8. Phương pháp nghiên cứu
2.2.2. Quy trình tổ chức dạy học thí nghiệm quan sát tế bào theo hướng
Chúng tôi đưa ra quy trình tổ chức dạy học thí nghiệm quan sát tế bào theo hướng phát triển NL THTGS cho HS theo các giai đoạn sau:
Hình 2.1: Các giai đoạn tổ chức dạy học thí nghiệm quan sát tế bào theo hướng phát triển NL THTGS
2.2.2.1. Xây dựng nội dung và định hướng dạy học thí nghiệm quan sát tế bào Việc lựa chọn nội dung và định hướng dạy học tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mạch logic nội dung kiến thức thực hành thí nghiệm quan sát tế bào
Các nội dung thực hành trong Chương trình GDPT 2018 được sắp xếp theo một logic nhất định: Xác định định tính được một số thành phần hóa học trong tế bào - Quan sát hình thái tế bào nhân sơ, tế bào nhân thực và một số bào quan bên trong - Quan sát các hoạt động vận chuyển các chất qua màng, kiểm tra hoạt tính của enzyme - Quan sát các quá trình phân bào, sinh sản của tế bào. Như vậy sự logic của nội dung thực hành được thể hiện từ quan sát bên ngoài đến bên trong tế bào, từ cấu tạo đến các hoạt động chức năng của tế bào.
Bước 2: Xác định mục tiêu của các thí nghiệm quan sát tế bào
Phần Sinh học tế bào gồm 7 phần nhỏ với 7 nội dung thực hành, căn cứ vào những yêu cần cần đạt của Chương trình GDPT môn Sinh học 2018, căn cứ vào điều kiện thực hiện, xác định mục tiêu của các thí nghiệm quan sát tế bào:
Mục tiêu về kiến thức, kĩ năng:
- Xác định định tính được một số thành phần hóa học có trong tế bào (protein, lipid,…).
- Làm được tiêu bản và quan sát được tế bào sinh vật nhân sơ (vi khuẩn). - Làm được tiêu bản hiển vi tế bào nhân thực (củ hành tây, hành ta, thài lài tía, hoa lúa, bí ngô, tế bào niêm mạc xoang miệng,…) và quan sát nhân, một số bào quan trên tiêu bản đó.
- Làm được thí nghiệm và quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh (tế bào hành, thài lài tía, tế bào máu,…); thí nghiệm tính thấm có chọn lọc có màng sinh chất tế bào sống.
- Làm được thí nghiệm phân tích ảnh hưởng của một số yếu tố đến hoạt tính của enzyme; thí nghiệm kiểm tra hoạt tính thủy phân tinh bột của amylase.
- Làm được tiêu bản NST để quan sát quá trình nguyên phân (hành tây, hành ta, đại mạch, cây tỏi, lay ơn, khoai môn,…)
- Làm được tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật (châu chấu đực, hoa hành,…).
Mục tiêu về năng lực:
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù môn Sinh học: năng lực nhận thức sinh học, năng lực THTGS, năng lực vận dụng kiến thức - kĩ năng đã học.
Bước 3: : Lựa chọn các nội dung chi tiết và hệ thống câu hỏi/bài tập xây dựng nội dung hoàn chỉnh (tài liệu về nội dung thí nghiệm chi tiết trình
Ví dụ: Bài thực hành “Quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh” - Lựa chọn các nội dung chi tiết cho bài thực hành:
+ Nguyên liệu: lá thài lài tía, nước cất, dung dịch NaCl 10% + Dụng cụ: Kính hiển vi, lam kính, lamen, dao lam, kim mũi mác. + Các bước tiến hành làm thí nghiệm:
* Thí nghiệm 1: Quan sát hiện tượng co nguyên sinh
- Bước 1: Dùng dao lam tách lớp biểu bì của lá cây, sau đó đặt lên lam kính đã có sẵn một giọt nước cất. Đặt lamen lên mẫu vật, thấm bớt nước dư ở phía ngoài. - Bước 2: Đặt lam kính chứa mẫu vật lên kính hiển vi, quan sát ở vật kính x10. - Bước 3: Chọn vùng tế bào mỏng nhất và chuyển sang vật kính x40. Quan sát và vẽ các tế bào biểu bì và các tế bào cấu tạo nên khí khổng ở trạng thái bình thường. - Bước 4: Lấy tiêu bản ra khỏi kính hiển vi, dùng ống nhỏ giọt nhỏ dung dịch muối loãng vào rìa lamen rồi dùng giấy thấm đặt ở phía bên kia của lamen để đưa nhanh dung dịch nước muối vào vùng có tế bào.
- Bước 5: Đưa mẫu vật lên kính hiển vi là quan sát. Vẽ các tế bào đang bị co nguyên sinh.
* Thí nghiệm 2: Quan sát hiện tượng phản co nguyên sinh
- Bước 6: Sau khi quan sát hiện tượng co nguyên sinh, tiếp tục nhỏ giọt nước cất vào rìa lamen, dùng giấy thấm ở rìa bên kia để đưa nhanh nước cất vào vùng có mẫu vật.
- Bước 7: Đặt tiêu bản lên kính hiển vi. Quan sát trạng thái của tế bào và vẽ các tế bào quan sát được.
- Hệ thống câu hỏi/ bài tập cho bài thực hành:
+ Giải thích hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật? + Hiện tượng này có phải là đặc trưng của tế bào sống không? Tại sao? + Em vận dụng kiến thức về hiện tượng co/phản co nguyên sinh trong cuộc sống như thế nào?
Bước 4: Định hướng tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NL THTGS
Việc định hướng tổ chức dạy học theo định hướng phát triển NL THTGS theo các hoạt động (HĐ) sau:
- HĐ 1: Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống. - HĐ 2: Xây dựng giả thuyết.
- HĐ 3: Lập kế hoạc thực hiện. - HĐ 4: Thực hiện kế hoạch.
- HĐ 5: Viết, trình bày báo cáo, thảo luận.
2.2.2.2. Thiết kế kế hoạch dạy học các thí nghiệm cụ thể của thí nghiệm quan sát tế bào theo hướng phát triển NL THTGS
Hình 2.2: Các bước thiết kế kế hoạch dạy học thí nghiệm quan sát tế bào theo hướng phát triển NL THTGS
Trong đó, việc thiết kế các hoạt động thực hành được cụ thể hóa theo các hoạt động chính sau:
Bảng 2.2: Các hoạt động chính tổ chức dạy học thực hành theo định hướng phát triển NL THTGS HĐ 1 HĐ 2 HĐ 3 HĐ 4 HĐ 5 Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống: đặt ra được các câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; dùng ngôn ngữ của mình biểu đạt được vấn đề đã đề xuất. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu. Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội dung nghiên cứu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, hồi cứu tư liệu,...); lập được kế hoạch triển khai hoạt động nghiên cứu. Thực hiện kế hoạch: thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích, rút ra kết luận và điều chỉnh (nếu cần); đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết quả nghiên cứu; viết được báo cáo nghiên cứu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục.
2.2.2.3. Tổ chức dạy học thí nghiệm quan sát tế bào theo hướng phát triển NL THTGS
Tổ chức dạy học thí nghiệm quan sát tế bào theo hướng phát triển NL THTGS thực chất là triển khai các hoạt động dạy học và học theo kế hoạch đã thiết kế theo một quy trình nhất định, nhằm đạt được mục tiêu của bài học đã đặt ra. Thông qua bài học, hình thành được kiến thức và góp phần phát triển NL THTGS cho HS.
2.2.2.4. Rà soát điều chỉnh kế hoạch
Sau khi xác định các điều kiện cần thiết và có tính khả thi để thực hiện dạy học thực hành quan sát tế bào, trên cơ sở rà soát những yêu cầu cần đạt của dạy học thực hành quan sát tế bào dự kiến sẽ tổ chức, GV có thể điều chỉnh lại kế hoạch dạy học cho phù hợp.