7. Cấu trúc của luận văn
3.1.1. Cấu trúc mảnh vỡ của không gian
Nhƣ đã giới thuyết ở trên, kết cấu mảnh vỡ hay còn gọi là kết cấu phân mảnh, là kiểu kết cấu gắn liền với văn chƣơng hậu hiện đại. Trong tác phẩm của Đoàn Minh Phƣợng, cấu trúc mảnh vỡ đƣợc thể hiện qua sự lắp ghép của các mảnh vỡ không- thời gian.
Về không gian mảnh vỡ, tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng đƣợc viết theo cả hai khuynh hƣớng: khuynh hƣớng phi tâm, đan cài các mảng không gian và khuynh hƣớng đồng hiện không gian.
Không gian phi tâm có nghĩa là không có không gian nào là trung tâm, không có không gian nào đƣợc xem là chính, tất cả các mảnh vỡ không gian này đều có mối quan hệ bình đẳng với nhau. Khuynh hƣớng này thể hiện rõ trong tác phẩm Tiếng Kiều đồng vọng. Do chịu sự chi phối của hệ thống nhân vật mảnh vỡ nên không gian trong Tiếng Kiều đồng vọng đã đƣợc chia nhỏ ra
thành rất nhiều mảng không gian theo biến cố của cuộc đời nhân vật: không gian ở Huế, không gian ở Hà Nội, không gian ở Sài Gòn, không gian căn phòng của mẹ con Mai, không gian nhà dì Thƣ, không gian nhà Quỳnh, không gian ở Muôn Hoa, không gian phòng trọ của Hạnh, không gian trên chùa, không gian nhà ông bà ngoại Mai, không gian bệnh viện, không gian nhà ga… Không gian trong tác phẩm đƣợc mở rộng biên độ theo chuyến đi của nhân vật Mai để tìm lại ngƣời cha của mình - một chuyến đi mà Mai không hề biết sẽ có những gì đang đón đợi cô. Không gian quá khứ trong
Tiếng Kiều đồng vọng cũng mở ra qua dòng hồi ức lộn xộn của nhân vật dì
Lan. Vì vậy, không gian trong Tiếng Kiều đồng vọng vốn đã bị chia nhỏ nay lại bị xáo trộn với nhau, nhƣng trong sự xáo trộn đã ngầm ẩn một sự đan xen các mảng không gian nhỏ. Có những không gian xuất hiện nhiều lần, nhƣng có những không gian chỉ xuất hiện một lần duy nhất trong tác phẩm. Những mảng không gian trùng lặp này có chức năng tạo ra đan cài các mảng không gian khác vào với nhau. Chẳng hạn nhƣ không gian trong ngôi nhà cũ của Liên, không gian căn phòng của mẹ con Mai ở Hà Nội luôn đƣợc lồng xen vào giữa các không gian nhƣ khách sạn Muôn Hoa, phòng trọ của Mai, bệnh viện, căn nhà của dì Thƣ…Sự kiện, các biến cố tâm lí của nhân vật diễn ra, trải qua ở các mảnh không gian khác nhau và các mảnh không gian đứt gãy tiếp nối nhau không theo quy luật địa lý hay thời gian. Không gian trong tác phẩm này là sự lắp ghép và đồng hiện của các mảnh vỡ: không gian bình yên, không gian hoài niệm, không gian ra đi, truy tìm, không gian đấu tranh, không gian giải trí, không gian tính dục, không gian cái chết…
Phần một, phần hai, phần ba trong Tiếng Kiều đồng vọng đồng hiện không gian căn hộ chật hẹp ở Hà Nội mà tấm ván đi xin về vừa làm bàn học, bàn ăn, giƣờng ngủ của mẹ con Mai và không gian căn nhà của ông ngoại Mai ở Huế- căn nhà cổ với mƣời tám cột gỗ lim, mái lợp ngói âm dƣơng, một chiếc bể cạn dài mƣời hai mét để trồng sen trong lời kể của mẹ Mai. Không
gian trong phần năm, phần sáu di chuyển tới Sài Gòn, nơi Mai lặn lội đi tìm cha. Phần bẩy, câu chuyện tiếp tục với không gian trong quá khứ - ngôi nhà của mẹ Liên và dì Lan ở Huế- không gian chứng kiến tình yêu lén lút mà si mê của bố mẹ Mai, chứng kiến cơn giận dữ của ông ngoại Mai trƣớc tình cảnh con gái chửa hoang. Không gian câu chuyện bi thƣơng của cuộc đời mẹ Mai di chuyển tới không gian góc nhỏ cuối hành lang ở khu nhà tập thể ở Đội Cấn mà ngƣời tình bội bạc bỏ tiền ra dàn xếp với dân cƣ ở đây. Không gian thêm một lần nữa đƣợc cắt mảnh với căn phòng ở Huế, căn phòng ở nhà chồng của dì Lan nơi có ngọn đèn đƣợc dì Lan thắp lên cho hồn ma của Chi. Phần chín, không gian trong câu chuyện đƣợc di chuyển tới ngôi nhà sang trọng của bố Mai ở Sài Gòn,
“cách một khoảng sân rộng, căn nhà chính nằm bên trái, đó là một biệt thự một lầu xây trên nền cao, có những bậc tam cấp dẫn lên. Ở gần mảng tường góc bên
kia có một cây phượng vĩ lớn” [30; tr.71]. Mảnh ghép căn biệt thự của bố Mai
khiến không gian trở nên khập khiễng, nứt vỡ. Căn phòng chật hẹp với miếng ván làm bàn, làm giƣờng của mẹ con Mai và ngôi biệt thự rộng, sang trọng của gia đình bố Mai khiến màu sắc câu chuyện trở nên bi thƣơng, xót xa. Nối tiếp câu chuyện là không gian của Muôn Hoa- một nhà thổ trá hình với mùi rƣợu, mùi nƣớc hoa, mùi thân thể những cô gái trẻ, không gian của phòng cấp cứu bệnh viện ở Sài Gòn khi Mai tự rạch lên thân thể mình. Trong Tiếng Kiều đồng vọng, không gian ở Muôn Hoa và không gian căn phòng của Mai đồng hiện trong dòng ý thức vật vã của Mai. Ở nơi đó, Mai đấu tranh với chính mình trong đau đớn, quằn quại để vừa thỏa nỗi thù hận với cha vừa để xoa dịu những tổn thƣơng sâu sắc về thể xác và tâm hồn mình cũng nhƣ linh hồn đứa em gái bé bỏng, tội nghiệp. Ghép mảnh vào bức tranh cuộc đời Mai là không gian cửa Phật với tiếng chuông chùa ngân lan khắp một khúc sông, thôn làng, cánh đồng bát ngát và không gian ngôi nhà thầy pháp sƣ với tƣợng lạ, bùa ngải, mùi khói, mùi tóc cháy, mùi rong lẫn trong nƣớc. Lẫn trong không gian thực u tối đau buồn của cuộc đời Mai là không gian trong giấc mơ với cánh đồng rộng lớn, với điềm báo của cơn bão đang tới.
Vấn đề đồng hiện không gian địa lý trong tiểu thuyết Và khi tro bụi chủ yếu đƣợc thể hiện qua góc nhìn của nhân vật An Mi. Về mặt lý thuyết, đồng hiện không gian qua góc nhìn của nhân vật chỉ xảy ra khi điểm nhìn trần thuật bên ngoài của ngƣời kể chuyện cùng nằm trên một tọa độ với nhân vật. Vì vậy, nên trong tiểu thuyết này, đồng hiện không gian địa lý chỉ xuất hiện ở những sự kiện đƣợc tƣờng thuật lại qua cái nhìn của ngƣời kể chuyện dị sự, mà hoàn toàn vắng bóng trong lời kể của ngƣời kể chuyện đồng sự. Đồng hiện không gian địa lý trong Và khi tro bụi còn là sự kết hợp giữa đồng hiện không gian gần và đồng hiện không gian xa. Đồng hiện không gian với những địa danh cụ thể nhƣ: Liège, Hildesheim, khu rừng Adernwald, nhà ga
Lünberg, khách sạn Carmina, Halde…hay những không gian mang tính
chung chung, mơ hồ. Đồng hiện không gian gần có nghĩa là sự đồng hiện của những không gian ngay trên chuyến tàu mà An Mi đã đi nhƣ một sự trốn chạy thực tại, tìm đến cái chết với mong muốn đƣợc giải thoát, không gian khách sạn nơi An Mi đã gặp ngƣời trực đêm và có đƣợc cuốn sổ với câu chuyện li kỳ về cuộc đời của ngƣời trực đêm ở khách sạn. Không gian nơi các nhân vật xuất hiện cứ đan xen nhau trong cả sự tƣơng đồng và tƣơng phản đầy hƣ ảo. Những mảnh vỡ không gian xét cho cùng cũng đều là những mảnh vỡ rời rạc, bơ vơ và lạc lõng đến mức vô cảm.
Đó là thế giới của sự rạn nứt, của sự hỗn tạp giữa sự sống và cái chết, giữa tình yêu và tội ác, sự chênh lệch, sự rời rạc giữa ngƣời và ngƣời, và sự chênh vênh giữa bản năng “con” và giá trị “ngƣời”.
Bên cạnh sự đồng hiện giữa hai không gian gần, là một nhà văn hải ngoại, Đoàn Minh Phƣợng còn tạo ra sự đồng hiện không gian xa. Đó là xuất hiện cùng lúc những không gian có khoảng cách địa lý lớn. Trong Và khi tro bụi, đồng hiện không gian xa rõ nhất chính là không gian quê nhà - một đất nƣớc có chiến tranh nơi An Mi đã đƣợc sinh ra và sống ở đó cho đến năm 7 tuổi với không gian của nƣớc Đức nơi cô đang sống.
Có thể thấy, với thủ pháp đồng hiện, không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng đã hiện lên với tƣ cách là những mảnh ghép riêng lẻ và độc lập. Tuy cùng xuất hiện trong một điểm thời gian nhất định những giữa chúng không hề có sự liên kết nào. Chính sự rời rạc giữa các mảng không gian đã gợi ra rất nhiều suy nghĩ, phỏng đoán trong lòng độc giả, khiến độc giả suy nghĩ nhiều hơn về sự nhỏ nhoi của số phận con ngƣời trƣớc sự mênh mông, ngổn ngang của thế giới đƣơng đại. Đồng hiện không gian còn mang tính giễu nhại đối với cuộc sống hậu hiện đại. Chính hậu hiện đại đã làm cho không gian sống của con ngƣời trở thành những mảnh vụn, và không hề tồn tại một không gian nào đƣợc gọi là riêng tƣ. Đây cũng chính là mặt trái của thế giới hậu hiện đại. Gắn thủ pháp này với việc thể hiện nội dung nhƣ chúng tôi đã phân tích ở chƣơng 2, có thể thấy kết cấu mảnh vỡ không gian đã góp phần mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực một cách tối đa. Đây cũng chính là minh chứng cho thấy dấu ấn đậm nét của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng.
Không gian trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng là tập hợp của những cái dở dang, lộn xộn, mơ hồ hoặc trái chiều. Nếu xuyên suốt Đốt cỏ
ngày đồng tác giả hầu nhƣ không hề nhắc tới một địa điểm nào cụ thể. Ta chỉ
bắt gặp những cụm mô tả chung chung, mơ hồ thì Và khi tro bụi tác gỉa lại lấy bối cảnh ở các nƣớc châu Âu, Tiếng Kiều đồng vọng diễn ra ở các địa danh trong nƣớc nhƣ Hà Nội, Huế, Sài Gòn. Nó gồm những sự kiện không thể tiên đoán đƣợc, không hề có tính quy luật. Nó gợi đến trạng thái hỗn loạn của thế giới với sự phá vỡ mọi ranh giới: thực - ảo, sống - chết đan xen. Đoàn Minh Phƣợng đã đƣa ngƣời đọc vào một không gian thực - ảo lẫn lộn. Ngƣời đọc buộc phải tiếp nhận hiện thực đƣợc phản ánh trong tác phẩm không chỉ là hiện thực quen thuộc, khả tín mà còn là hiện thực kì ảo, bất khả tín. Ở đó thực-ảo là những ranh giới rất mong manh, thực là ảo mà ảo cũng là thực. Tuy nhiên điều
đáng nói là trong không không gian ảo, phi hiện thực nhân vật lại tìm ra đƣợc ý nghĩa của cuộc sống. Nhân vật An Mi trong Và khi tro bụi tìm ra mình khi khi đi tìm câu chuyện đầy bí ẩn của gia đình Kempf, Mai trong Tiếng Kiều đồng vọng cũng hiểu đƣợc lẽ sống qua những lần trò chuyện với hồn ma Chi…