8. Phương pháp nghiên cứu
3.5.2. Kết quả đánh giá NL THTGS
Để đánh giá NL THTGS, chúng tôi sử dụng bảng tiêu chí đánh giá để làm công cụ đánh giá. Cụ thể bảng tiêu chí đánh giá như sau:
Bảng 3.12: Tiêu chí đánh giá năng lực THTGS Thành tố NL THTGS Mức độ Tiêu chí đánh giá Gán điểm 1. Đề xuất vấn đề liên quan đến thế giới sống, đặt câu hỏi cho
vấn đề.
1
Chưa đề xuất được vấn đề liên quan đến thế giới sống, chưa đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề, cần sự giúp đỡ của giáo viên.
1
2
Đề xuất được vấn đề liên quan đến thế giới sống, nhưng chưa đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề, chưa tự biểu đạt được vấn đề.
2
3
Đề xuất được vấn đề liên quan đến thế giới sống, đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề, dùng ngôn ngữ của mình biểu đạt được vấn đề đã đề xuất. 3 2. Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết.
1 Chưa phân tích được vấn đề và chưa xây dựng
được giả thuyết. 1
2
Phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán, nhưng chưa xây dựng và phát biểu được giả thuyết.
2
3
Phân tích được vấn đề để nêu được phán đoán, xây dựng và phát biểu được giả thuyết nghiên cứu.
Thành tố NL THTGS Mức độ Tiêu chí đánh giá Gán điểm 3. Lập kế hoạch thực hiện. 1
Chưa lựa chọn được phương pháp thích hợp và chưa lập kế hoạch nghiên cứu, cần sự hỗ trợ của giáo viên.
1
2 Lựa chọn được phương pháp và lập kế hoạch
nghiên cứu, nhưng còn chưa phù hợp. 2 3 Lựa chọn được phương pháp thích hợp và lập
được kế hoạch nghiên cứu. 3
4. Thực hiện kế hoạch.
1 Thực hiện được kế hoạch nhưng chưa ra kết
quả mong muốn. 1
2
Thực hiện được kế hoạch, ra kết quả mong muốn nhưng chưa giải thích được kết quả và kết luận vấn đề.
2
3
Thực hiện được kế hoạch, đánh giá và so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận. 3 5. Viết, trình bày báo cáo và thảo luận.
1 Chưa biết viết báo cáo, trình bày kết quả còn
lúng túng, chưa đầy đủ. 1
2 Viết được báo cáo nghiên cứu, trình bày báo
cáo chưa rõ ràng, mạch lạc. 2
3
Viết được báo cáo nghiên cứu, trình bày báo cáo rõ ràng, đầy đủ. Biết bảo vệ kết quả nghiên cứu một cách thuyết phục.
3
Chúng tôi dựa trên 5 tiêu chí của NL THTGS để đánh giá 128 HS tham gia thực nghiệm. Người đánh giá là GV giảng dạy và GV dự giờ, chúng tôi tiến hành đánh giá ở các lớp TTN và STN.
Kết quả đánh giá NL THTGS của HS được thể hiện ở bảng 3.12.
Bảng 3.13: Bảng đánh giá điểm trung bình NL THTGS của HS trước thực nghiệm và sau thực nghiệm
Các tiêu chí số Sau TN Trước TN Số HS đạt mức điểm Điểm TB tiêu chí Số HS đạt mức điểm Điểm TB tiêu chí 1,0 2,0 3,0 1,0 2,0 3,0 1 19 33 76 2,45 53 42 33 1,84 2 22 36 70 2,38 67 33 28 1,70 3 16 30 82 2,52 44 44 40 1,97 4 14 35 79 2,51 51 39 38 1,89 5 25 30 73 2,38 49 40 39 1,92 Điểm trung bình NL THTGS STN = 2,45 Điểm trung bình NL THTGS TTN = 1,86 Chênh lệch điểm trung bình = 0,59
Độ lệch chuẩn của nhóm STN = 0,078 Độ lệch chuẩn của nhóm TTN = 0,103 Phương sai của nhóm STN = 0,0061 Phương sai của nhóm TTN = 0,0139
Phép kiểm chứng t-test độc lập p = 0,008 Mức độ ảnh hưởng ES = 5,73
Dựa vào kết quả ở bảng 3.13, ta thấy: Điểm trung bình các tiêu chí đánh giá NL THTGS ở nhóm STN cao hơn nhóm TTN. Sự chênh lệch điểm trung bình là 0,59, giá trị P < 0,05 và mức độ ảnh hưởng ES = 5,73 cho thấy kết quả thực nghiệm có mức độ ảnh hưởng rất lớn và sự khác biệt về NL THTGS ở HS trước và sau thực nghiệm là không phải ngẫu nhiên.
Số lượng HS đạt các tiêu chí của NL THTGS trong bảng kiểm quan sát ở mức 2 và mức 3 STN nhiều hơn TTN, đặc biệt là ở tiêu chí 3 và 4. Điều này cho thấy phần lớn HS đã biết lập kế hoạch và thực hiện được kế hoạch đã đề ra. Tuy nhiên, còn hạn chế ở các tiêu chí 2 và 5, cho thấy khả năng xây dựng giả thuyết, viết và trình bày báo cáo của HS còn chưa tốt.
Để thấy rõ mức độ tiến bộ về NL THTGS chúng tôi tiến hành lập biểu đồ so sánh như sau:
Hình 3.5: Đồ thị đánh giá sự tiến bộ NL THTGS cúa nhóm TTN và STN
Nhìn vào biểu đồ ta thấy sự tiến bộ về năng lực THTGS của nhóm STN đã có tiến bộ rõ ràng trong quá trình học tập và rèn luyện. Đồ thị biểu mỗi tiêu chí ở giai đoạn sau thực nghiệm đều đi lên và nằm phía trên cao hơn so với TTN. Như vậy, các kết quả về đánh giá NL THTGS trước thực nghiệm và sau thực nghiệm đã chứng tỏ rằng: Dạy học thực hành quan sát tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS góp phần rất lớn trong việc phát triển NL THTGS cho HS.
- Đánh giá định tính cá nhân:
Chúng tôi đã lựa chọn trong 3 lớp tham gia thực nghiệm 3 HS và theo dõi các biểu hiện của NL THTGS trong suốt quá trình thực nghiệm. Dựa trên theo dõi các biểu hiện của NL THTGS của GV dạy và GV dự giờ trong các tiết học, chúng tôi thu được kết quả định tính như sau:
+ HS Nguyễn Khánh Linh (10A4): Giai đoạn TTN được đánh giá là HS có học lực giỏi, ngay từ những tiết đầu của quá trình thực nghiệm, em đã thể hiện được các biểu hiện của NL THTGS khá tốt. Sau thực nghiệm, NL THTGS của em được đánh giá ở mức rất tốt, các bước trong quy trình THTGS em đều thực hiện rất nhanh và thành thạo.
+ HS Phan Đức Mạnh (10A3): Giai đoạn trước thực nghiệm được đánh giá là HS có học lực trung bình. Ở những tiết đầu của quá trình thực nghiệm, em còn rất khó khăn ở các bước đề xuất vấn đề, xây dựng giả thuyết, viết và trình bày báo cáo; tuy nhiên khả năng lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch của em lại khá tốt. Sau thực nghiệm, tất cả các bước trong quy trình THTGS em đều thực hiện tốt hơn, NL THTGS của em được đánh giá ở mức độ khá.
+ HS Nguyễn Thị Bình Nguyên (10A5): Giai đoạn trước thực nghiệm được đánh giá là HS có học lực trung bình. Ở những tiết đầu của quá trình thực nghiệm, em gần như không thực hiện được tất cả các bước của quy trình THTGS, mà đều cần sự trợ giúp của GV. Sau thực nghiệm, NL THTGS của em được đánh giá ở mức độ trung bình, em đã cơ bản thực hiện được các bước trong quy trình, đặc biệt, thực hiện khá tốt ở bước viết và trình bay báo cáo.
Như vậy, có thể nói việc xây dựng kế hoạch dạy học thực hành quan sát tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS đã góp phần phát triển NL THTGS của HS, kích thích HS chủ động, sáng tạo, tích cực hơn trong giờ học.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Kiểm nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính đúng đắn của giả thuyết khoa học mà đề tài nghiên cứu đã đề ra. Quá trình TN được thực hiện tại Trường THPT Quế Võ số 1, huyện Quế Võ, tình Bắc Ninh, trong năm học 2019 - 2020 với tổng số 128 HS tham gia được tóm tắt như sau:
- Nội dung và quy trình tổ chức dạy học thí nghiệm quan sát tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS là phù hợp và khả thi trong quá trình tổ chức dạy học ở trường THPT Quế Võ số 1.
- Kết quả TN được tiến hành qua hai giai đoạn là TTN và sau thực nghiệm lần 1 (TN1); sau thực nghiệm lần 1 (TN1) và sau thực nghiệm lần 2 (TN2). Kết quả về kiến thức, NL THTGS ở TN2 là cao hơn TN1 và cao hơn TTN.
- Kiểm nghiệm sư phạm đã cho thấy nội dung và kế hoạch dạy học thực hành quan sát tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS là phù hợp và có khả năng thực hiện, phát triển tại các trường phổ thông ở tỉnh Bắc Ninh. Tuy nhiên để có thể khẳng định chắc chắn hơn thì cần tiếp tục thực nghiệm rộng rãi và có những điều chỉnh cho phù hợp.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận
Sau một thời gian triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra, chúng tôi có một số kết luận sau:
1.1. Đề tài đã xây dựng được cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc thiết kế và tổ chức dạy học thí nghiệm quan sát tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS. Như cơ sở lí luận về đổi mới PPDH, một số vấn đề về NL nói chung và NL THTGS nói riêng, vai trò của dạy học thực hành Sinh học đối với việc phát triển NL THTGS, tiến hành khảo sát thực trạng dạy học thực hành môn Sinh học ở một số trường THPT tỉnh Bắc Ninh và nhận thức của GV về sự phát triển NL THTGS cho HS.
1.2. Nghiên cứu và đề xuất được quy trình thiết kế và tổ chức dạy học thực hành Sinh học theo định hướng phát triển NL THTGS. Vận dụng quy trình đó để thiết kế và dạy học thử nghiệm một số bài thực hành trong phần Sinh học tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS.
1.3. Xây dựng được bộ công cụ đánh giá NL THTGS và vận dụng bộ công cụ đó để đánh giá hoạt động dạy học một số bài thực hành trong phần Sinh học tế bào.
1.4. Tiến hành kiểm nghiệm, đánh giá giả thuyết khoa học và tính khả thi của đề tài. Kết quả nghiên cứu bước đầu cho thấy việc thiết kế và tổ chức dạy học một số bài thực hành thí nghiệm quan sát tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS đã góp phần phát triển được NL THTGS và nâng cao chất lượng học tập, góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Điều này đã khẳng định giả thuyết khoa học mà đề tài đưa ra là đúng đắn.
2. Kiến nghị
2.1. Đề tài mới chỉ dừng lại ở việc thiết kế và tổ chức dạy học một số bài thực hành trong phần Sinh học tế bào theo định hướng phát triển NL THTGS. Do đó, cần tiếp tục nghiên cứu mở rộng ở các bài thực hành thuộc phần khác
nhau, cũng như ở nhiều trường THPT theo hướng nghiên cứu mà chúng tôi đề xuất để từ đó có những điều chỉnh phù hợp và từng bước đưa vào giảng dạy.
2.2. Xây dựng bộ tài liệu hướng dẫn, tham khảo về dạy học Sinh học theo định phướng phát triển NL THTGS, để từ đó giúp GV thuận lợi trong quá trình nghiên cứu và áp dụng tổ chức dạy học dạy học cho phù hợp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt
1. Ban Chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 04/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.
2. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (2006), Lý luận dạy học Sinh học phần đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
3. Bend Meier và Nguyễn Văn Cường (2005), Phát triển năng lực thông qua phương pháp sử dụng phương tiện dạy học mới (Tài liệu hội thảo, Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án phát triển giáo dục THPT.
4. Nguyễn Lăng Bình - Đỗ Hương Trà - Nguyễn Phương Hồng - Cao ThịThặng (2010), Dạy và học tích cực một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, NXB Đại học Sư phạm.
5. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông, chương trình tổng thể. NXB Giáo dục Việt Nam.
6. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam.
7. Bộ Giáo dục - Đào tạo (2019), Hướng dẫn dạy học theo chương trình giáo dục phổ thông mới môn Sinh học, NXB Giáo dục Việt Nam.
8. Bộ GD-ĐT (2010), Giáo trình triết học, NXB Chính trị - Hành chính, tr 358. 9. Cao Danh Chính (2012), Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở trường
đại học sư phạm kĩ thuật, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội.
10. Bùi Minh Đức (2013), “Năng lực và vấn đề phân loại năng lực trong các nghiên cứu hiện nay”, Tạp chí giáo dục, số 306, tr 28-30.
11. Bùi Minh Đức, Đào Thị Việt Anh, Hoàng Thị Kim Huyền (2012), "Đổi mới mô hình đào tạo giáo viên trong các trường đại học sư phạm theo tiếp cận năng lực", Tạp chí Giáo dục, số 277, kì 1, 2012 tr 2-5.
12. Cao Cự Giác (chủ biên), (2016), Bài tập đánh giá năng lực khoa học tự nhiên theo tiếp cận PISA, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.
13. Nguyễn Thị Thu Hằng - Phan Thị Thanh Hội (2018), "Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh trong dạy học phần sinh học Vi sinh vật - Sinh học 10", Tạp chí Giáo dục, số 432, tr 53,54.
14. Trần Bá Hoành (1996), "Phương pháp tích cực", Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 3/1996.
15. Hội đồng Quốc gia chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003),
Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 3, Nxb Từ điển Bách khoa Hà Nội, tr 41. 16. Hoàng Thị Kim Huyền (2005), Xây dựng cấu trúc bài thực hành dạy học
sinh học nhằm nâng cao chất lượng bài thực hành và bồi dưỡng năng lực tự học cho Sinh viên trường ĐHSP, Tạp chí Giáo dục, số 113, tr 37-38
17. Đặng Thành Hưng (2012), “Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực”, Tạp chí Quản lí Giáo dục, số 43, tháng 12-2012, tr 18-26.
18. Đặng Thành Hưng (1999), Dạy học hiện đại - Lí luận, biện pháp, kĩ thuật,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
19. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp dạy học lấy người học làm trung tâm, NXB Hà Nội.
20. Nguyễn Kỳ (1996), Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học, Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 3/1996.
21. Nguyễn Hiến Lê (2002), Luận ngữ, NXB Văn học, Hà Nội.
22. Đỗ Thị Loan (2017), "Kĩ năng thiết kế thí nghiệm cần hình thành cho sinh viên sư phạm sinh học trong quá trình dạy học sinh lí thực vật", Tạp chí giáo dục, số 412, tr 41-45.
23. Luật giáo dục của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Số 38/2005/QH11 năm 2005)
24. Trần Thị Tuyết Oanh (2011), "Xây dựng bài tập thực hành môn Giáo dục học theo tiếp cận phát triển năng lực", Tạp chí Khoa học Giáo dục, Viện KHGDVN, số 68/2011.
25. Lương Việt Thái (chủ nhiệm đề tài), Nguyễn Hồng Thuận, Phạm Thanh Tâm (2011), Phát triển Chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển nănglực người học, Đề tài nghiên cứu khoa học, Mã số: B2008- 37-52 TĐ, Hà Nội,tr 18-19
26.Đỗ Ngọc Thống (2011), “Xây dựng chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí Khoa học Giáo dục, (68), tháng 5-2011. Tr22
27. Nguyễn Đức Trí (1996), Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề, Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ, Viện nghiên cứu và phát triển Giáo dục, Hà Nội.
28. Viện Ngôn ngữ học, Hoàng Phê chủ biên (2005), Từ điển Tiếng Việt, Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng, tr660-661.
29.Phạm Thị Hương - Lê Đức Giang - Nguyễn Hoa Du (2020). Xây dựng
chương trình bồi dưỡng NL dạy học thí nghiệm các môn khoa học tự nhiên cho GV THCS. Tạp chí Giáo dục, Số 471 (Kì 1 - 2/2020), tr 52-56; 51.
30. Nguyễn Thị Linh (2019). Thực trạng dạy học phát triển năng lực thực hành SH cho HS chuyên sinh ở các trường PT. Tạp chí Giáo dục, Số 465 (Kì 1 - 11/2019), tr 48-52; 47.
II. Tiếng Anh
31. John W burke (1995) Competency Based Eucation and Training, the