8. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Nguyên tắc tổ chức dạy học thí nghiệm quan sát tế bào theo hướng
2.2.1.1. Đảm bảo những yêu cầu cần đạt về kiến thức, kĩ năng, năng lực theo quy định của Bộ GD và ĐT
Giáo viên khi xây dựng bài học phải đảm bảo cho người học lĩnh hội được những kiến thức, kĩ năng, năng lực tối thiểu theo quy định định của Bộ GD và ĐT.
Ví dụ: Khi dạy bài thực hành: “Quan sát tế bào nhân thực”, GV cần đề ra mục tiêu rõ ràng cho bài học như sau:
1. NL nhận thức sinh học
1.1. Nhận biết được các loại tế bào nhân thực.
1.2. Trình bày được một số đặc điểm hình thái của tế bào nhân thực.
2. NL tìm hiểu thế giới sống
2.2. Xây dựng được giả thuyết nghiên cứu
2.3. Lập được kế hoạch thực hiện: phương pháp làm thí nghiệm. 2.4. Thực hiện được kế hoạch đã đưa ra:
- Kĩ năng sử dụng kính hiển vi và làm tiêu bản. - Thực hiện được quy trình thí nghiệm đã đề xuất.
2.5. Quan sát được các tế bào nhân thực trên tiêu bản và vẽ được hình thái của chúng.
3. NL vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học
3.1. Giải thích được các hiện tượng trong thực tiễn.
2.2.1.2. Tạo được hứng thú học tập và sự chủ động cho người học
Khi xây dựng bài học theo quy trình phát triển NL THTGS, GV nên tìm những tình huống, vấn đề gần gũi, có ý nghĩa thiết thực trong cuộc sống; khi thiết kế phải đảm bảo để HS hoàn toàn chủ động, tích cực trong bài giảng.
Ví dụ: Khi dạy bài thực hành “Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh”, GV có thể sử dụng tình huống sau để tạo hứng thú học tập và kích thích tính tò mò của HS: Nam nói với Lan: Ở nhà, tớ thường xuyên súc miệng nước muối để vệ sinh răng miệng, mẹ tớ thường bảo pha nước muối đặc thì sẽ diệt khuẩn hiệu quả.
Lan nói: Cậu pha nước muối đặc như vậy là không tốt đâu, phải pha đúng tỉ lệ để được dung dịch nước muối sinh lý 0,9% là hiệu quả nhất.
Nam băn khoăn không biết tại sao Lan lại nói như vậy. Nếu em là Lan, em sẽ giải thích cho Nam như thế nào? Tình huống này nhắc đến một hiện tượng sinh lí nào xảy ra đối với tế bào sống? bằng cách nào có thể quan sát được hiện tượng đó?
2.2.1.3. Việc thiết kế kế hoạch bài học phải tuân theo quy trình thiết kế và tổ chức bài học theo hướng phát triển NL THTGS
NL người học chỉ được hình thành và phát triển chỉ khi người học được tham gia như một chủ thể vào các hoạt động học tập trong mối quan hệ với tập thể. Thông qua việc tham gia vào các hoạt động học tập, HS vừa chủ động lĩnh hội kiến thức, vừa phát triển NL và từ đó, họ có khả năng giải quyết những vấn đề tương tự phát sinh trong cuộc sống. Bởi vậy, muốn phát triển NL nào đó ở người học thì phải thiết kế và đưa người học tham gia vào các hoạt động tương
ứng. Do vậy để phát triển được NL THTGS cho HS, GV cần thiết kế các hoạt động học tập theo các bước của NL THTGS. Thông qua việc tham gia các hoạt động học tập này, HS sẽ hình thành và phát triển được NL THTGS.
Ngoài ra cần tuân thủ theo nguyên tắc khả thi, phù hợp thực tiễn.
2.2.2. Quy trình tổ chức dạy học thí nghiệm quan sát tế bào theo hướng phát triển năng lực tìm hiểu thế giới sống cho HS