Chiến tranh từ cái nhìn đa diện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (Trang 61 - 66)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Chiến tranh từ cái nhìn đa diện

Ngòi bút của Đoàn Minh Phƣợng với lối kể chuyện phân mảnh, lắp ghép nhiều mảng hiện thực đã tạo nên tính phức hợp cho cốt truyện, mở rộng biên độ phản ánh hiện thực trong hai tác phẩm có dung lƣợng rất khiêm tốn.Thông qua hai cuốn tiểu thuyết Và khi tro bụi, Tiếng Kiều đồng vọng, Đoàn Minh Phƣợng đã thể hiện một hiện thực “thậm phồn” so với dung lƣợng nhỏ bé của nó.

Cả hai tác phẩm nói trên đều là những tiểu thuyết ngắn nhƣng có độ mở lớn nhờ đƣợc trần thuật theo kiểu “truyện trong truyện”. Trong Và khi

tro bụi, nhà văn đã kể chuyện từ ngôi thứ nhất, tác phẩm dung chứa cùng lúc

hai cốt truyện đƣợc triển khai theo cấu trúc song tuyến. Câu chuyện thứ nhất cũng là nội dung chính của toàn bộ tác phẩm, ngƣời kể chuyện (nhân vật tôi) có tên là An Mi. Chồng cô vừa bị tai nạn. Không chấp nhận thực tại phũ phàng đó, An Mi đã thực hiện cuộc hành trình tìm về cái chết. Câu chuyện là lời kể của cô trên hành trình đầy cô đơn, hoài nghi và đau xót. An Mi giấu trong túi xách những vỉ thuốc ngủ, lang thang trên những chuyến tàu để tìm cái chết. Trong suốt quá trình lang thang vô định ấy, cô dần dần tìm đƣợc quá khứ, tìm đƣợc ý nghĩa về sự tồn tại của con ngƣời. Chỉ với cốt truyện thứ nhất này, độc giả đã bị lôi cuốn vào một loạt những băn khoăn về nhân vật. An Mi cảm nhận thế nào trong hành trình tìm đến cái chết? Cái quyết định lạ lùng ấy đã chi phối cuộc đời nhân vật ra sao? Liệu những chuyến tàu lang thang khắp châu Âu sẽ đƣa An Mi dừng lại ở bến đỗ nào và bao giờ thì hành trình này kết thúc?...

Trong Và khi tro bụi, nhân vật tôi chỉ ghi vào sổ tay mấy dòng chữ: “Tôi là một đứa trẻ mồ côi. Tôi đến từ một đất nước có chiến tranh” [29; tr.35].; “Tôi là khách lạ bất cứ đâu. Con người không có quê hương giống như một hạt cỏ gió đưa đến bám rễ trên vách đá, tôi biết thân phận của mình

một cái tên, chân dung hay linh hồn. Tôi là một gian nhà trống,… tôi không có

gì để nhớ” [29; tr.152]. Lí giải cho số phận kì lạ này của nhân vật, Đoàn Minh

Phƣợng đã lồng vào tác phẩm cốt truyện thứ hai về gia đình Michael Kempf, một nhân viên khách sạn. Trong một lần dừng chân tại một khách sạn nhỏ, An Mi tình cờ gặp Michael Kempf và có đƣợc cuốn sổ da rất đẹp ghi lại những bí mật về bi kịch gia đình anh. Từ đó, hành trình của An Mi không còn là hành trình vô định đi tìm cái chết của chính mình mà trở thành hành trình ngăn chặn một cái chết khác. Ứng với hai cốt truyện đan lồng vào nhau là hai chủ thể trần thuật xƣng tôi. Tôi - An Mi [câu chuyện thứ nhất] - ngƣời phụ nữ cô đơn, lạc loài nơi xứ ngƣời quyết tâm đi tìm cái chết. Từ điểm nhìn bên trong, tôi kể về tuổi thơ, về cái chết của bố, về chiến tranh, về cái chết của đứa em gái nhỏ, về những ngày lang thang đi tìm cái chết… Tôi - ngƣời trực đêm khách sạn [câu chuyện thứ hai] kể về bi kịch gia đình mình, cái chết của mẹ, sự mất tích của ngƣời em trai, nỗi nghi ngờ và căm thù ông bố đã giết mẹ của mình…

Vì chiến tranh mà cô bé An Mi trở thành một kẻ lƣu lạc và lƣu vong nơi đất khách quê ngƣời khi mới lên 7 tuổi: “Cháu qua đây lúc bảy tuổi. Trẻ mồ côi vì chiến tranh. Cháu bị thương, người ta đem lên tàu bệnh viện Đức để chữa bệnh. Gia đình cháu chết hết, không ai đến nhận cháu về, người ta đưa

cháu qua đây luôn.” [29; tr.55]. Hiện thực tiểu thuyết nhƣ đƣợc xếp chồng lên

nhau bởi hiện thực của cá nhân và hiện thực của dân tộc. Chiến tranh loạn lạc đã làm bao gia đình li tán, bao số phận phải chia li và sống cả một đời trong những ẩn ức, cô đơn. Cho đến khi cận kề cái chết, quá khứ mới trở về trong tâm trí An Mi một cách rõ nét đầy ám ảnh: “Nhà tôi ở gần một chiếc cầu bắc qua một con sông nhỏ. Cạnh nhà có một con lạch chảy ẩn dưới đám cỏ hoang và lau sậy, chúng tôi chỉ nghe tiếng nước chứ ít có chỗ nhìn thấy dòng nước. Nhưng tôi đã biết vạch lau cỏ để đặt những chiếc lờ cá dưới lạch. Cha tôi đi lính đã ba năm không có nhà. Nhà chỉ có mẹ và hai đứa con gái nhỏ. Mẹ tôi trồng lát, đan chiếu, lâu lâu lại gánh chiếu ra chợ bán một lần. Tôi phụ mẹ

nhổ lát, chẻ lát, phơi lát. Hai bàn tay lúc nào cũng sưng. Những khi mẹ tôi buồn, tôi nói: Mẹ đừng khóc, Tết cha về. Tôi nói vậy dù tôi không nhớ mặt cha

tôi, không biết ông về nhà thì như thế nào” [29; tr.167]. “Một tối có tiếng đại

bác rơi trong xóm. Chúng tôi đã quen. Chúng tôi chui xuống gầm ván, mẹ tôi đã chất mấy bao cát chung quanh bộ ván. Tiếng đại bác xé gió rít trong đêm rồi rơi xuống đâu đó rất gần, chúng tôi nằm co người cầu Phật cho đạn rơi nơi khác, đừng rơi trên đầu mình. Một tiếng rít sát bên rồi một tiếng ầm lớn, một quả đạn rơi bên cạnh tường, nhà tôi sập. Mẹ tôi nhấc tôi ra khỏi gầm bộ ván, đẩy tôi và gọi: Chạy đi An, chạy đi! Tôi nhắm mắt chạy, không biết gì nữa. Đạn vẫn rơi khắp nơi. Một trái nữa vừa rơi xuống ngay nhà tôi. Chạy thất thần được một quãng tôi mở mắt ra, quay đầu lại nhìn. Tôi không thấy ai bên mình. Tôi có một mình. Tôi loạn cuồng quay đầu chạy ngược lại nhà mình. Căn nhà đã sập hoàn toàn. Mọi người đã chết, chỉ còn mình tôi. Tôi chạy lại ôm xác mẹ,

và trong nỗi kinh hoàng, tôi không biết làm gì nữa bây giờ.” [29; tr.168-169].

Chỉ một đoạn văn ngắn nhƣng đầy sức ám ảnh. Nếu nhƣ văn học giai đoạn trƣớc nhìn chiến tranh từ cảm thức “Đường ra trận mùa này đẹp lắm” (Phạm Tiến Duật), từ quan niệm nghệ thuật: văn học phải trở thành vũ khí chiến đấu, động viên khích lệ con ngƣời đƣơng đầu với khó khăn, dũng cảm ra chiến trƣờng, hi sinh vì lý tƣởng cao đẹp thì đến giai đoạn sau năm 1986, đặc biệt là trong các tác phẩm văn học viết theo khuynh hƣớng hậu hiện đại, khi con ngƣời nhìn về chiến tranh với độ lùi thời gian, với chiều sâu chiêm nghiệm, chiến tranh đƣợc đề cập đến với cái nhìn đa diện, nhiều chiều.

Sự khốc liệt của chiến tranh hiện lên rõ nét qua hoàn cảnh của gia đình An Mi: bố đi lính đã ba năm không về, xa cách lâu đến mức An Mi không nhớ nổi mặt bố; bom đạn đã giết chết mẹ và em gái của An Mi biến An Mi trở thành trẻ mồ côi, mang trên mình đầy vết thƣơng cả về thể xác lẫn tinh thần khiến cô phải lƣu lạc ở một đất nƣớc khác. Cái chết của mẹ và em gái biến An Mi trở thành một ngƣời luôn khắc khoải với nỗi cô đơn, niềm ân hận vì đã vô

tình bỏ rơi em gái để chạy thoát ra ngoài một mình. Nỗi đau mà bom đạn chiến tranh mang lại luôn thƣờng trực trong sâu thẳm tâm hồn của An Mi, để đến mỗi bƣớc ngoặt của cuộc đời, nỗi đau đó lại trở đi trở lại dằn vặt An Mi.

Bi kịch mà chiến tranh mang lại còn hiển hiện qua chân dung bố nuôi của An Mi. Chiến tranh chỉ đƣợc nhắc qua ở một vài chi tiết trong tác phẩm nhƣ một sự vô tình “chiến tranh qua rồi, ông trở về tiếp tục học xong chương trình ở trường nhạc” [29; tr.85]. “Ông không bao giờ nhớ tới những con

chim, cũng như ông đã không bao giờ nhớ lại chiến tranh.” [29; tr.86]. Chiến

tranh có thể là nguyên nhân khiến ngƣời đàn ông mang đầy chấn thƣơng luôn cảm thấy “cô đơn ghê gớm. Ông ẩn náu trong nỗi cô đơn mịt mùng. Ông là

âm nhạc không có âm thanh” [29; tr.90-91]. Bên cạnh bố nuôi của An Mi là

một ngƣời phụ nữ đôn hậu, đảm đang, “vào mùa hạ vợ ông nấu anh đào với đường để dành cho mùa đông. Bà biết làm rượu với trái mận vàng. Mùa thu bà đan cho cả nhà những chiếc áo len dày ấm. Bà biết giữ cái lạnh ở bên ngoài những khung cửa sổ. Những bình cà phê luôn luôn được chế đúng lúc,

những chiếc vớ luôn luôn đủ đôi trong tủ” [29; tr.91]. Nhƣng sự đôn hậu, đảm

đang của bà không đủ để sƣởi ấm tâm hồn đầy vết thƣơng thời hậu chiến của bố nuôi An Mi. Bố nuôi An Mi đã tự chấm dứt trạng thái cô đơn, chấm dứt bi kịch hậu chiến của mình bằng “một tiếng vang dội ngắn ngủi của một phát

súng trong nhà thờ” [29; tr.85].

Cả An Mi và bố nuôi của An Mi, dù là hai con ngƣời của hai đất nƣớc khác nhau, nhƣng đều là hiện thân của những số phận bi kịch thời hậu chiến.

Nhƣ vậy, trong tác phẩm Và khi tro bụi, Đoàn Minh Phƣợng đã đề cập đến vấn đề chiến tranh với những chi tiết mang tính chất giải thiêng. Nhà văn không hoàn toàn đi sâu vào việc tố cáo tội ác chiến tranh nhƣ một thứ nguyên nhân làm đảo lộn hay phá hoại cuộc sống con ngƣời. Chiến tranh chỉ nhƣ một “đặc điểm” về nguồn gốc và xuất thân của con ngƣời mà thôi:

Tôi lấy bút chì bắt đầu lại trên một trang giấy mới: Tôi là một đứa trẻ mồ côi.

Câu thứ hai:

Tôi đến từ một đất nước có chiến tranh.

Tôi để trống nửa trang sau đó. Rồi tôi viết tiếp:

Ở Hildesheim, tôi hát trong ban đồng ca nhà thờ. Tôi không nhớ gì về ngôi nhà thờ ấy, ngoại trừ đá và hơi lạnh từ đá.

Tôi đọc lại hai câu đầu. Tôi thấy chúng không thêm hay bớt gì vào câu chuyện của tôi ngoại trừ một thứ ai oán không cần thiết và đã quá nhàm. Tôi đã gặp bao nhiêu người lúc nhỏ mồ côi vì chiến tranh, điều đó chẳng làm họ khác những người khác một chút nào.

Tôi nghiêng cây bút chì, vẽ những đường sọc phủ lên hai câu đầu tôi đã viết.” [29; tr.35-36].

Bởi vì cho đến lúc đó chị chỉ là một đứa trẻ mồ côi, đến từ đất nước có

chiến tranh. Chị là một khách lạ ở xứ sở châu Âu, một con người không có quê hương giống như một hạt cỏ gió đưa đến bám rễ trên vách đá, tôi biết

thân phận của mình rất dễ vỡ”.

Nhà văn cho rằng, chiến tranh không phải là lý do duy nhất để làm cho ngƣời này khác ngƣời kia. Cuộc sống của con ngƣời là hành trình dài với nhiều biến cố và chiến tranh cũng chỉ là một trong những biến cố ấy. “Không hẳn vậy. Cháu qua đây lúc bảy tuổi. Trẻ mồ côi vì chiến tranh. Cháu bị thương, người ta đem lên tàu bệnh viện Đức để chữa bệnh. Gia đình cháu

chết hết, không ai đến nhận cháu về, người ta đưa cháu qua đây luôn.” [29;

tr.55]. Tác giả cũng không phủ nhận mà nhìn thẳng vào sự thật - sự thật về những hậu quả mà chiến tranh gây ra. Nhƣng không chỉ ngƣời dân Việt Nam phải chịu khổ đau từ chiến tranh mà đó là nỗi đau của toàn nhân loại, của nhiều quốc gia khác trên thế giới: “Ông vừa lật nhìn vào quyển sách ghi thời khoá biểu các chuyến xe vừa nói:

“Chiến tranh. Tôi biết chiến tranh là gì rồi. Tôi chẳng biết người ta nghĩ ra nó để làm gì. Tan nát, tan nát hết, chúng tôi vẫn còn nhớ mà... À, đây phải gần tới Koblenz rồi. Dù sao thì... Thôi chúc cô may mắn.”

Ông vừa bước đi, vừa nhìn đồng hồ và ghi chép gì đó vào cuốn sổ công tác mang theo bên mình. Trong 180 giây, ông vừa đi một chuyến từ chiến tranh nước tôi, ngược về chiến tranh nước ông, rồi trở lại với công việc bình yên hàng ngày của ông trên tàu. Có lẽ nề nếp là tất cả những gì con người cần.” [29; tr.55-56].

Nhà văn đã giải thiêng chiến tranh bằng cách “bình thƣờng hóa” nó và mong con ngƣời hãy rèn luyện cho mình cái “nề nếp” để thích ứng và vƣợt qua. Con ngƣời cũng phải học cách để quên dần đi chiến tranh để sống với cuộc đời hiện tại: “Ông vứt những chiếc lồng ngoài góc sân. Ông không bao giờ nhớ tới những con chim, cũng như ông đã không bao giờ nhớ lại chiến

tranh. Ông không có lời nói nào dành cho những chuyện đã qua.” [29; tr.86].

Nhƣ vậy, qua phân tích có thể thấy Đoàn Minh Phƣợng khi viết về chiến tranh, không tập trung khắc họa sự khốc liệt của bom đạn hay phẩm chất anh hùng của ngƣời lính mà đi sâu phân tích những chấn thƣơng tinh thần của con ngƣời hậu chiến. Những vết thƣơng về thể xác và sự phá hủy về vật chất có thể khôi phục lại theo thời gian. Những vết thƣơng tinh thần, những nỗi đau mất ngƣời thân, ám ảnh của tội lỗi, sự cô đơn, trống rỗng đi theo họ cho đến tận khi chết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dấu ấn hậu hiện đại trong tiểu thuyết đoàn minh phượng (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)