Thiết kế công cụ đánh giá NL THTGS

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học thí nghiệm quan sát tế bào góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong dạy học sinh học 10 (THPT)​ (Trang 52)

8. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2. Thiết kế công cụ đánh giá NL THTGS

Có rất nhiều công cụ có thể dùng để đánh giá NL, một số công cụ thường dùng như:

- Câu hỏi tự luận, câu hỏi trắc nghiệm. - Dự án học tập.

- Sản phẩm học tập.

- Phiếu hỏi, phiếu đánh giá. - Hồ sơ học tập.

- Tự đánh giá, đánh giá đồng đẳng.

Để đánh giá của NL THTGS ở HS trong dạy học thí nghiệm quan sát tế bào, chúng tôi đã lựa chọn 2 công cụ đánh giá là: đánh giá qua phiếu quan sát HS làm thí nghiệm và sử dụng bài tập tình huống - bài tập đánh giá NL [12] để thiết kế đề kiểm tra đánh giá NL. Việc sử dụng bài tập tình huống giúp đánh giá được mức độ kĩ năng đạt được đối với NL THTGS trong quá trình dạy học. Việc sử dụng bài tập tình huống trong kiểm tra - đánh giá cũng giúp người giáo viên kiểm tra - đánh giá được kiến thức của nhiều chủ đề, khả năng tổng hợp kiến thức, tích hợp kiến thức của HS.

Dưới đây là ví dụ về đánh giá qua bài tập kiểm tra, chúng tôi đã thiết kế và sử dụng để đánh giá NL THTGS trong dạy học bài “Thực hành co và phản co nguyên sinh”.

Trong giờ thực hành sinh học 10, sau khi được tiến hành thí nghiệm “Quan sát hiện tượng co nguyên sinh” của tế bào lá thài lài tía, Nam băn khoăn: Đưa tế bào người (tế bào hồng cầu) vào môi trường ưu trương thì sẽ biến đổi như thế nào? Có giống như biểu hiện của tế bào thài lài tía không?

1. Theo em, vấn đề mà Nam đang băn khoăn là gì? 2. Hãy đề xuất các giả thuyết cho vấn đề đó?

3. Hãy đưa ra phương án để kiểm tra được các giả thuyết đã đưa ra? 4. Dự đoán kết quả thí nghiệm? giải thích kết quả đó và đánh giá các giả thuyết mà em đã đưa ra?

5. Từ vấn đề trên, hay liên hệ, vận dụng vào thực tiễn cuộc sống, tại sao khi pha dung dịch NaCl để rửa vết thương, người ta lại pha với nồng độ là 0,9%?

Bảng 2.5: Gợi ý câu trả lời thể hiện các tiêu chí của NL THTGS

Tiêu chí Gán điểm

1. Đề xuất vấn đề

Mđ1 Chưa đề xuất được vấn đề hoặc đề xuất không đúng.

Mđ2 Nêu được vấn đề đúng nhưng chưa đầy đủ. Mđ3 Nêu được vấn đề đúng và đủ:

- Sự khác nhau của tế bào động vật (tế bào hồng cầu) và tế bào thực vật (lá thài lài tía) khi ở trong môi trường ưu trương.

2. Đề xuất giả thuyết

Mđ1 Bước đầu phân tích được vấn đề nhưng chưa nêu được giả thuyết.

Mđ2 Phân tích được vấn đề, nêu được giả thuyết nhưng chưa đầy đủ, chính xác.

Mđ3 Tự phân tích được vấn đề và đưa ra được giả thuyết:

- GT1: Khi ở trong môi trường ưu trương, tế bào động vật và thực vật có hiện tượng giống nhau. - GT2: Khi ở trong môi trường ưu trương, tế bào động vật và thực vật có hiện tượng khác nhau.

3. Lập kế hoạch thực hiện

Mđ1 Chọn được phương pháp nhưng chưa thật hợp lý. Mđ2 Lựa chọn được phương pháp hợp lý (làm thí nghiệm), nhưng chỉ nêu được một số bước tiến hành làm thí nghiệm.

Mđ3 Lựa chọn được phương pháp hợp lý (làm thí nghiệm) và nêu được đầy đủ các bước tiến hành làm thí nghiệm:

* TN quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào hồng cầu.

+ B1: Dùng dao làm cắt đứt động mạch đùi của ếch.

+ B2: Lấy 2 lam kính, chạm nhẹ vào vết máu và nhỏ 1 giọt dung dịch NaCl:

Mẫu 1: nhỏ dung dịch NaCl 0,65% (qs tế bào bình thường).

Mẫu 2: nhỏ dung dịch naCl 10% (qs tế bào bị co nguyên sinh).

+ B3: Đậy lamen và quan sát trên kính hiển vi. * TN quan sát hiện tượng co nguyên sinh ở tế bào thực vật.

- Bước 1: Dùng dao lam tách lớp biểu bì của lá cây, sau đó đặt lên lam kính đã có sẵn một giọt nước cất. Đặt lamen lên mẫu vật, thấm bớt nước dư ở phía ngoài.

- Bước 2: Đặt lam kính chứa mẫu vật lên kính hiển vi, quan sát ở vật kính x10, sau đó chuyển sang x40.

- Bước 3: Lấy tiêu bản ra khỏi kính hiển vi, dùng ống nhỏ giọt nhỏ dung dịch muối loãng vào rìa lamen rồi dùng giấy thấm đặt ở phía bên kia của lamen để đưa nhanh dung dịch nước muối vào vùng có tế bào.

- Bước 4: Đưa mẫu vật lên kính hiển vi để quan sát các tế bào đang bị co nguyên sinh.

4. Dự đoán và giải thích kết quả. So sánh kết quả với giả thuyết.

Mđ1 Chưa dự đoán được kết quả thí nghiệm.

Mđ2 Dự đoán được kết quả thí nghiệm, giải thích được kết quả với sự trợ giúp của GV.

Mđ3 Tự dự đoán kết quả và giải thích kết quả thí nghiệm:

+ Tế bào thực vật (lá thài lài tía): tế bào bị teo lại nhưng vẫn giữ nguyên hình dạng tế bào.

+ Tế bào động vật (tế bào hồng cầu): tế bào bị teo lại và mất hình dạng ban đầu.

- Giải thích kết quả: Tế bào thực vật vẫn giữ nguyên được hình dạng ban đầu do tế bào thực vật có thành xenlulôzơ bên ngoài. Còn tế bào động vật không có thành tế bào nên bị mất hình dạng.

GV có thể đưa hình ảnh 2 loại tế bào trong môi trường ưu trương cho HS phân biệt:

- Đánh giá giả thuyết đã đưa ra: + Bác bỏ GT1, chấp nhận GT2. 5. Liên

hệ, vận dụng thực tiễn

Mđ1 Chưa trả lời chính xác câu hỏi vận dụng.

Mđ2 Đưa ra được câu trả lời nhưng chưa hoàn chỉnh. Mđ3 Trả lời được câu hỏi vận dụng: Khi pha dung dịch

rửa vết thương, cần pha đúng nồng độ là 0,9% (bằng với áp suất thẩm thấu của tế bào người). + nếu pha nồng độ thấp hơn: không có tác dụng diệt khuẩn.

+ nếu pha nồng độ cao hơn: làm cho tế bào chủ có thể bị co nguyên sinh.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn ở chương 1, trong chương 2, đề tài đã:

- Đề xuất được quy trình tổ chức dạy học các bài thực hành quan sát tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS gồm 4 giai đoạn:

- Thiết kế được kế hoạch dạy học bài “ Thực hành co và phản co nguyên sinh” gồm các bước: 1. Xác định mục tiêu phát triển NL THTGS; 2. Xác định các điều kiện thực hiện; 3. Thiết kế các hoạt động thực hành thí nghiệm theo hướng phát triển NL THTGS; 4. Rà soát và điều chỉnh các hoạt động phù hợp với mục tiêu đề ra.

- Đã xây dựng các tiêu chí và mức độ đánh giá NL THTGS. Qua đó, thiết kế được bộ công cụ đánh giá NL THTGS của HS để đánh giá tác động của dạy học theo hướng phát triển NL THTGS đến chất lượng học tập của HS trong chương 3.

Chương 3

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích thực nghiệm sư phạm

- Trên cơ sở các kế hoạch dạy học đã được thiết kế ở chương 2, chúng tôi tiến hành TNSP nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của đề tài “Học sinh được tham gia các hoạt động làm thí nghiệm quan sát tế bào theo quy trình hợp lý thì sẽ góp phần phát triển được năng lực tìm hiểu thế giới sống”.

- Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của qui trình tổ chức và nội dung dạy học theo định hướng phát triển NL THTGS cho học sinh. Từ đó, có thể chỉnh sửa bổ sung, rút kinh nghiệm để vận dụng linh hoạt phương pháp này vào thực tế dạy học.

3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

Nhằm đạt được mục đích trên, chúng tôi đã tiến hành TNSP và trong quá trình này chúng tôi xác định những nhiệm vụ như sau:

- Thiết kế các kế hoạch dạy học thực hành quan sát tế bào theo hướng phát triển NL THTGS.

- Lựa trọn trường THPT và đối tượng học sinh để tiến hành TNSP. - Chuẩn bị cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết để tiến hành TNSP.

- Triển khai thực hiện việc sử dụng kế hoạch dạy học theo hướng phát triển NL THTGS ở nhóm HS thực nghiệm.

- Thu thập, xử lí, phân tích số liệu, so sánh, đối chiếu kết quả học tập giữa trước thực nghiệm và sau thực nghiệm để đánh giá sơ bộ hiệu quả của hoạt động dạy học theo tiến trình đã soạn thảo.

- Trên cơ sở đánh giá tính khả thi của dạy học theo hướng phát triển NL THTGS, đưa ra những sửa đổi, bổ sung để hoàn thiện nội dung, tiến trình dạy học đã soạn thảo.

3.3. Nội dung của thực nghiệm sư phạm

3.3.1. Thiết kế các kế hoạch dạy học

Để đánh giá sự phù hợp của việc thiết kế và tổ chức dạy học thực hành quan sát tế bào theo hướng phát triển NL THTGS, chúng tôi đã tiến hành tổ chức dạy học các bài thực hành sau đây:

Bảng 3.1: Các bài dạy thực nghiệm sư phạm và bài kiểm tra đánh giá TT Bài dạy thực nghiệm sư phạm Bài kiểm tra đánh giá

1 Bài thực hành 1: “Quan sát tế bào nhân thực”.

2 Bài thực hành 2: “Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh”.

Kiểm tra 1 bài 15 phút sau bài dạy

3

Bài thực hành 3: “Làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân”.

Kiểm tra 1 bài 15 phút sau bài dạy

Những bài thực hành trước đó dạy theo kế hoạch dạy học được thiết kế theo chuẩn kiến thức kỹ năng của Bộ GD và ĐT ban hành, hướng dẫn của sách giáo viên.

3.3.2. Đối tượng thực nghiệm

Việc chọn đối tượng thực nghiệm ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của TNSP, vì vậy đối tượng được chọn TNSP đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- HS: Đang học lớp 10 và học môn Sinh theo chương trình chuẩn của Bộ GD và ĐT.

- GV: Đạt trình độ chuẩn hoặc trên chuẩn theo quy định, có trình độ chuyên môn và phương pháp sư phạm tốt, có khả năng phối hợp thực hiện đề tài.

Trên cơ sở những yêu cầu như trên chúng tôi đã tiến hành TNSP tại trường THPT Quế Võ số 1 - huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh chúng tôi chọn ngẫu nhiên 3 lớp khối 10:

+ Lớp 10A3 có 43 HS + Lớp 10A4 có 42 HS + Lớp 10A5 có 43 HS

Như vậy, tổng số HS để chúng tôi tiến hành TNSP là 128 HS.

3.3.3. Công cụ phân tích, xử lí, đánh giá kết quả thí nghiệm

Để đánh giá kết quả thực nghiệm chúng tôi sử dụng phần mềm Excel để phân tích và đánh giá kết quả TNSP. Chúng tôi sử dụng các chỉ số sau đây:

- Tần số là số lần xuất hiện của mỗi giá trị trong tập hợp điểm số. - Tần suất là tỉ số giữ tần số n và kích thước mẫu N.

- Giá trị trung bình ( : Là giá trị trung bình cộng của các điểm số. Được sử dụng để so sánh kết quả học tập của HS trước thực nghiệm và sau thực nghiệm.

Trong đó:

: Là giá trị trung bình cộng của các điểm số. : Là giá trị điểm số của HS thứ i.

tần số xuất hiện điểm của HS thứ i. n: Số học sinh.

- Phương sai (S2): Độ lệch trung bình của điểm số so với kì vọng điểm. Là giá ttị đặc trưng cho mức độ tập trung hay phân tán quanh giá trị trung bình của nhóm.

S2 = Trong đó:

S2: Giá trị phương sai của điểm số của từng nhóm HS. : Là giá trị trung bình cộng của các điểm số.

tần số xuất hiện điểm của HS thứ i. n: Số học sinh.

- Độ lệch chuẩn (S): Giá trị đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình. S<< thì độ phân tán của số liệu càng ít.

- Phép kiểm chứng t-test độc lập: giúp chúng ta xác định xem chênh lệch giữa giá trị trung bình của hai nhóm khác nhau có khả năng xảy ra ngẫu nhiên hay không. Giá trị P là xác suất xảy ra ngẫu nhiên:

+ P 0.05: Chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là có ý nghĩa xảy ra không phải do tác động ngẫu nhiên.

+ P : Chênh lệch giá trị trung bình của 2 nhóm là không có ý nghĩa xảy ra do tác động ngẫu nhiên.

- Mức độ ảnh hưởng ES: Thể hiện ảnh hưởng của tác động lớn hay nhỏ.

Trong đó: : Giá trị trung bình của lớp TN. : Giá trị trung bình của lớp ĐC.

: Độ lệch chuẩn của lớp đối chứng.

Để xem xét mức độ ảnh hưởng ES dựa theo tiêu chí của Cohen: Giá trị ES Mức độ ảnh hưởng > 1,00 Rất lớn 0,8 - 1,00 Lớn 0,50 - 0,79 Trung bình 0,20 - 0,49 Nhỏ < 0,20 Rất nhỏ

3.3.4. Xây dựng kế hoạch thực nghiệm

- Thời gian thực nghiệm: Từ tháng 10/2019 đến tháng 3/2020.

- Địa điểm thực nghiệm: Tại trường THPT Quế Võ số 1 - huyện Quế Võ - tỉnh Bắc Ninh.

- Nội dung thực nghiệm:

+ Tổ chức dạy học các bài thực hành đã lập kế hoạch theo hướng phát triển NL THTGS.

+ Tiến hành bài kiểm tra theo kế hoạch ở tất cả các lớp.

+ Thu thập số liệu, xử lí thống kê và phân tích kết quả dựa trên phần mềm Excel.

+ Đánh giá sự phát triển nl THTGS cho HS.

3.4. Tiến hành thực nghiệm sư phạm

- Xin ý kiến Hiệu trưởng của trường để tiến hành thực nghiệm. Trình bày mục đích, tính đúng đắn và cần thiết của đề tài.

- Ở cả 3 lớp dạy thực nghiệm đều cùng một GV tham gia giảng dạy, cùng thời gian, nội dung kiến thức, số bài kiểm tra và đánh giá.

- Tiến hành kiểm tra để đánh giá kiến thức, kỹ năng và thái độ của HS trong quá trình học tập.

3.5. Kết quả thực nghiệm sư phạm

3.5.1. Kết quả đánh giá về kiến thức

Đánh giá kết quả học tập của HS về mặt kiến thức là yêu cầu bắt buộc đối với quá trình dạy học. Căn cứ để đánh giá kiến thức là các yêu cầu cần đạt được về kiến thức đã được đặt ra trong phần mục tiêu của bài học. Để đánh giá kết quả về mặt kiến thức chúng tôi sử dụng các bài kiểm tra kiến thức theo hình thức 15 phút.

Chúng tôi tiến hành 3 bài kiểm tra 15 phút:

+ Bài kiểm tra số 1 (trước thực nghiệm): sau khi học xong bài thực hành “Làm tiêu bản và quan sát tế bào nhân sơ” theo kế hoạch chuẩn của Bộ GD và ĐT.

+ Bài kiểm tra số 2 (sau thực nghiệm): sau khi học xong bài thực hành “Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh” theo kế hoạch được thiết kế trong luận văn.

+ Bài kiểm tra số 3 (sau thực nghiệm): sau khi học xong bài thực hành “Làm tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân” theo kế hoạch được thiết kế trong luận văn.

Trên cơ sở kết quả của bài kiểm tra, chúng tôi tiến hành kiểm chứng kết quả nghiên cứu dựa trên kết quả phân tích số liệu ở tất cả HS tham gia thực nghiệm.

Chúng tôi phân tích kết quả của HS dựa trên:

+ Bài kiểm tra trước thực nghiệm và bài kiểm tra lần 1 sau thực nghiệm (TN1).

+ Bài kiểm tra lần 1 sau thực nghiệm và bài kiểm tra lần 2 sau thực nghiệm (TN2).

3.5.1.1. Kết quả kiểm tra 15 phút của HS trước thực nghiệm và sau thực nghiệm lần 1

Chúng tôi sử dụng bài kiểm tra theo Đề số 1 và Đề số 2- Phụ lục 4 và thu được kết quả như sau:

Bảng 3.2: Bảng phân phối tần số điểm kiểm tra 15 phút TTN và TN1 Lớp Số bài Điểm số (Xi) 3 4 5 6 7 8 9 10 TTN 128 6 31 28 20 20 16 7 0 TN1 128 0 20 22 26 22 24 13 1

Bảng 3.3: Bảng phân phối tần suất điểm kiểm tra 15 phút TTN và TN1 Lớp Số bài Điểm số (Xi) 3 4 5 6 7 8 9 10 TTN 128 4,69 24,22 21,88 15,63 15,63 12,50 5,47 0 TN1 128 0 15,63 17,19 20,31 17,19 18,75 10,16 0,78 Từ dữ liệu ở bảng 3.3, chúng tôi tiến hành lập biểu đồ so sánh tần suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học thí nghiệm quan sát tế bào góp phần phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho học sinh trong dạy học sinh học 10 (THPT)​ (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)