7. Cấu trúc của luận văn
2.1.1. Cảm quan về thế giới đổ vỡ
Đƣợc ƣơm mầm từ những yếu tố mang tính đặc biệt của xã hội đƣơng đại và những điểm riêng trong hoàn cảnh cá nhân, thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng có nhiều nét riêng biệt và đặc sắc. Đó là những dự cảm về sự đổ vỡ các hệ giá trị, hoài nghi về sự tồn tại của kiếp ngƣời, sự mở rộng biên độ phản ánh hiện thực… Đó là cách nhìn hiện thực đầy u ám, xem hiện thực nhƣ một thứ hƣ vô, bất định, chẳng có gì là chắc chắn. Những quy ƣớc xã hội và mối quan hệ giữa con ngƣời trở nên lỏng lẻo, rời rạc hơn bao giờ hết. Sự thiếu tin tƣởng ấy khiến nhân vật của Đoàn Minh Phƣợng là những cá nhân cô đơn, lẻ loi, tách xa với đời sống cộng đồng, thậm chí xa lạ với chính họ. Nhân vật trong tiểu thuyết của chị luôn trong hành trình tìm kiếm cái tôi bản thể giữa một thế giới đổ vỡ và rạn nứt. Các nhân vật đƣợc xây dựng với ám ảnh về những giấc mơ, sự chết chóc, mang tâm trạng cô đơn, bất an,… Sự hiện hữu của họ với tƣ cách là một cá thể trong xã hội trở nên mơ hồ, thiếu xác tín. Đó là những nhân vật “vô tri” muốn quay lại “bản nguyên” để đi tìm câu trả lời thế nào là “sự bất tử” trong nỗi cô đơn lạc loài vì con ngƣời chỉ là trò chơi vô tăm tích.
Cũng giống nhƣ một số nhà văn hậu hiện đại phƣơng Tây nhƣ M.Kundera, tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng mang lại cho ngƣời đọc cảm giác con ngƣời biến mất đằng sau hình ảnh của chính nó. Hình ảnh, không phải để phô bày, xác định con ngƣời, mà là để che lấp, xóa bỏ, tha hóa và nhấn chìm con ngƣời.
Nếu chủ nghĩa hiện thực cổ điển chủ trƣơng lấy hiện thực xã hội và những vấn đề có thực của con ngƣời làm đối tƣợng sáng tác. Chủ nghĩa hiện thực hƣớng tới cung cấp cho công chúng nghệ thuật những bức tranh chân thực, sống động, quen thuộc về cuộc sống, về môi trƣờng xung quanh. Phê phán chủ trƣơng này, những nghệ sĩ hiện đại cho rằng chủ nghĩa hiện thực chỉ là sự mô phỏng, bị lệ thuộc vào thực tại. Với họ, nghệ thuật phải mổ xẻ cuộc
sống và bay ra khỏi cuộc sống. Thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại mang đến một quan niệm hoàn toàn khác. Chủ nghĩa hậu hiện đại chối bỏ sự thật khách quan và đại tự sự. Đó là sự giải thoát có chủ ý từ những cách tiếp cận của chủ nghĩa hiện đại đã thống trị trƣớc đó. Thế giới hiện thực trong văn chƣơng hậu hiện đại là thực tại khó nắm bắt, nhập nhằng, lẫn lộn, đa diện, “thậm phồn”.
Sự đổ vỡ của tình cảm gia đình, sự đổ vỡ giá trị thiêng liêng về mối quan hệ giữa nam và nữ đã đƣợc miêu tả trong cả hai cuốn tiểu thuyết Và khi
tro bụi và Tiếng Kiều đồng vọng.
Trong Tiếng Kiều đồng vọng, nhà văn Đoàn Minh Phƣợng đã thể hiện một cách đầy tinh tế sự đổ vỡ của những giá trị này qua việc miêu tả âm thanh tiếng vỡ của chiếc bình Khang Hy. “Nhà cha mẹ dì ngày xưa có một chiếc độc bình Khang Hy, để lại từ thời các cụ tổ làm quan trong triều Nguyễn. Chiếc bình được đặt trên một cái đôn cao bằng gỗ cẩm lai chạm hoa sen, phía trước bàn thờ…Trước tiếng vỡ đó, trong căn nhà này có một gia đình, một lịch sử. Sau tiếng vỡ đó, không còn gì, không còn ai. Không còn ông, bà, cha hay mẹ, không còn tổ tiên, chị em, không còn tuổi thơ, trời mưa, bánh Tết, chuyện đời xưa, trăng rằm, lá sen... Tất cả đã vỡ cùng với chiếc bình, những mảnh vỡ hai
mươi hai năm rồi chưa có ai cúi nhặt lên và sắp lại cạnh nhau.” [30; tr.57-
58]. Có lẽ đây là những câu văn vô cùng đắt giá cho thấy sự băng hoại của những giá trị vốn đƣợc tôn thờ trƣớc hành động vƣợt qua lễ giáo của cô gái vừa mới lớn. “Chị Liên thất thân với một người từ miền Bắc. Chị Liên đã làm ô nhục gia phong. Đó không phải là vụ chửa hoang đầu tiên trong họ, hay trong làng. Nhưng nó là nhát dao làm chảy cạn bụm máu cuối cùng của một dòng họ quan xưa ở Huế. Đó là những người suốt nhiều năm vẫn chờ vua trở lại. Nếu không sống bằng giấc mộng đó, họ sống bằng niềm hãnh diện lặng lẽ và khắc nghiệt của những kẻ nghĩ mình cao quý nhưng thất thế. Danh dự của
Trong Tiếng Kiều đồng vọng, hai chị em Liên và Lan đều có thai với chung một ngƣời đàn ông, đẻ ra hai ngƣời con gái tên là Mai và Chi. Ông ngoại của Mai, vì tức giận với đứa con gái chửa hoang, làm gia đình tai tiếng, đã đuổi con gái của mình ra khỏi nhà. Lan khi đó mới 14, 15 tuổi, còn đang đi học, nên để con lại cho Liên nuôi. Vậy là hai đứa trẻ Mai và Chi đƣợc chào đời chỉ kém nhau vài ngày tuổi, đƣợc mẹ Liên nuôi chung bằng bầu sữa ít ỏi của mình. Ngƣời cha của Mai và Chi đã thỏa thuận với các gia đình ở khu chung cƣ tập thể, cho Liên kê nhờ một chiếc giƣờng ở góc hành lang, nuôi con, bù lại, Liên đã phải kí vào bản thỏa thuận, sẽ không làm phiền đến cuộc đời của ngƣời đàn ông đó nữa. Câu chuyện đƣợc chắp nối bằng muôn vàn nƣớc mắt của mẹ Liên, dì Lan, của Mai và cả linh hồn u uất mãi không tan của Chi. Chi chết khi mới hơn hai tháng tuổi, chết do thỏa thuận ngầm không thành lời giữa cha Chi và tay lái xe. Nhận đứa con đỏ hỏn từ tay Liên, cha Chi đã dúi cho tay lái xe mấy chỉ vàng để tay lái xe mang Chi đi. Tay lái xe đã đậy gối lên mặt đứa bé khiến Chi chết ngạt và cả quãng thời gian hai mƣơi mấy năm sau này, linh hồn u uất của Chi lúc nào cũng “thèm đƣợc thở”.
Tình yêu của Liên và ngƣời đàn ông tên Lân đƣợc miêu tả nhƣ mối tình say đắm, tƣởng chừng là sự khởi đầu của một tình yêu đẹp vƣợt qua cấm đoán. Nhƣng qua câu chuyện của Lan, em gái Liên, ngƣời đọc chƣng hửng vì mối tình ấy ngay từ đầu, về phía ngƣời đàn ông, đã thuần vị tình dục, mà thiếu đi tình yêu. Hồi ức của Lan về tình yêu của Liên và Lân: “Dì mới mười bốn tuổi. Buổi tối mẹ giả vờ đi ngủ rồi trốn ra ngoài đi chơi với cha. Cha đưa đưa mẹ về. Mẹ quyến luyến. Cha quyến luyến. Cha không chịu về. Cha vào phòng của hai chị em. Người cha và mẹ đầy mùi cỏ ướt. Cha nằm giữa hai chị em. Cha con hôn chị Liên mãi. Tay ông đặt lên ngực dì trong lúc ông hôn chị Liên. Chị Liên quay mặt ra ngoài khóc. Ông xoay người lại, lấy tay bịt miệng dì, tay kia cha cởi áo dì, và kéo lưng quần…đêm đó, rồi nhiều đêm nữa” [30; tr.203-204]. Không có tình yêu, chỉ còn lại tình dục và nỗi đau, đến tận khi Liên chết trong cô đơn, héo mòn, tiều tụy, khổ cực.
Sự rạn vỡ của hôn nhân và tình cảm gia đình cũng đƣợc miêu tả trong tiểu thuyết nói trên. Mối quan hệ vợ chồng giữa Lân và vợ là quan hệ bất bình đẳng. Ngƣời vợ của Lân biết về đứa trẻ hai tháng tuổi, có lẽ, cũng đủ nhạy cảm để đoán đƣợc tội ác, sự nhẫn tâm và phản bội của chồng mình nhƣng chị ta đã lựa chọn câm lặng. Trong suốt chiều dài của cuộc hôn nhân, ngƣời vợ ấy cũng câm lặng trƣớc thú vui hƣởng thụ của chồng mình trên thân xác của những cô gái khác. Tình cảm phụ tử đƣợc đặt lên bàn cân với danh dự gia đình Liên, danh dự của gia đình quan lại xƣa ở Huế và cuối cùng bố của Liên đã đuổi cô gái ra khỏi nhà khi cái thai trong bụng cô ngày một to. Tình phụ tử không tồn tại trong Lân. Ngƣời đàn ông này đã cho tay lái xe năm chỉ vàng để giết chết đứa con hai tháng tuổi non nớt, bỏ rơi đứa con trong bụng, không nhìn đến giọt máu của mình trong mấy chục năm.
Trong Và khi tro bụi, mối quan hệ giữa An Mi và chồng là mối quan hệ rời rạc, chồng An Mi mất vì xe rơi xuống núi và cái chết đột ngột của ngƣời chồng khiến An Mi hoang mang: “Anh ấy đi đâu qua đoạn đường ấy vào ngày ấy, giờ ấy, không một ai biết. Anh không có công việc gì cần làm hoặc người quen ở vùng con đường ấy dẫn tới. Tôi không hoàn toàn hiểu cái
chết của anh.” [29; tr.1]. Cũng trong cuốn tiểu thuyết này, Đoàn Minh
Phƣợng đề cập tới câu chuyện một ngƣời chồng giết vợ, một ngƣời phụ nữ có tình cảm với cả cha và con: Michael Kempf đã giết và dấu xác ngƣời vợ của mình dƣới đáy hồ, bịa ra chuyện ngƣời vợ của mình đã bỏ đi mà không bị phát hiện. Sophie đã yêu thƣơng, quan hệ với cả Michael Kempf và con trai lớn của Kempf.
Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ông Kempf, gia đình An Mi, gia tộc của Mai đã cho thấy sự băng hoại và đổ vỡ của hàng loạt những giá trị đạo đức gia đình.
Mỗi nhân vật trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng đều là một thế giới đổ vỡ - đổ vỡ niềm tin, đổ vỡ giá trị, đổ vỡ đến bơ vơ, hoài nghi không ý
thức đƣợc về bản thân. Họ tự nhận mình là ngƣời sống không có linh hồn (An Mi), không có mục đích, không có tƣơng lai (ngƣời phụ nữ hàng xóm, Liên, An Mi, Mai, Anita, Marcus…). Họ để mặc cho số phận của mình trôi vô định trong biển đời nhàm tẻ và buồn chán. Họ ngập ngừng, bối rối không dám hành động theo tiếng gọi của trái tim và trách nhiệm: “Mẹ dì vừa muốn đi, vừa không dám trái ý cha. Vừa không muốn cho con gái mười lăm tuổi đi xa một mình, vừa không đành để bỏ chị Liên bơ vơ vượt cạn lần đầu nơi thành phố lạ. Những tờ tiền giấy bà dấm dúi cho dì, tờ nào cũng âm ẩm vì mẹ gói
trong chiếc khăn thấm nước mắt.” [30; tr.60].
Tận cùng của sự đổ vỡ là khi con ngƣời sinh ra mà không đƣợc quyền sống, sống mà không đƣợc quyền yêu và hƣởng tình thƣơng yêu của những ngƣời ruột thịt. Linh hồn họ mãi lang thang không bến bờ leo đậu, cả một đời dài ám ảnh với cô đơn, thèm khát tình cảm gia đình: “Ông ngoại không bao giờ trả lời thƣ tôi viết cho ông. Có lẽ ông không muốn hoang phí những giọt mực và một ngăn dù rất nhỏ trong trái tim cho chút tình máu mủ. Đêm đêm tôi sẽ lặng lẽ đem thả trôi song từng mảnh tình yêu dành cho Huế, nơi tôi chƣa bao giờ đến, sẽ không bao giờ đến. Đêm đêm tôi sẽ nằm trên con thuyền nhỏ của riêng mình, sẽ xé nhỏ tình yêu quê hƣơng dòng họ, ròi vứt đi từng mảnh xuống nƣớc và nhìn chúng chìm nhanh trong một dòng mênh môn thăm thẳm” [30; tr.13-14]; “Tôi cần thấy ông một lần, để có thể về viết trong nhật ký: Tôi đã nhìn thấy ông và không có chuyện gì xảy ra. Không có tình máu mủ màu nhiệm. Tôi không là đứa con gái nhỏ của ai cả. Sau những khoảnh khắc ngắn ngủi đứng trƣớc cánh cổng của căn nhà đó, tôi đã chợt lớn hơn. Đủ lớn để biết rằng tôi mồ côi” [30; tr.49] ; “Bước vào căn nhà của chị Liên, dì mới biết Chi vẫn còn quanh đây.... Hay có khi dì biết trước đó nữa, lúc vừa mới bước xuống xe lửa, nhìn thấy con. Dì có một linh tính rất kỳ lạ. Trong những giấc mộng của dì, Chi không mãi mãi là một đứa bé sơ sinh. Nó đã lớn dần lên, mỗi năm dì chỉ thấy nó hai hay ba lần, nhưng cũng đủ để dì biết nó.
Không phải dì biết hình hài, gương mặt và dáng đi, mà cái vía của dì nhận ra nó mỗi lần nó về. Lúc bước xuống tàu, dì thấy con và tự nhiên dì biết nó cũng đứng ở sân ga cùng với con. Nó không có một thân thể riêng, nó lẫn vào trong con. Nó lơ thơ giữa những sợi tóc buông xuống, thấp thoáng bên đôi bàn chân bước đi, nó để vương một làn hơi lành lạnh ở phía đuôi hàng chân
mày trên gương mặt con...” [30; tr.66].
Trong thẳm sâu mỗi trang viết, Đoàn Minh Phƣợng muốn gửi gắm đến độc giả những thông điệp xót xa nhƣng mang đầy tính nhân văn, cảnh báo con ngƣời trƣớc hiện trạng đạo đức, tình yêu bị tha hóa, biến dạng.
Thế giới nghệ thuật trong các tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng mang đến cho ngƣời đọc cảm nhận về nỗi cô đơn, xa lạ, mang cảm giác bất an, lạc lõng, luôn ám ảnh bởi cái chết trƣớc cuộc sống, thậm chí trƣớc chính họ. Với mong muốn tái hiện bức tranh hiện thực, thể hiện trạng thái tinh thần ấy, Đoàn Minh Phƣợng đã tiếp thu thành tựu của các nhà văn đi trƣớc kết hợp với tƣ duy triết học mang màu sắc hiện sinh và một trí tƣởng tƣợng cùng với trực giác nhạy bén tạo nên một thế giới nghệ thuật đầy lạ lẫm, mang cảm quan hậu hiện đại nhƣ một sự tiếp nối cho chủ nghĩa văn học hậu hiện đại trong thế kỉ XXI.
2.1.2. Cảm quan về con người: cô đơn, hoài nghi
Chịu ảnh hƣởng sâu sắc của hậu hiện đại phƣơng Tây, văn học hậu hiện đại Việt Nam cũng tập trung vào các vấn đề mang đậm tính nhân bản nhƣ: đời sống thảm kịch, cô đơn, hoài nghi, phi lí, dấn thân, nổi loạn, cái chết… Đứng từ góc nhìn này, rất nhiều nhà văn nhƣ: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phƣơng, Hồ Anh Thái, Nguyễn Danh Lam, Đoàn Minh Phƣợng…đã đi sâu khám phá thân phận con ngƣời giữa những biến động của kinh tế, xã hội, văn hóa. Hoàn cảnh xã hội thay đổi, đời sống tinh thần của con ngƣời khác trƣớc. Đặc biệt, là sự chi phối của hai tác nhân có sức mạnh mê hoặc con ngƣời vào bậc nhất hiện nay là: truyền thông đại chúng và công nghệ thông tin khiến cho cách nhìn nhận và cảm nhận của con ngƣời về bản thể và thế giới đã có những thay đổi sâu sắc.
Trong tác phẩm của các nhà văn hậu hiện đại nói chung và trong tiểu thuyết của Đoàn Minh Phƣợng nói riêng, thân phận con ngƣời hiện đại đƣợc tái hiện ở tình trạng vong thân, phi lí, cô đơn, bị bủa vây bởi những ám ảnh khôn nguôi về cái chết, về quá khứ, bị đẩy đến đƣờng cùng của sự lạc lõng để rồi nổi loạn và tha hoá trên con đƣờng kiếm tìm bản ngã, kiếm tìm tự do, cái đẹp… Cảm thức về con ngƣời nhƣ trên không chỉ có sự gặp gỡ với tƣ tƣởng của J.P.Sartre, Kafka, Nietzsche, Heidegger… mà đến nay nó còn để lại dấu ấn đậm nét trong các tác phẩm của nhiều nhà văn trên toàn thế giới.
Hai tiểu thuyết với dung lƣợng rất vừa phải của Đoàn Minh Phƣợng không mất nhiều thời gian nhƣng những day dứt và ám ảnh mà tác phẩm đem đến cho ngƣời đọc cứ da diết mãi không thôi. Cảm quan về con ngƣời: cô đơn, hoài nghi cứ trở đi trở lại trong từng trang viết một cách đầy ám ảnh, thao thiết.
Dù khắc họa ở những góc cạnh khác nhau nhƣng hầu nhƣ các nhân vật trong cả hai tiểu thuyết: Và khi tro bụi, Tiếng Kiều đồng vọng đều hiện lên với nỗi cô đơn hoang hoải và sự hoài nghi đầy trống rỗng. Có lẽ một trong những cảm giác đáng sợ nhất là con ngƣời dƣờng nhƣ mất mọi cảm giác về chính mình và thế giới xung quanh. Con ngƣời bị đánh mất bản ngã và trở nên “một thực thể cho ngƣời khác”, đó là tình trạng vong thân, tha hóa. Đối với các nhân vật này, quá khứ không bao giờ là ngày hôm qua mà luôn trở đi trở lại trì níu hiện tại. Quá khứ cay đắng và hiện tại vô nghĩa tạo nên những tâm hồn đau