Kết quả đánh giá về kiến thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học thí nghiệm quan sát tế bào góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong dạy học sinh học 10 (THPT)​ (Trang 61 - 70)

8. Phương pháp nghiên cứu

3.5.1. Kết quả đánh giá về kiến thức

Đánh giá kết quả học tập của HS về mặt kiến thức là yêu cầu bắt buộc đối với quá trình dạy học. Căn cứ để đánh giá kiến thức là các yêu cầu cần đạt được về kiến thức đã được đặt ra trong phần mục tiêu của bài học. Để đánh giá kết quả về mặt kiến thức chúng tôi sử dụng các bài kiểm tra kiến thức theo hình thức 15 phút.

Chúng tôi tiến hành 3 bài kiểm tra 15 phút:

+ Bài kiểm tra số 1 (trước thực nghiệm): sau khi học xong bài thực hành “Làm tiêu bản và quan sát tế bào nhân sơ” theo kế hoạch chuẩn của Bộ GD và ĐT.

+ Bài kiểm tra số 2 (sau thực nghiệm): sau khi học xong bài thực hành “Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh” theo kế hoạch được thiết kế trong luận văn.

+ Bài kiểm tra số 3 (sau thực nghiệm): sau khi học xong bài thực hành “Làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân” theo kế hoạch được thiết kế trong luận văn.

Trên cơ sở kết quả của bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành kiểm chứng kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích số liệu ở tất cả HS tham gia thực nghiệm.

Chúng tôi phân tích kết quả của HS dựa trên:

+ Bài kiểm tra trước thực nghiệm và bài kiểm tra lần 1 sau thực nghiệm (TN1).

+ Bài kiểm tra lần 1 sau thực nghiệm và bài kiểm tra lần 2 sau thực nghiệm (TN2).

3.5.1.1. Kết quả kiểm tra 15 phút của HS trước thực nghiệm và sau thực nghiệm lần 1

Chúng tôi sử dụng bài kiểm tra theo Đề số 1 và Đề số 2- Phụ lục 4 và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2: Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra 15 phút TTN và TN1 Lớp Số bài Điểm số (Xi) 3 4 5 6 7 8 9 10 TTN 128 6 31 28 20 20 16 7 0 TN1 128 0 20 22 26 22 24 13 1

Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra 15 phút TTN và TN1 Lớp Số bài Điểm số (Xi) 3 4 5 6 7 8 9 10 TTN 128 4,69 24,22 21,88 15,63 15,63 12,50 5,47 0 TN1 128 0 15,63 17,19 20,31 17,19 18,75 10,16 0,78 Từ dữ liệu ở bảng 3.3, chúng tôi tiến hành lập biểu đồ so sánh tần suất

điểm kiểm tra 15 TTN và TN1. Kết quả được thể hiện ở hình 3.1 như sau:

Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn tần suất điểm kiểm tra 15 phút TTN và TN1

Dựa vào hình 3.1 chúng tôi thấy tần suất điểm sau thực nghiệm lần 1 cao hơn so với trước thực nghiệm. Trước thực nghiệm, tần suất điểm 4 là cao hơn

cả với 24,22%, số HS đạt điểm đạt giá trị 49,22%. Sau khi thực nghiệm lần 1, tần suất điểm 6 là cao hơn cả với 20,31%, và số HS đạt điểm đạt giá trị 67,19%.

Chúng tôi tiến hành lập bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 15 phút dựa vào kết quả của bảng 3.2. Kết quả thu được như sau:

Bảng 3.4: Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 15 phút TTN và TN1 Lớp Số bài Điểm số (Xi) 3 4 5 6 7 8 9 10 TTN 128 100 95,31 71,09 49,22 33,59 17,97 5,47 0 TN1 128 100 100 84,38 67,19 46,88 29,69 10,94 0,78

Từ bảng 3.4, chúng tôi vẽ được đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 15 phút như sau:

Nhìn vào hình 3.2 ta thấy: Đường đồ thị tần suất hội tụ tiến của lần TN1 nằm về phía bên phải và ở phía trên so với đường đồ thị của TTN, điều này chứng tỏ phương án thực nghiệm đã tác động đến kết quả bài kiểm tra, kết quả học tập sau thực nghiệm luôn cao hơn trước thực nghiệm.

Để khẳng định điều này chúng tôi tiến hành phân tích kết quả kiểm tra trước thực nghiệm và sau khi thực nghiệm lần 1 qua so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của TTN và sau TN1” và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữa kết quả học tập của TTN và sau TN1”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0 và đối thuyết H1. Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.5. dưới đây:

Bảng 3.5: Kiểm định Xđiểm kiểm tra 15 phút của TTN và TN1

z-Test: Two Sample for Means

TTN TN1

Mean (Điểm trung bình) 5.7265625 6.3984375

Known Variance (Phương sai) 2.7042 2.6195

Observations (Số quan sát) 128 128

Hypothesized Mean Difference (H0) 0

Z=U -3.2944785

Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 một chiều 1.6448536269 Trị số z tiêu chuẩn XS 0,05 hai chiều 1.9599639845

Kết quả phân tích số liệu trên cho thấy: TN1 > TTN, ( TN1 = 6,4, ĐC = 5,73) phương sai của lần TN1 (2,61) nhỏ hơn TTN (2,7). Như vậy, điểm kiểm tra ở lần TN1 cao hơn và tập trung hơn so với TTN. Trị số tuyệt đối của U = 3,29 > 1,96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác xuất là 1,64 > 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1. Nghĩa là có sự khác nhau giữa kết quả của lần TN1 và TTN, kết quả học tập của lần TN1 cao hơn TTN.

Để khẳng định kết luận này cần tiếp tục tiến hành phân tích phương sai. Đặt giả thuyết HA là: “Dạy học bài thực hành quan sát tế bào theo định

hướng phát triển NL THTGS tác động như nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở TTN và sau TN1” và đối thuyết Ha “Dạy học bài thực hành quan sát tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS tác động khác nhau đến mức độ hiểu bài của HS ở TTN và sau TN1”, kết quả thể hiện ở bảng 3.6 dưới đây:

Bảng 3.6: Phân tích phương sai điểm kiểm tra 15 phút TTN và TN1

Anova: Single Factor SUMMAR

Y

Groups Count Sum Average Variance

TTN 128 733 5.7265625 2.704

TN1 128 819 6.3984375 2.619

ANOVA

Source of

Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 28.890625 1 28.890625 10.85359 0.001126 3.87832 9 Within Groups 676.10937 254 2.6618479 Total 705 255

Trong bảng 3.6, phần tổng hợp (Summary) đã cho chúng tôi thấy: Số bài kiểm tra (Count), trị số trung bình (Average), phương sai (Variance). Bảng phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA= 10.85359> F-crit (tiêu chuẩn) = 3.878329 nên giả thuyết HA bị bác bỏ, tức là hai phương pháp khác nhau đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của HS.

3.5.1.2. Kết quả kiểm tra 15 phút của HS sau thực nghiệm lần 1 và sau thực nghiệm lần 2.

Để đánh giá hiệu quả của quy trình dạy bài thực hành theo hướng phát triển NL THTGS, chúng tôi thực hiện kiểm tra 15 phút sau khi học xong bài thực hành : “Làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân”, theo Đề số

3- Phụ lục 4 Sau đó so sánh kết quả với bài kiểm tra sau thực nghiệm lần 1 và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.7: Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra 15 phút TN1 và TN2 Lớp Số bài Điểm số (Xi) 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 128 0 20 22 26 22 24 13 1 TN2 128 0 12 14 16 29 33 22 2

Bảng 3.8: Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra 15 phút của TN1 và TN2 Lớp Số bài Điểm số (Xi) 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 128 0 15,63 17,19 20,31 17,19 18,75 10,16 0,78 TN2 128 0 9,38 10,94 12,50 22,66 25,78 17,19 1,56 Từ dữ liệu ở bảng 3.8, chúng tôi tiến hành lập biểu đồ so sánh tần suất điểm kiểm tra 15 của TN1 và TN2. Kết quả được thể hiện ở hình 3.3 như sau:

Dựa vào hình 3.3 chúng tôi thấy tần suất điểm sau thực nghiệm lần 2 cao hơn so với sau thực nghiệm lần 1. Sau thực nghiệm lần 1, tần suất điểm 6 là cao hơn cả với 20,31%, số HS đạt điểm đạt giá trị 67,19%. Sau khi thực nghiệm lần 2, tần suất điểm 8 là cao hơn cả với 25,78%, và số HS đạt điểm đạt giá trị 79,69%. Như vậy, đã có sự tiến bộ rõ rệt trong điểm số của HS qua hai bài kiểm tra trong quá trình thực nghiệm.

Chúng tôi tiến hành lập bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 15 phút dựa vào kết quả của bảng 3.7. Kết quả thu được ở bảng 3.9:

Bảng 3.9: Bảng tần suất hội tụ tiến điểm kiểm tra 15 phút của TN1 và TN2 Lớp Số bài Điểm số (Xi) 3 4 5 6 7 8 9 10 TN1 128 100 100 84,38 67,19 46,88 29,69 10,94 0,78 TN2 128 100 100 90,63 79,69 67,19 44,53 18,75 1,56 Từ bảng 3.9, chúng tôi vẽ được đồ thị tần suất hội tụ tiến điểm bài kiểm tra 15 phút như sau:

Hình 3.4: Đồ thị đường tích lũy bài kiểm tra 15 phút của TN1 và TN2

Nhìn vào hình 3.4 ta thấy: Đường đồ thị tần suất hội tụ tiến của lần TN2 nằm về phía bên phải và ở phía trên so với đường đồ thị của lần TN1, điều này chứng tỏ kết quả học tập của lần TN2 luôn cao hơn lần TN1.

Để khẳng định điều này chúng tôi tiến hành so sánh giá trị trung bình và phân tích phương sai kết quả điểm kiểm tra 15 phút của TN2 và TN1.

Giả thuyết H0 đặt ra là: “Không có sự khác nhau giữa kết quả học tập của sau TN2 và sau TN1” và đối thuyết H1: “Có sự khác nhau giữa kết quả học tập của sau TN2 và sau TN1”. Dùng tiêu chuẩn U để kiểm định giả thuyết H0

và đối thuyết H1. Kết quả kiểm định thể hiện ở bảng 3.10. dưới đây:

Bảng 3.10: Kiểm định Xđiểm kiểm tra 15 phút của TN2 và TN1

z-Test: Two Sample for Means

TN1 TN2

Mean (Điểm trung bình) 6.3984375 7.0234375

Known Variance (Phương sai) 2.6195 2.5113

Observations (Số quan sát) 128 128

Hypothesized Mean Difference (H0) 0

Z=U -3.1217093

Trị số z tiêu chuẩn theo XS 0,05 một chiều 1.644853627 Trị số z tiêu chuẩn XS 0,05 hai chiều 1.959963985

Kết quả phân tích số liệu trên cho thấy: TN2 > TN1, ( TN2 = 7,02, TN1 = 6,4) phương sai của lần TN2 (2,51) nhỏ hơn lần TN1 (2,62). Như vậy, điểm kiểm tra ở TN2 cao hơn so với TN1. Trị số tuyệt đối của U = 3,12 > 1,96 (trị số z tiêu chuẩn), với xác xuất là 1,64 > 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0, chấp nhận đối thuyết H1. Nghĩa là có sự khác nhau giữa kết quả của TN2 so với TN1, kết quả học tập của TN2 cao hơn TN1.

Để khẳng định kết luận này cần tiếp tục tiến hành phân tích phương sai. Đặt giả thuyết HA là: “Không có sự tiến bộ về kết quả học tập trong quá trình dạy học thực hành quan sát tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS của TN2 và TN1”, và đối thuyết Ha “Có sự tiến bộ về kết quả học tập trong quá trình dạy học thực hành quan sát tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS của TN2 và TN1”, kết quả thể hiện ở bảng 3.11 dưới đây:

Bảng 3.11: Phân tích phương sai điểm kiểm tra 15 phút của TN2 và TN1

Anova: Single Factor

SUMMARY

Groups Count Sum Average Variance

TN1 128 819 6.3984375 2.6195

TN2 128 899 7.0234375 2.5113

ANOVA

Source of

Variation SS df MS F P-value F crit

Between Groups 25 1 25 9.74510 2 0.002 3.87832 9 Within Groups 651.609 4 254 2.56539 Total 676.609 4 255

Trong bảng 3.10, phần tổng hợp (Summary) đã cho chúng tôi thấy: Số bài kiểm tra (Count), trị số trung bình (Average), phương sai (Variance). Bảng phân tích phương sai (ANOVA) cho biết trị số FA= 9.745102> F-crit (tiêu chuẩn) = 3.878329, nên giả thuyết HA bị bác bỏ. Do đó có thể khẳng định phương pháp dạy học mới này có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của HS.

Như vậy, qua việc đánh giá về mặt kiến thức dựa vào kết quả của ba bài kiểm tra trước và sau mỗi nội dung dạy thực nghiệm, chúng tôi thấy rằng có sự khác nhau về kết quả học tập giữa TTN và TN1, giữa TN1 và TN2. Cụ thể, kết quả học tập của TN1 luôn cao hơn TTN, kết quả học tập của TN2 luôn cao hơn TN1. Nguyên nhân dẫn đến kết quả này là do sau thực nghiệm, HS được học tập và làm quen với các bước của quy trình phát triển NL THTGS, do đó khi làm bài kiểm tra, HS sẽ trả lời chính xác và nhanh hơn. Trong khi đó, trước thực nghiệm, HS chưa được làm quen với các bước của quy trình phát triển NL THTGS, do đó không được thực hiện các bước của quy trình này nên việc làm

bài kiểm tra sẽ gặp khó khăn hơn. Đồng thời, HS được học tập theo quy trình phát triển NL THTGS càng nhiều thì kết quả học tập sẽ càng tiến bộ.

Từ đó, chúng tôi nhận thấy việc xây dựng và tổ chức dạy học thực hành quan sát tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS bước đầu đã cải thiện kết quả học tập của HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học thí nghiệm quan sát tế bào góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong dạy học sinh học 10 (THPT)​ (Trang 61 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)