2.2.3. Kết quả thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất thành phố Hoà Bình đến năm 2020
2.2.4. Phân tích, đánh giá những tồn tại và nguyên nhân ảnh hưởng đến việc thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất
2.2.5. Đề xuất giải pháp tăng cường việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 tại thành phố Hoà Bình năm 2020 tại thành phố Hoà Bình
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập số liệu
Đây là phương pháp dùng để thu thập số liệu, tài liệu, các thông tin đã được công bố phục vụ mục đích nghiên cứu. Phương pháp này là phương pháp được sử dụng ở những bước đầu tiên của nghiên cứu khoa học. Nguồn tài liệu thu thập sẽ là cơ sở giúp cho người thực hiện đánh giá tổng quan về khu vực nghiên cứu.
Các tài liệu đã thu thập, phục vụ cho luận văn bao gồm:
- Các tài liệu về điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu, tài liệu đất đai, các báo cáo đánh giá, kiểm kê đất đai, các báo cáo tổng kết, niên giám thống kê;
- Các văn bản pháp lý, các chính sách của Nhà nước, của địa phương có liên quan đến công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch từ năm 2012;
- Các báo cáo thống kê đất đai hàng năm của thành phố Hoà Bình, tỉnh Hòa Bình;
- Các tài liệu, thông tin có liên quan tới đề tài nghiên cứu như: bản đồ hiện trạng sử dụng đất của thành phố Hoà Bình năm 2005, năm 2010 và năm 2015.
Ngoài ra đề tài còn tham khảo các tài liệu, bài báo được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên trang thông tin chính thống. Các tài liệu thu thập được sẽ được phân loại, tổng hợp, phân tích một cách khoa học nhằm sử dụng hiệu quả nhất những thông tin đó.
2.3.2. Phương pháp phân tích, thống kê
Dựa vào những tài liệu, số liệu điều tra và thu thập được từ các phòng ban để phân tích chọn lọc các tài liệu, số liệu phù hợp. Sau đó tiến hành xử lý các số liệu, tài liệu đã thu thập được; thống kê các số liệu về điều tra, tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Cụ thể về các số liệu như quy mô, diện tích; thời gian thực hiện; vị trí công trình, dự án và hình thức huy động vốn.
2.3.3. Phương pháp so sánh
Để đánh giá chi tiết tình hình thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm, tác giả tiến hành so sánh chỉ tiêu giữa (tăng, giảm theo kế hoạch thực hiện/ tăng, giảm theo kế hoạch). Căn cứ vào tình hình thực hiện từ đó đưa ra những nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hàng năm và quy hoạch sử dụng đất.
2.3.4. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp này tham khảo ý kiến của các cơ quan quản lý nhà nước, đơn vị tư vấn lập trong việc lập Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cũng như những nguyên nhân, tồn tại trong công tác thực hiện ( ví dụ như căn cứ đưa ra các chỉ tiêu sử dụng đất hàng năm, nguyên nhân đưa các dự án vào kế hoạch thực hiện nhưng lại không thực hiện được…) Từ đó, đưa ra các giải pháp tối ưu phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hoà Bình
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Thành phố Hoà Bình là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội của tỉnh Hoà Bình. Có tọa độ địa lý từ 20030’đến 200 50’độ vĩ Bắc; từ
105015’đến 105025’độ kinh Đông, cách Hà Nội khoảng 76 km về phía Tây.
Địa giới hành chính của thành phố được xác định như sau: - Phía Bắc giáp huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ.
- Phía Đông giáp huyện Kỳ Sơn (cũ) và huyện Kim Bôi, tỉnh Hoà Bình. - Phía Nam giáp huyện Cao Phong, tỉnh Hoà Bình.
- Phía Tây giáp huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình.
Thành phố Hòa Bình nằm trên trục hệ thống giao thông quan trọng Quốc lộ 6, nối liền tỉnh Hoà Bình với các tỉnh vùng Tây Bắc, đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội. Đây là những điều kiện thuận lợi cơ bản để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của thành phố nói riêng và của tỉnh Hoà Bình nói chung.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Hòa Bình có địa hình tương đối phức tạp được chia làm 2 tiểu vùng đồng bằng và đồi núi. Thành phố có 2/3 diện tích là đồi núi bao quanh. Khu trung tâm thành phố với địa hình đồng bằng tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 18 - 22 m. Khu vực đồi núi với các xã Hòa Bình, Yên Mông, Dân Chủ, Sủ Ngòi, Thái Thịnh, Trung Minh có địa hình tương đối phức tạp với đồi núi bao quanh, có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 30 - 320 m.
3.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Hoà Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm chung của vùng; mùa Đông lạnh, ít mưa; mùa hè nóng, mưa nhiều. Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 - 9, mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau.
Nhiệt độ trung bình năm là 23,40C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 28,80C (tháng 7), nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 16,20C (tháng 1).
Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.860 mm nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm. Mưa tập trung chủ yếu vào các tháng từ tháng 5 - 8, chiếm 75% tổng lượng mưa. Các tháng còn lại mưa ít chỉ chiếm 25% tổng lượng mưa. Vào các tháng mùa khô mưa rất ít đặc biệt là tháng 11 và tháng 12.
Do nằm trong vùng Bắc Bộ nên hàng năm thành phố Hoà Bình chịu ảnh hưởng của gió lốc kèm theo là mưa lớn tập trung gây úng lụt ảnh hưởng tới sản xuất và đời sống của người dân.
3.1.1.4. Thủy văn
Thành phố Hoà Bình có sông Đà chảy qua, chia cắt thành phố thành hai khu vực, bờ trái và bờ phải. Hệ thống suối gồm có suối Đúng, suối Trì, suối Cang… ở phía bờ trái và phía bờ phải có suối Chăm và một số suối nhỏ khác. Các hồ lớn chủ yếu tập trung ở phía bờ trái trên địa bàn các phường Hữu Nghị, Phương Lâm và Tân Hòa.
3.1.1.5 Các nguồn tài nguyên
a. Tài nguyên đất
Theo kết quả điều tra thổ nhưỡng cho thấy trên địa bàn thành phố có các loại đất theo nguồn gốc phát sinh như sau:
- Đất Feralit, đất đỏ vàng trên núi: Loại đất này có thành phần cơ giới chủ yếu là thịt trung bình, thịt nhẹ, đất không chua, lân tổng số và lân dễ tiêu nghèo, kali tổng số và kali dễ tiêu nghèo. Các chất dinh dưỡng khác tương đối thấp, phân bố tại các vùng núi của thành phố. Loại đất này phù hợp cho phát triển cây lâm nghiệp và một số ít cây trồng ăn quả.
- Đất phù sa của hệ thống sông suối:
+ Đất phù sa được bồi đắp hàng năm: Diện tích tập trung ven các sông suối, chất lượng tốt có thành phần cơ giới nặng. Loại đất này thích hợp cho trồng cây hàng năm đặc biệt là lúa;
+ Đất phù sa không được bồi đắp: Được hình thành do sản phẩm bồi tụ của phù sa sông nhưng không bị ảnh hưởng của bồi tụ hàng năm. Loại đất này hình thành tầng canh tác, phẫu diện đất phân hoá rõ ràng (có tầng chuyển tiếp như glây, kết von, lớp cát xen). Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nhẹ, đất chua, nghèo lân dễ tiêu, đạm tổng số thấp. Hiện nay loại đất này được sử dụng để trồng lúa nước.
- Đất nâu vàng trên phù sa cổ: Được hình thành trên mẫu đất phù sa cổ có địa hình lượn sóng hoặc dạng đồi thấp. Đặc điểm của loại đất này là tầng đất dày, thành phần cơ giới thịt nhẹ, ít chua, dinh dưỡng tương đối khá. Hiện nay loại đất này được sử dụng để trồng màu, mía, cây lâu năm.
b. Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt: Chủ yếu là nước sông Đà, đoạn sông Đà chảy qua thành phố Hoà Bình dài 23 km, có hồ Hoà Bình; Nhiệm vụ của hồ chứa ngoài mục đích cung cấp nước cho nhà máy thủy điện còn có vai trò quan trọng là điều tiết nước chống lũ cho đồng bằng sông Hồng vào mùa mưa, và cung cấp
nước cho sản xuất vào mùa khô. Đây là nguồn nước quan trọng cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Nhìn chung chất lượng nguồn nước còn khá tốt, do có sự điều tiết của hồ Hòa Bình nên lưu lượng nước ở đây thường ổn định và cao hơn các nơi khác. Tuy nhiên do rừng ở thượng nguồn bị tàn phá nên chất lượng nguồn nước và lưu lượng nước cũng bị ảnh hưởng nhiều.
Nguồn nước ngầm: hai bên bờ sông Đà, mực nước ngầm khá sâu khoảng 40 - 50 m, có một số nơi nước ngầm xuất hiện ở độ sâu 5 - 6 m, chất lượng nước tốt, không bị ô nhiễm. Lưu lượng nước ngầm đạt 150 - 200 m3/giờ. Hiện nay nguồn nước này đang được người dân khai thác sử dụng.
Tài nguyên nước của thành phố Hoà Bình tương đối dồi dào, đáp ứng nhu cầu phát triển nông, lâm, ngư nghiệp công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và phục vụ đời sống của cư dân trên địa bàn.
c. Tài nguyên khoáng sản
Nguồn tài nguyên khoáng sản của thành phố Hòa Bình là đá vôi, đất sét phân bố rải rác trên địa bàn thành phố, tập trung nhiều ở xã Sủ Ngòi.
d. Tài nguyên rừng
Diện tích đất rừng của thành phố là 8.298,67 ha, chiếm 57,64% tổng diện tích đất tự nhiên, trong đó: - Diện tích đất rừng sản xuất: 5.227,60 ha, Diện tích đất rừng phòng hộ: 3.063,05 ha,Diện tích rừng đặc dụng:8,02 ha.
- Trong những năm gần đây công tác quản lý rừng được tăng cường nên diện tích rừng ngày càng tăng lên, tỷ lệ che phủ của rừng là trên 50%.
(UBND Thành phố Hoà Bình, 2020)
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế
Cơ cấu kinh tế trên địa bàn thành phố tiếp tục chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm tỷ trọng ngành - nông - lâm thuỷ sản.
a) Nông - Lâm nghiệp
* Trồng trọt
Năm 2019, tổng sản lượng lương thực của thành phố đạt 6.515 tấn, so với cùng kỳ năm 2018 đạt 95,1%, nguyên nhân giảm tổng sản lượng là do giảm diện tích ngô
* Lâm nghiệp
Chỉ đạo các cơ sở làm tốt công tác chăm sóc, bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng. Tổ chức thực hiện tốt Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” xuân Kỷ Hợi 2019. Thực hiện trồng rừng được 161/170 ha, đạt 94,7% kế hoạch năm. Diện tích khai thác rừng trồng 190 ha, sản lượng gỗ ước đạt 8.550 m3 gỗ.
* Thủy sản
Tổng sản lượng cá nuôi và khai thác đạt 874,6 tấn. Trong đó: sản lượng cá nuôi trồng đạt 660,1 tấn, so cùng kỳ năm 2018 tăng 18,72%. Sản lượng cá khai thác tự nhiên đạt 214,5 tấn, so cùng kỳ năm 2018 tăng 0,8%. Số lồng cá nuôi cá trên vùng hồ xã Thái Thịnh và hạ lưu đập thủy điện đạt trên 900 lồng.
b) Công nghiệp - xây dựng
Sản xuất công nghiệp trong năm 2019 duy trì tốc độ tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN năm 2019 đạt 3.118,1 tỷ đồng, trong đó:
- Giá trị sản xuất của các doanh nghiệp đóng trên địa bàn thành phố đạt 1.244,8 tỷ đồng.
- Giá trị sản xuất của các cơ sở sản xuất kinh doanh cá thể đạt 557 tỷ đồng. - Giá trị sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đạt 1.316,2 tỷ đồng.
Tiếp tục thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp (02 cụm công nghiệp Chăm Mát - Dân Chủ và Yên Mông).
3.1.2.2. Tình hình phát triển xã hội a) Dân số
Dân số của thành phố tính đến thời điểm hiện tại là 95.638 người, trong đó số người trong độ tuổi lao động 53.881 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên dưới 1%. Thành phố đã thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với các gia đình chính sách và người có công với cách mạng; các đối tượng xã hội. Trong năm 2019 đã giải quyết việc làm cho 2.270 lao động. Công tác giảm nghèo và chính sách xã hội đối với hộ nghèo, cận nghèo được quan tâm.
b) Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội
Giao thông
* Đường bộ
Hệ thống giao thông đường bộ của thành phố Hòa Bình bao gồm các tuyến đường chính, như: tuyến Quốc lộ 6, Quốc lộ 70B, tuyến tỉnh lộ 433, tuyến tỉnh lộ 435; đường đô thị thuộc thành phố Hòa Bình là 56,83 km và có 168,6 km đường do các phường, xã quản lý.
* Đường sông
Trên địa bàn thành phố Hòa Bình có tuyến sông Đà và đây là tuyến đường thủy duy nhất có thể khai thác trên địa bàn thành phố. Tuyến sông Đà thuộc địa phận thành phố Hòa Bình có chiều dài 22 km/130 km chảy qua tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra trên địa bàn thành phố còn có 4 cảng: Cảng Hòa Bình, cảng Bến Ngọc, cảng Bích Hạng và cảng Ba Cấp.
Thủy lợi
Nhìn chung, mạng lưới thủy lợi đã đảm bảo cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp; hệ thống cấp thoát nước được sửa chữa, nâng cấp đáp ứng được cho nhu cầu tiêu thoát nước. Tuy nhiên trong những năm tới cần mở rộng và xây mới hệ thống thủy lợi cũng như hệ thống cấp thoát nước vì hiện tại hệ thống thoát nước dùng chung cho cả nước mưa và nước thải nên không chỉ gây ngập úng cục bộ vào mùa mưa mà còn ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường. (UBND Thành phố Hoà Bình, 2020).
3.1.2.3. Phân tích, đánh giá bổ sung tình hình biến đổi khí hậu tác động đến việc sử dụng đất
Những thay đổi khắc nghiệt về điều kiện thời tiết (nhiệt độ, lượng mưa, hiện tượng khí hậu cực đoan, thiên tai…) đã làm diện tích đất khô hạn, ngập úng, xói mòn, rửa trôi, sạt lở,…xảy ra ngày càng nhiều hơn nhất là với địa hình chủ yếu là đồi núi như thành phố Hoà Bình.
Biến đổi khí hậu gây rối loạn chế độ mưa nắng, nguy cơ nắng nóng nhiều hơn, lượng mưa thay đổi, lượng dinh dưỡng trong đất bị mất cao hơn trong suốt các đợt mưa dài, gây khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, chính vì vậy cần quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý và hiệu quả.
Sạt lở đất ven các sông suối, vùng đồi núi cao có địa hình dốc và chia cắt mạnh cũng là một vấn đề xảy ra thường xuyên ở tỉnh Hòa Bình, đặc biệt ở phần hạ lưu sông và các sông suối lớn…vào mùa mưa lũ. Sạt đất, trượt lở đất không chỉ làm mất đất sản xuất nông nghiệp, đất ở mà còn gây thiệt hại về người và tài sản, hư hại hệ thống cơ sở hạ tầng. Tạo áp lực cho việc bố trí quỹ đất tương đối lớn, đồng thời trong việc xác định vị trí xây dựng, bố trí các công trình.
- Tác động của biến đổi khí hậu đến sử dụng đất: do biến đổi khí hậu, đất nông nghiệp có thể bị giảm, một phần diện tích sẽ không sử dụng được nữa do ngập úng, khô hạn, xói mòn hoặc sẽ phải chuyển đổi thành đất ở cho những hộ dân phải di rời do ảnh hưởng của thiên tai (ngập lụt, sạt lở đất).
- Mặt khác, biến đổi khí hậu gây ra hiện tượng ngập úng, xói lở bờ sông, sạt lở đất…ảnh hưởng nghiêm trọng đến diện tích đất ở một bộ phận dân cư sống ở khu vực đồng bằng, khu vực đồi núi ven các sông suối sẽ phải