm quan sát tế bào góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong dạy học sinh học 10 (THPT)​ (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)