Vài nét về nhà vă n đạo diễn Đoàn Minh Phƣợng và tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (Trang 33)

7. Cấu trúc của luận văn

1.4. Vài nét về nhà vă n đạo diễn Đoàn Minh Phƣợng và tác phẩm

Đoàn Minh Phƣợng là một nữ nhà văn Việt Nam sống ở hải ngoại. Chị rời Việt Nam qua định cƣ tại Đức khi chƣa đầy hai mƣơi tuổi, sống trong lòng xã hội tƣ bản mà ở đó sự minh bạch, phân công đều rõ ràng, lạnh lùng, vô cảm, cộng với sự cách biệt về ngôn ngữ, ứng xử tạo một vách ngăn và mặc cảm văn hóa sâu nặng trong tâm thức của con ngƣời xa xứ. Gắn mình vào guồng quay của cuộc sinh tồn khó nhọc nơi đất khách, chị nhận ra “mình lạc lõng và luôn có cảm giác mình không tồn tại trên mặt đất. Nhƣ thể mình bị cắt rời khỏi phần máu thịt của mình” (Và khi tro bụi bay về. Truy cập từ [45]). Thế nên, chị tìm cách quay về sau gần hai mƣơi năm lƣu lạc, dẫu hành trình trở lại bản xứ cũng thật chật vật, khó khăn.

Đoàn Minh Phƣợng sinh ra ở Sài Gòn, cha mẹ gốc miền Trung. Chị sang Đức định cƣ từ năm 1977, có một thời chị sống ở Bonn, một thời sống ở Cologne. Hồi nhỏ, chị mê âm nhạc vô cùng và có ý định sống chết với âm nhạc. Năm 14 tuổi, chị học đàn piano với nhạc sĩ Phạm Trọng Cầu. Năm 20 tuổi, sang Cologne, chị tiếp tục học nhạc nhƣng rồi… “không thành”! (Chị tự nhận chị giống nhƣ chuyện học đàn của cô gái trong tác phẩm Và khi tro bụi). Sau đó, chị tôi chuyển sang học nghề phim, làm phim tài liệu cho một đài truyền hình ở Cologne và viết báo, viết văn. Chính thời gian 15 năm làm việc cật lực với nghề phim, đi qua nhiều quốc gia trên thế giới đã thôi thúc chị nghĩ đến phải thực hiện một phim về đất nƣớc, về quê hƣơng cội nguồn của mình. Bộ phim Hạt mưa rơi

bao lâu đƣợc nhen nhóm từ ý tƣởng đó.

Còn chất liệu trong các tiểu thuyết của chị (đặc biệt trong cuốn Và khi

tro bụi) phảng phất rất nhiều hình ảnh về công việc thực tế đi dạy và làm báo

của bản thân chị. Trong thời gian thực tập tại một viện mồ côi, Đoàn Minh Phƣợng đã có cơ hội tiếp xúc với trẻ em Đức, trẻ em các nƣớc trong đó có cả trẻ em Việt Nam. Tình cảnh và tình cảm của trẻ em mồ côi thật phức tạp, đáng thƣơng. Rất nhiều cuộc đời, nhiều số phận lạ kỳ của bọn trẻ khó thể kể hết…Điều này cũng để lại dấu ấn đậm nét trong sáng tác của chị. Trong tƣơng lai, Đoàn Minh Phƣợng có dự định tiếp tục làm phim. Những kinh nghiệm

làm phim rất quý giá, bởi nó sẽ giúp mình hoàn thiện mọi điều tốt hơn. Là một nhà văn hải ngoại nhƣng chị vẫn hy vọng tìm đƣợc một dự án tốt để làm phim. Rất may mắn khi chị đƣợc sinh ra trong một gia đình có anh chị em đam mê văn chƣơng nghệ thuật, thích viết văn, thích làm phim.

Trở lại Việt Nam hơn 10 năm nay, Đoàn Minh Phƣợng và các anh chị em của chị đã góp sức cùng gia đình khôi phục xƣởng gỗ của ông nội ở Hội An. Đó cũng là một phần hoạt động trong cuộc sống kinh tế gia đình chị hiện nay.

Đoàn Minh Phƣợng về Việt Nam từ năm 1977 và về nƣớc cách đây 10 năm. Và khi tro bụi đƣợc sáng tác năm 2006 và đã đoạt giải thƣởng Hội Nhà văn Việt Nam năm 2007. Đây chính là tác phẩm đầu tiên ghi dấu tên tuổi của Đoàn Minh Phƣợng trong lòng bạn đọc. Tác phẩm đƣợc viết ra bởi sự thôi thúc của tác giả khi còn ở nơi xứ ngƣời nhƣng lòng luôn hƣớng về cố quốc nhƣ chính tác giả chia sẻ: “Tôi luôn tự nhủ, mình phải làm gì đó để đánh dấu sự trở về này. Nó ám ảnh tôi như là một món nợ phải trả. Mà nợ ai? Có lẽ là nợ chính mình.”. Và khi tro bụi đƣợc viết phần lớn ở nƣớc ngoài. Khi về Việt Nam, tác giả mới gắn kết các chƣơng với nhau và chỉnh sửa lại một cách hoàn chỉnh. Sách không ghi thể loại, có thể tác phẩm này vào thể loại tiểu thuyết. Đoàn Minh Phƣợng lại mở đầu bằng một câu thơ, của Henry Vaughan, dịch qua lục bát: “Và khi tro bụi rơi về/Trong thinh lặng đó,

cận kề quê hương”, nhƣ là cảm hứng cho toàn bộ cuốn sách. Nhân vật chính

là một phụ nữ có chồng mất trong một tai nạn. Chị không muốn sống nữa và quyết định tìm đến cái chết. Một cái chết chủ động, và ngƣời định chết cũng không biết bao giờ mình sẽ chết và chết theo cách nào. Chị chọn cuộc sống trên những con tầu, lang thang khắp châu Âu. Toàn bộ câu chuyện luôn ẩn hiện trong một màn sƣơng mờ ảo, hoang mang, đôi lúc khó nắm bắt. Một thân phận tha hƣơng, phải chịu đựng những xung đột về xã hội, văn hóa, phân vân giữa quá khứ và hiện tại, hiện tại và tƣơng lai. Để cuối cùng, ngƣời đàn bà - nhân vật chính nhận ra, chị cũng chỉ là một trong số những ngƣời chị từng

gặp và tiếp tục đi tìm. Một ngƣời từ bỏ gốc rễ, cội nguồn của mình sẽ không thật sự bám rễ đƣợc vào đâu hết. Ngƣời ấy cần phải sống những ngày những đêm những tháng của mình chứ không phải sống bằng thời gian, trí nhớ của ngƣời khác. Giống nhƣ tro bụi, cũng có quê hƣơng và một lúc nào đó rơi về... Về quan niệm sống và viết, Đoàn Minh Phƣợng cho rằng mỗi con ngƣời có một lịch sử cuộc đời riêng. Lịch sử đó tạo nên kỉ niệm, kinh nghiệm và quan niệm cá nhân của họ. Theo chị, nhà văn luôn phải đối diện với quá khứ, để hiểu nó, để biết mình là ai. Nhƣng khi sống xa quê, cơ hội nhìn lại ký ức trở nên ít đi. Hay nói cách khác, quá khứ bỗng dƣng trở thành một hình ảnh đóng băng, không chuyển động. Một ngƣời tha phƣơng nhớ về quá khứ cũng giống nhƣ con cá nhớ về dòng sông khi không còn quẫy đạp trong dòng sông đó nữa. Một mặt, họ đủ trƣởng thành để nhớ về gốc gác Việt, để biết mình không phải là ngƣời nƣớc ngoài. Nhƣng mặt khác, họ phải đối diện với khó khăn của những ngƣời mang theo cái quá khứ đã đóng băng, bất động. Sau khi rời Việt Nam, đến hơn 10 năm chị không đọc tiếng Việt. Khi đọc lại, chị rất xúc động và cảm nhận đƣợc cái hay, cái đẹp mà ngôn ngữ này chuyên chở. Chị muốn đọc thêm, thêm nữa, thậm chí muốn viết ra những điều mình nghĩ. May mắn là chị học khá nhanh. Thời kỳ đầu, chị gặp khá nhiều khó khăn và thƣờng xuyên phải tra từ điển.

Cùng với tác phẩm Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau (xuất bản 2010, tái bản 2020 với tên gọi Tiếng Kiều đồng vọng) cũng đƣợc đánh giá là một tiểu thuyết tuy có dung lƣợng ngắn nhƣng mang đậm dấu ấn hậu hiện đại. Hai tiểu thuyết đƣợc viết bằng thứ văn giản dị, sâu sắc, ẩn chứa nhiều chiêm nghiệm về tình ngƣời và lẽ đời. Nữ nhà văn đã viết ra những trang viết mơ hồ, u ẩn ấy bằng một cái đầu tỉnh táo, sắc lạnh nhƣng thẳm sâu là trái tim chan chứa yêu thƣơng: “Tôi có lối viết khá lạnh. Khi viết, tôi luôn tự kiểm soát tình cảm của mình. Bởi tôi sống trong một thời đại không có gì là tuyệt đối. Yêu, ghét, hận thù đều không đến cùng và không tuyệt đối nên tôi không "buông thả" ngòi bút”.

Gần đây, Đốt cỏ ngày đồng đƣợc coi là tiểu thuyết mới nhất của tác giả Đoàn Minh Phƣợng. Đƣợc tác giả thai nghén trong một khoảng thời gian tƣơng đối dài, Đốt cỏ ngày đồng để lại ấn tƣợng hết sức khác lạ so với hai thành công trƣớc, một áng văn mạnh mẽ làm lay động giác quan, mang hơi thở lãng mạn nồng nàn và đậm tính triết. Đốt cỏ ngày đồng xuất hiện nhƣ một cơn mƣa rào làm thỏa nguyện những khát khao đợi chờ từ giới mộ điệu. Vẫn đƣợc viết theo kỹ thuật dòng ý thức cùng màu sắc triết lí quen thuộc, nhƣng có thể nói ở Đốt cỏ ngày đồng có nhiều điểm khác biệt căn bản so với hai tác phẩm trƣớc. Đầu tiên, đây là một tác phẩm phá vỡ mọi quy ƣớc căn bản của thể loại, nó không định rõ cốt truyện, bối cảnh, góc trần thuật.

Qua những tác phẩm của mình, Đoàn Minh Phƣợng đã cho độc giả thấy một thế giới thầm kín, đa chiều và phức tạp trong tâm hồn con ngƣời. Với cách xây dựng tác phẩm mang đậm dấu ấn hiện sinh, hậu hiện đại, nhà văn đã mở rộng biên độ phản ánh hiện thực để làm bật lên những cảm quan về thế giới đổ vỡ và cảm quan về những con ngƣời cô đơn, hoài nghi.

* Tiểu kết chƣơng 1

Hậu hiện đại không phải là chủ nghĩa nghệ thuật thuần tuý, mà là trào lƣu văn hoá mang tính toàn cầu, tác động rộng lớn đến nhiều mặt trong đời sống văn hoá xã hội của nhiều quốc gia. Văn học hậu hiện đại vì thế cũng mang tính phổ quát. Ngƣời sáng tác văn chƣơng hậu hiện đại phải mang đầy đủ cảm thức hậu hiện đại, với những phƣơng thức thể hiện mới. Để thể hiện thành công một tác phẩm hậu hiện đại không hề đơn giản. Văn học Việt Nam thời kì đổi mới trong những năm gần đây, đội ngũ sáng tác của Việt Nam đã vận dụng các thủ pháp hậu hiện đại vào các sáng tác của mình. Thực tiễn cho thấy giữa tiểu thuyết hiện đại, đƣơng đại và hậu hiện đại chƣa có một đƣờng biên, một ranh giới rạch ròi. Nhìn chung sự cách tân đã có thu nạp những yếu

tố của hậu hiện để tạo nên bức tranh văn học đa dạng hơn. Trong bức tranh đa sắc màu ấy, Đoàn Minh Phƣợng với những nỗ lực cách tân cũng đã tạo nên những dấu ấn hậu hiện đại đặc trƣng trong tiểu thuyết của mình. Trong chƣơng 1, luận văn đã điểm lƣợc một số vấn đề cơ sở lý luận quan trọng nhƣ: khái niệm hậu hiện đại; văn học hậu hiện đại, dấu ấn của ậu hậu hiện đại trong văn học Việt Nam và phác họa một vài nét chính về cuộc đời, sự nghiệp, phong cách sáng tác của nữ nhà văn - đạo diễn Đoàn Minh Phƣợng. Những kiến thức cơ sở này sẽ là những căn cứ quan trọng giúp tác giả luận văn nhận diện, phân loại, phân tích, lý giải về những dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng ở chƣơng 2, 3.

Chƣơng 2

DẤU ẤN HẬU HIỆN ĐẠI Ở PHƢƠNG DIỆN NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA ĐOÀN MINH PHƢỢNG 2.1. Cảm quan hậu hiện đại

Trong công trình nghiên cứu Văn học hậu hiện đại, Lê Huy Bắc đã đề cập tới cảm quan hậu hiện đại nhƣ là một trong những thuật ngữ cốt lõi của văn học hậu hiện đại [8; tr.45]. Cảm quan hậu hiện đại là khái niệm đƣợc Lyotard đề xuất và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu khác tán thành. Từ cái nhìn của tâm thức hậu hiện đại, thế giới tồn tại nhƣ một khối hỗn độn, “các sự vật hiện tƣợng cứ đan bện và chồng chéo nhau, xuất hiện, biến mất rồi lại xuất hiện mà không tuân thủ trật tự nào. Sự tồn tại đó là hoàn toàn ngẫu nhiên” [8; tr.46].

Nhƣ vậy, cảm quan hậu hiện đại là cảm quan về thế giới nhƣ một sự hỗn độn, cắt mảnh, rời rạc, không có bất kì tiêu chuẩn giá trị và định hƣớng ý nghĩa nào, không có chân lý và cũng không có định kiến. Theo cảm quan hậu hiện đại, thế giới đã từng và đang diễn ra cơn "khủng hoảng niềm tin" vào tất cả những giá trị đã từng tồn tại trƣớc đó.

Trên bình diện kết cấu, cảm quan hậu hiện đại đƣợc thể hiện ở ý muốn tái tạo sự hỗn độn của cuộc sống bằng trần thuật theo nguyên tắc "cắt mảnh rời rạc". Đặc tính chủ yếu của văn bản kiểu này là ở chỗ trên bình diện trần thuật, chúng tạo cho độc giả sự 'bất tín' về phát triển của nó biểu hiện qua nghệ thuật xây dựng cốt truyện, nhân vật... không theo quy luật logic thông thƣờng. Một dấu hiệu cơ bản khác của nó là hình thức đặc thù của "sự mỉa mai có điều chỉnh'' đối với mọi biểu hiện của đời sống, thông qua “hài hƣớc đen”, “đả phá”, “nhại”. Chấp nhận hỗn độn, chấp nhận sự cắt mảnh, lắp ghép đồng nghĩa các tác phẩm hậu hiện đại tái tạo thế giới với tâm thức “phi trung tâm”.

2.1.1. Cảm quan về thế giới đổ vỡ

Đƣợc ƣơm mầm từ những yếu tố mang tính đặc biệt của xã hội đƣơng đại và những điểm riêng trong hoàn cảnh cá nhân, thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng có nhiều nét riêng biệt và đặc sắc. Đó là những dự cảm về sự đổ vỡ các hệ giá trị, hoài nghi về sự tồn tại của kiếp ngƣời, sự mở rộng biên độ phản ánh hiện thực… Đó là cách nhìn hiện thực đầy u ám, xem hiện thực nhƣ một thứ hƣ vô, bất định, chẳng có gì là chắc chắn. Những quy ƣớc xã hội và mối quan hệ giữa con ngƣời trở nên lỏng lẻo, rời rạc hơn bao giờ hết. Sự thiếu tin tƣởng ấy khiến nhân vật của Đoàn Minh Phƣợng là những cá nhân cô đơn, lẻ loi, tách xa với đời sống cộng đồng, thậm chí xa lạ với chính họ. Nhân vật trong tiểu thuyết của chị luôn trong hành trình tìm kiếm cái tôi bản thể giữa một thế giới đổ vỡ và rạn nứt. Các nhân vật đƣợc xây dựng với ám ảnh về những giấc mơ, sự chết chóc, mang tâm trạng cô đơn, bất an,… Sự hiện hữu của họ với tƣ cách là một cá thể trong xã hội trở nên mơ hồ, thiếu xác tín. Đó là những nhân vật “vô tri” muốn quay lại “bản nguyên” để đi tìm câu trả lời thế nào là “sự bất tử” trong nỗi cô đơn lạc loài vì con ngƣời chỉ là trò chơi vô tăm tích.

Cũng giống nhƣ một số nhà văn hậu hiện đại phƣơng Tây nhƣ M.Kundera, tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng mang lại cho ngƣời đọc cảm giác con ngƣời biến mất đằng sau hình ảnh của chính nó. Hình ảnh, không phải để phô bày, xác định con ngƣời, mà là để che lấp, xóa bỏ, tha hóa và nhấn chìm con ngƣời.

Nếu chủ nghĩa hiện thực cổ điển chủ trƣơng lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con ngƣời làm đối tƣợng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hƣớng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trƣờng xung quanh. Phê phán chủ trƣơng này, những nghệ sĩ hiện đại cho rằng chủ nghĩa hiện thực chỉ là sự mô phỏng, bị lệ thuộc vào thực tại. Với họ, nghệ thuật phải mổ xẻ cuộc

sống và bay ra khỏi cuộc sống. Thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại mang đến một quan niệm hoàn toàn khác. Chủ nghĩa hậu hiện đại chối bỏ sự thật khách quan và đại tự sự. Đó là sự giải thoát có chủ ý từ những cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện đại đã thống trị trƣớc đó. Thế giới hiện thực trong văn chƣơng hậu hiện đại là thực tại khó nắm bắt, nhập nhằng, lẫn lộn, đa diện, “thậm phồn”.

Sự đổ vỡ của tình cảm gia đình, sự đổ vỡ giá trị thiêng liêng về mối quan hệ giữa nam và nữ đã đƣợc miêu tả trong cả hai cuốn tiểu thuyết Và khi

tro bụi Tiếng Kiều đồng vọng.

Trong Tiếng Kiều đồng vọng, nhà văn Đoàn Minh Phƣợng đã thể hiện một cách đầy tinh tế sự đổ vỡ của những giá trị này qua việc miêu tả âm thanh tiếng vỡ của chiếc bình Khang Hy. “Nhà cha mẹ dì ngày xưa có một chiếc độc bình Khang Hy, để lại từ thời các cụ tổ làm quan trong triều Nguyễn. Chiếc bình được đặt trên một cái đôn cao bằng gỗ cẩm lai chạm hoa sen, phía trước bàn thờ…Trước tiếng vỡ đó, trong căn nhà này có một gia đình, một lịch sử. Sau tiếng vỡ đó, không còn gì, không còn ai. Không còn ông, bà, cha hay mẹ, không còn tổ tiên, chị em, không còn tuổi thơ, trời mưa, bánh Tết, chuyện đời xưa, trăng rằm, lá sen... Tất cả đã vỡ cùng với chiếc bình, những mảnh vỡ hai

mươi hai năm rồi chưa có ai cúi nhặt lên và sắp lại cạnh nhau.” [30; tr.57-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)