7. Cấu trúc của luận văn
3.2.1. Hiện thực huyền ảo
Khi bàn về những khuynh hƣớng chính trong văn chƣơng hậu hiện đại, tác giả Lê Huy Bắc coi chủ nghĩa huyền ảo (thần ma) (Magicalism) là một trong các khuynh hƣớng chính. Tác giả cho rằng chƣa có khái niệm
Magicalism trong nghiên cứu phê bình văn học thế giới chỉ có khái niệm chủ
nghĩa hiện thực huyền ảo (Magical Realism).
Cũng theo tác giả Lê Huy Bắc, nền tảng triết học của “huyền ảo” đƣợc đặt trên quan niệm thế giới đƣợc tri nhận của con ngƣời không đơn thuần là những tri thức lí tính mà còn là tri thức của linh cảm, tiên cảm, trực cảm…Tƣ tƣởng này đối thoại với quan niệm “hiện thực” của những nhà hiện thực. Bản chất của nó là mở rộng dân chủ cho các đối tƣợng “hiện thực” trƣớc đây bị xem là không hiện thực, đƣa văn chƣơng đến gần hơn với nguyên tắc trò chơi của lễ hội, của sự hoang đƣờng, tạo nên tính “đại chúng” trong sáng tạo…
Nhà văn sáng tạo theo khuynh hƣớng chủ nghĩa huyền ảo thƣờng sử dụng yếu tố hoang đƣờng trong phản ánh hiện thực. Điểm khác nhau cơ bản giữa huyền ảo hậu hiện đại và kì ảo là ở chỗ yếu tố ma quái, yếu tố kinh dị bị giảm thiểu đến mức tối đa và chúng không hề gây tâm lí hoang mang sợ hãi trong lòng ngƣời đọc. Thay vào đó, các nhà hậu hiện đại thƣờng sử dụng các hình ảnh siêu nhiên gắn với các thành tựu khoa học kĩ thuật, gần gũi hơn với đời sống con ngƣời. Cách các nhà văn thƣờng sử dụng là nâng một sự việc, một hiện tƣợng…lên tầm huyền thoại và xếp đặt thản nhiên liền kề các yếu tố siêu nhiên bên cạnh các yếu tố thực của đời sống. (…). Mĩ học Hậu hiện đại cho phép con ngƣời thoải mái sinh hoạt, giao tiếp qua những môi trƣờng và hoàn cảnh mà trong đời sống thực thì không thể nào tƣơng thông.[8; tr. 92-93].
Hiện thực huyền ảo vốn đƣợc xem nhƣ thành tựu của văn học Mỹ Latinh, trải dài từ thập niên 40 cho đến thập niên 60 - 70 của thế kỷ qua. Chín muồi nhất của hiện thực huyền ảo Mỹ Latinh là những nhà văn đƣợc mệnh danh thế hệ Boom (bùng nổ): G. Marquez, Carlos Fuentes, Julio Cortazar và Vargas Llosa. Cùng thời điểm đó, ở phƣơng Đông, đặc biệt là Nhật Bản cũng xuất hiện sớm những thủ pháp đan bện thực và ảo, tạo nên cảm giác về sự mơ hồ bí ẩn, sự lƣỡng lự trong đoán định của ngƣời đọc. Nhƣ một hệ quả của thời đại có quá nhiều sự thay đổi, thời đại của chiến tranh thế giới, của sự sống mong manh và niềm tin bị mai một, chất cảm tính và mơ hồ bắt đầu trội lên và thống lĩnh đời sống lẫn nghệ thuật. Chất huyền ảo thay thế cho tƣ duy lý tính đang đến hồi suy vong. Henri Benac trong Dẫn giải ý tưởng văn
chương cho rằng, văn học mang tính chất huyền ảo là một sự phản ứng lại chủ
nghĩa duy lý đang lan tràn trong nghệ thuật, là sự tò mò của con ngƣời trƣớc các lãnh địa cấm của lý trí và nhận thức khoa học, là sự rối loạn nội tâm về ý thức lẫn vô thức của nhà văn.
Hơn nữa, trong sự biến đổi không ngừng của thế giới, khoa học càng phát triển thì càng thừa nhận sự bất lực trƣớc những lĩnh vực thuộc về tâm linh và siêu hình. Văn chƣơng huyền ảo nhƣ bù đắp cho thiếu hụt đó, chạm vào cái giếng sâu thiêng liêng và huyền bí của con ngƣời và siêu nhiên. Sự hỗn độn và phi lý của cuộc nhân sinh diễn ra từ đầu thế kỷ XX đến nay lại là một may mắn giúp văn chƣơng phát hiện thế giới trong những chiều kích mới. Cái thực không còn giống nhƣ cái thực vốn quen nhìn. Và cái ảo không còn là cái xa lạ, vô lý. Sự hoài nghi và lƣỡng lự đẩy con ngƣời đến nhanh với sáng tác của cái ảo, chấp nhận cái ảo nhƣ mặt thứ hai của cuộc sống.
Hiện thực huyền ảo là một trong những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng bởi với các nhà hậu hiện đại nói chung, Đoàn Minh Phƣợng nói riêng, huyền ảo cũng là một “hoàn cảnh”. Bất kì những gì con ngƣời nghĩ đến và hình dung đƣợc nó đều có thể trở thành “hiện thực” trong con mắt của họ. Và khi tro bụi và Tiếng Kiều đồng vọng là hai tiểu thuyết tiêu biểu nhất của Đoàn Minh Phƣợng, nơi mà nhà văn kết hợp cái ảo với cái thực, cái tầm thƣờng với cái cao cả. Khảo sát hai tiểu thuyết, chúng tôi nhận thấy rõ tính chất của hiện thực huyền ảo.
Trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng thƣờng xuyên có sự kết nối giữa quá khứ và hiện tại, giữa thực và mộng, giữa cõi âm và cõi trần, giữa ƣớc mơ và thực tại dƣới hình thức huyền ảo hoặc kết hợp giữa huyền ảo và tâm linh hóa. Trong cả hai tiểu thuyết chúng ta đều gặp những nhân vật là “hồn ma” hoặc là “linh hồn” và những hồn ma này sống với những dằn vặt, trăn trở, ƣớc vọng đời thƣờng. Trong Tiếng Kiều đồng vọng, hồn ma của Chi là một trong những nhân vật chính của tác phẩm. Thƣờng xuyên xuất hiện những cuộc đối thoại bằng lời, bằng văn bản, bằng tâm tƣởng giữa Chi (hài nhi đã bị sát hại khi mới đƣợc hai tháng tuổi) và Mai (chị gái/em gái của Chi). Các cuộc đối thoại đậm tính huyền ảo này lại chứa đựng những sự kiện rất thực tế. Những điều Chi nói với Mai hầu hết đều trở thành “hiện thực” sau đó
hoặc chính là “sự thật” đƣợc mọi ngƣời che giấu suốt hơn hai mƣơi năm qua- những sự thật mà Mai mải miết kiếm tìm nhƣng không dễ gì thấu tỏ. Việc nhà văn để cho linh hồn Chi đối thoại, chất vấn, xúi giục, an ủi, phân trần và cả đe dọa, cảnh báo Mai khiến cho câu chuyện vừa mang màu sắc huyền ảo, li kì vừa đậm đà tính “hiện thực”. Tiếng nói đa thanh và đồng hiện ấy khiến nhiều nội dung trong tác phẩm đƣợc truyền tải một cách hàm súc, logic, sâu sắc, tự nhiên nhƣng đầy hấp dẫn. Mặt khác nó còn khiến cho dung lƣợng tác phẩm dù ngắn nhƣng vẫn đủ giải mã những bí ẩn, những nút thắt của câu chuyện mà vẫn gợi mở thêm nhiều suy ngẫm, phán đoán nơi độc giả khi những trang cuối của tác phẩm đã khép lại.
Nhân vật Mai trong tiểu thuyết Tiếng Kiều đồng vọng, thƣờng xuyên có những dòng tự độc thoại với chính mình. Cô sống giữa thực và mơ. Ranh giới ấy nhiều khi rất khó phân định: “Tôi không biết khi tôi ngủ, linh hồn tôi lắng xuống - chết một cái chết hững hờ - hay lặng lờ trôi qua những vùng đất tối nào tôi không biết. Có đôi lần tôi tưởng như tôi đã đánh mất sự liên lạc của ý thức, có những khi thức giấc tôi không biết tên mình. Tôi nằm nhớ lại ngày hôm trước, nhớ lại những câu chuyện, nhớ lại nỗi buồn dở dang mà tôi đã đặt qua một bên khi nhắm mắt ngủ. Về lại với đoạn nối tiếp, nhớ lại những cảm giác của mình, tôi nhớ lại mình là ai, biết mình vẫn còn đó. Điều đó đủ làm cho tôi buồn kinh khủng. Tôi nhớ lại câu chuyện đó. Điều đó đủ làm cho tôi buồn kinh khủng. Tôi nhớ lại câu chuyện của tôi, nhưng câu chuyện đó không liền lạc. Có những khoảng tối chen vào giữa, những câu chuyện, những kinh nghiệm không có tiếng nói và không len được vào trí nhớ, nhưng chúng vẫn có đó. Những câu chuyện nằm trong vùng đất tối có còn là của tôi hay không? Tôi không biết.
Tôi không thiết những câu chuyện ban ngày. Tôi nằm nhớ lại giấc chiêm bao tôi thấy vào đêm qua và vào đêm trước, đêm qua một đêm trước đó và và muôn nghìn đêm trước đêm ấy nữa. Những giấc mộng như những chiếc
lá rừng rơi xuống mặt đất ẩm ướt, chồng chất lên nhau. Những giấc mơ mới như những chiếc lá vừa rơi còn nửa xanh nửa vàng phủ lên những chiếc lá bên dưới, càng xuống sâu càng ẩm mục và ở một tầng nào đó đã mang màu của đất, đã một nửa biến thành đất nơi chúng đã rơi xuống. Khi nhớ lại những giấc mộng tôi không nhớ câu chuyện nào nằm trong giấc mộng nào, những đường ranh giữa giấc mộng này và giấc mộng kia đã tan đi những chiếc lá mục đã tan vào nhau vào những ngày trở về đất. Dường như có một sợi dây, một sự mạch lạc nào đó trong những câu chuyện trong mơ, dù khi tôi nhớ về chúng, chúng chỉ là những mẩu chuyện chập chờn, vô lý và rời rạc. Tôi cũng không nhớ những câu chuyện trong những giấc mộng đến với tôi bằng hình ảnh, bằng lời lẽ, hay bằng một thứ nhận thức huyền hoặc nào tôi không đặt được tên. Những giấc mơ không muốn nói với tôi điều gì, chúng không màng tới thứ ngôn ngữ mà tôi hiểu. Nhưng chúng có đó, chúng là ánh sáng hắt ra từ những khung cửa sổ của một gian phòng, một gian phòng của một thế giới khác. Tôi không biết tôi ở trong thế giới đó hay thế giới đó ở
trong tôi.” [30; tr.110-111-112].
Thực và mơ, hiện thực và giả tƣởng đan xen khiến mọi giới hạn về không gian, thời gian, hiện thực đƣợc mở rộng một cách tối đa. Nhờ vậy, tác phẩm truyền tải đƣợc những thông điệp đa tầng nghĩa và ngƣời đọc cũng đƣợc tham gia vào quá trình đồng sáng tạo với nhà văn. Tác phẩm Hậu hiện đại nói chung và tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng nói riêng luôn mang tính gợi mở trong quan điểm và góc nhìn. Những dữ kiện, chi tiết trong tác phẩm vừa chứa đựng yếu tố hiện thực vừa mang màu sắc huyền ảo nên ngƣời ta có thể cảm nhận và lý giải nó theo cảm quan và từ nhiều góc khác nhau. Nhà văn không “áp đặt” quan điểm hay góc nhìn mà để cho độc giả thỏa sức cảm nhận. Sức hấp dẫn và sự cuốn hút của tác phẩm cũng chính là ở chỗ đó.
Nhƣ vậy, khuynh hƣớng hiện thực huyền ảo đã tác động và chi phối mạnh mẽ và trở thành một dấu hiệu đặc trƣng của văn học đƣơng đại nói
chung, tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng nói riêng. Vẫn là những đề tài khá quen thuộc đã có ở các giai đoạn tiểu thuyết trƣớc, nhƣng bằng một phƣơng thức sáng tác mới, tiểu thuyết đƣơng đại đã có sự mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực sang nhiều khía cạnh khác nhau mà tiểu thuyết truyền thống (1945- 1975) chƣa làm đƣợc. Nhờ có sự mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực, các nhà tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại viết theo khuynh hƣớng hiện thực huyền ảo đã khám phá ra nhiều mảng hiện thực khác nhau vƣợt lên trên lối mòn tƣ duy tiểu thuyết hiện thực thông thƣờng. Với khuynh hƣớng này thì năng lực sáng tạo của nhà văn đƣợc coi trọng hơn năng lực phản ánh. Đây chính là nét đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đƣơng đại, mà Đoàn Minh Phƣợng cũng đƣợc coi là một cây bút tiêu biểu.