7. Cấu trúc của luận văn
2.2.3. Tôn giáo và sự giải thiêng
Trong văn học đƣơng đại Việt Nam, cảm quan tôn giáo thƣờng đƣợc các nhà văn khai thác xoay quanh ba nội dung: đức tin tôn giáo cứu rỗi con
học hậu hiện đại thế giới nói chung và văn học hậu hiện đại Việt Nam nói riêng có một khuynh hƣớng quan trọng: văn học giải thiêng, trong đó có nội dung giải thiêng đức tin tôn giáo. Mƣợn cảm quan tôn giáo với tinh thần giải thiêng, cái đích cuối cùng của văn học hậu hiện đại là hƣớng đến một cái nhìn nhân bản hơn, sâu sắc hơn về con ngƣời và cuộc đời. Gạt bỏ “khoảng cách sử thi” giữa con ngƣời với những hình tƣợng thiêng liêng cao cả, các nhà văn đã cố gắng trao cho con ngƣời cái quyền tối thƣợng: sự phát triển và tồn vong của xã hội là do con ngƣời chứ không phải là một lực lƣợng siêu nhiên nào quyết định. Tinh thần thấm đẫm ý vị triết học này thẩm thấu trên nhiều trang viết của các nhà văn đƣơng đại, trong đó có Đoàn Minh Phƣợng.
Là một nhà văn hải ngoại, đƣợc tiếp xúc và sống trong lòng những tôn giáo lớn đặc biệt là Phật giáo và Thiên chúa giáo nên hai tiểu thuyết này của Đoàn Minh Phƣợng cũng phần nào cho thấy sự chi phối và ảnh hƣởng đó. Trong tiểu thuyết của mình, nữ nhà văn chỉ ra rằng: Cả Đạo Thiên chúa và Đạo Phật đều không cứu rỗi dƣợc con ngƣời. Tôn giáo đã trở nên bất lực trƣớc nỗi đau và bi kịch của con ngƣời.
Nhân vật tôi trong Tiếng Kiều đồng vọng đã đến chùa, muốn cắt tóc đi tu nhƣng không gian thanh tịnh nơi cửa chùa không giúp cô gái lấy lại đƣợc sự an yên trong cuộc sống. Nhân vật dì Liên cũng thƣờng xuyên đến chùa cầu siêu cho Chi nhƣng linh hồn của Chi vẫn đau khổ, u uất, không thể siêu thoát. Linh hồn của Chi chỉ có thể siêu thoát khi kẻ sát nhân - ngƣời bố của Chi nhận ra đƣợc lỗi lầm của mình mà thôi. Ở phần cuối của tác phẩm Tiếng Kiều
đồng vọng, nhà văn nói khá nhiều về niềm tin tôn giáo và cách để giúp con
ngƣời giải thoát khỏi bể khổ. Để linh hồn Chi đƣợc siêu thoát, giúp Chi không còn trú ngụ trong thân thể của Mai nữa, để Mai lấy lại đƣợc sự bình an trong tâm tƣởng, dì Lan đã đƣa Mai đến cửa chùa, lập đàn cầu siêu cho Chi: “Dì Lan đưa tôi lên chùa. Sư cho tôi mặc áo tràng, quỳ dưới đất, nơi chân ghế của ông. Ông đặt chiếc mõ bằng gỗ lên đầu tôi, rồi gõ vào đó tụng niệm.
Tiếng mõ vang dội trong đầu, làm rùng mình từng chân tơ kẽ tóc, từng mạch máu, từng đường đi của dây thần kinh. Nhưng Chi vẫn không nghe thấy, ba ngày nó vẫn không nghe. Dì Lan đưa tôi đến một ngôi chùa khác, rồi một ngôi chùa khác.
Sư ông nói cửa Phật không mở ra để trừ ma đuổi quỷ. Chỉ mong những oan hồn nghe tiếng chuông thì sầu hận lắng xuống, rũ bỏ dục vọng, xa lìa trần thế. Dì Lan lập đàn cầu siêu cho Chi. Dì gửi tôi ở lại chùa nghe kinh công phu ban chiều. Chùa có một cái chuông lớn, tiếng ngân lan khắp một khúc sông, một thôn làng, một cánh đồng bát ngát. Nhưng nó vẫn không làm rung được niềm từ tâm trong lồng ngực của Chi. Tôi đứng tựa cửa chùa chắp tay nghe kinh, lòng ước mơ về một cõi bình yên an tĩnh, nhưng tôi chỉ là một người đứng tựa cửa, Chi chỉ là một người đứng tựa cửa. Không có chỗ cho chúng tôi trong
thiên đường này” [30; tr.187-188]. Cửa chùa và những đàn cầu siêu cũng
không đủ sức mạnh để hóa giải những oán hờn, để linh hồn ngƣời chết đƣợc siêu thoát. Sức mạnh của tâm linh, của tôn giáo không thể cứu rỗi con ngƣời: “Tôi biết lần này không phải là một ngôi chùa nào nữa. Tiếng chuông ban chiều ngân vọng khắp cánh đồng bát ngát đã không làm nỗi buồn đã kết tinh thành Chi nhắm mắt buông lơi thân mình vào thinh không, tan vào trong gió như tiếng chuông tĩnh mịch hơn cả sự yên lặng này. Không còn lời của trầm
hương. Chỉ còn nỗi phũ phàng”. Đức tin của Phật pháp không hóa giải đƣợc,
Dì cháu Mai lại tìm đến những phép nhiệm màu của bùa pháp: “Tôi đứng trước bàn thờ trập trùng những bức tượng lạ. Thầy pháp đặt một cái đĩa nhỏ lên đầu tôi, trên có một lá bùa. Ông châm lửa đốt. Tro từ đầu lá bùa bay xuống tóc. Trong tro còn một chút than hồng, làm cho tóc cháy, dù lửa không thành ngọn. Thầy pháp vẩy nước cho nó tắt. Tôi nghe mùi khói, mùi tóc cháy, mùi rong lẫn trong nước. Thầy pháp nắm tay tôi dắt ra ngoài. Trong khoảng sân nhỏ ông bôi máu lên tóc tôi mới gội, lên hai cánh tay trần, lên áo dì Thư mới may cho tôi. Sáng nay hình như họ đã giết một con chó.
Thầy pháp chắp những cành dâu tằm còn lá tươi vừa niệm chú vừa đánh tôi. Tôi nhận lấy cái quất đầu tiên. Cái đau lạ lùng làm tôi muốn gục xuống. Cái đau không sắc nét, không phải từ da thịt, như thể cái roi dâu đã không quất xuống lưng, hay vai. Nó quất xuống một nơi nào khác tôi không biết, tôi không biết có một nơi nào như thế trên thân thể hay trong tâm trí mình. Tôi không muốn gục. Tôi lấy hết sức vùng bỏ chạy trong khi thân thể tôi vẫn còn đứng lại, tiếp tục nhận những cái quất tiếp theo đó. Tôi ở bên ngoài, nhìn người ta đánh Chi, vì tôi biết em tôi còn ở trong tôi (…)
Rồi tôi gục, dù tôi ở bên ngoài và những cành dâu kia không quất xuống tôi. Tôi gục vì tiếng kêu oan hờn buồn thảm của em tôi. Tôi không biết Chi có hiểu vậy không. Khi tôi gục xuống, cùng lúc tiếng kêu của nó tắt đi, dòng nước mắt tắt đi, tấm thân ở ngoài kia ngã xuống. Mọi thứ đều chợt im
lìm tắt ngấm.” [30; tr.189-190].
Đoàn Minh Phƣợng đã phần nào “giải thiêng” sức mạnh của tôn giáo (đức tin của Nhà Phật và sức mạnh của bùa pháp) qua đó gián tiếp thể hiện quan niệm: Chỉ con ngƣời làm chủ đƣợc cuộc đời mình, chỉ có con ngƣời mới tự mình giải thoát đƣợc cho mình khỏi những bi kịch chứ không thế lực siêu nhiên, huyền ảo nào thay họ làm đƣợc việc đó. Con ngƣời chỉ dựa vào tôn giáo nhƣ một điểm tựa “tạm thời” để tự trấn an và cứu rỗi bản thân khỏi bể trầm luân mà thôi. Hành trình giải thoát của con ngƣời chính là hành trình đi tìm chân lý và cũng chính hành trình của sự thức tỉnh để nhận thức và hiểu đƣợc các quy luật của cuộc sống: “Dì Lan nói: "Nếu mi muốn mẹ không biết thì chính mình phải quên đi." Tôi đã uống hết nước mắt của Chi vào người, nhưng vẫn chưa quên.
"Dì đưa mi về quê bà ngoại ở thôn Cẩm Hà, gửi mi về chùa với sư bà và các ni cô. Mi mang kinh về đọc, lâu lâu lên chùa Từ Lam nghe thầy giảng đạo. Mi nghe đạo, rồi sẽ quên. Cần hỏi chi, mi cứ hỏi thầy. Mi nhớ đọc kinh cầu siêu cho em của mi."
"Đến bao giờ?"
"Dì không xui mi đi tu. Chừng nào mi thấy tâm mi an định trở lại rồi, thì mi về Hà Nội với mẹ."
Những buổi sáng ở chùa tôi dậy sớm, tưới rau ở khoảnh sân sau trước khi mặt trời lên (…). Thầy đọc cho tôi viết, không hẳn viết, mà là vẽ vào tâm tường tấm bản đồ của một đại dương có tên là trầm luân. Bản đồ có những đường vạch, những dòng chảy, những đường đi, những vòng tròn. Tất cả mọi kinh nghiệm, mọi lầm lạc, mọi khổ luỵ đều phân minh và có một cái tên, chứ không mịt mùng như cái đại dương bên ngoài, như cuộc đời. Thập nhị nhân duyên trói buộc con người bằng mười hai móc xích: vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, chấp, nghiệp, sinh, lão tử, rồi trở lại vô minh. Tôi không hiểu đường ranh của mười hai nhân duyên đó. Hãy bẻ gẫy cái vòng xích nhân duyên ở nơi thầy dặn dò, giữa móc xích thứ bảy và thứ tám, giữa thọ và ái, để thoát khỏi trầm luân. Bản đồ chỉ cho tôi: thọ có thọ lạc và thọ khổ. Thọ lạc đưa tới ái dục, dính mắc, tức là móc xích thứ tám. Thọ khổ đưa tới sân ưu, oán thù. Cả hai đều đưa tới chấp thủ, mắt xích thứ chín và tạo nghiệp, móc xích thứ mười.
Bao giờ thì tôi tìm được những tương quan giữa tấm bản đồ của đại dương này và đại dương thật? Không, tôi sẽ không trở về đại dương này ngoài kia nữa. Tôi sẽ ngồi lại suốt đời ở đây, trước mặt một bức tường, để học nằm lòng tấm bản đồ nhỏ bé của cái đại dương mênh mông mà tôi đã từ bỏ. Những ngón tay tôi sẽ lần mò đi theo những đường đi, những vòng tròn trên tấm bản đồ đó, đi tìm mình, tìm nơi bẻ gãy mình. Nơi đây, giữa thọ và ái. Tôi nghĩ tới mẹ tôi, tới em tôi. Đầu ngón tay tôi lờ mờ tìm những đường vạch đã được khắc xuống ghi dấu, đâu là nơi thọ lạc bắt đầu, đâu là nơi tôi có những kinh nghiệm đầu tiên về hạnh phúc, đâu là nơi tôi biết sự ấm êm và nó đã biến thành tình yêu tự lúc nào, với tất cả luyến lưu, mong mỏi. Đâu là nơi nỗi thất vọng giữa mẹ tôi và tôi bắt đầu? Rồi chia lìa, rồi im lặng. Không, nếu tìm cách bẻ gẫy mình ở nơi tình
Đọc những đoạn văn mang tính chất giải thiêng “tôn giáo” trên đây chúng ta thấy Đoàn Minh Phƣợng không giải thiêng một cách đơn thuần hay theo hƣớng “hạ bệ” những giá trị tôn giáo vốn đƣợc coi là rất thiêng liêng mà qua đó nhà văn muốn khắc họa một cách sinh động và chân thực thế giới nội tâm, tƣ tƣởng đầy phức tạp và biến động của các nhân vật. Nhà văn đã để cho nhân vật tự đối thoại với mình, đấu tranh với mình và đấu tranh với nhau một cách dữ dội. Qua đó, số phận con ngƣời trong xã hội đƣơng đại hiện lên trần trụi, đau đớn nhƣng đầy sức ám ảnh. Sự ám ảnh mang giá trị cảnh tỉnh và thức tỉnh: “Dì Lan và tôi lãnh xác mẹ mang đi thiêu, rồi đem chiếc bình tro về Huế. Tôi không biết người ta có phải luôn luôn mang tro người chết về quê hương không. Tôi không biết đối với mẹ, Huế có còn là quê hương không. Mẹ đã mất hai mươi hai năm không về. Bà tôi mất mẹ cũng không về. Dường như người chết cần một quê hương hơn người sống. Tôi cũng không biết quê hương là gì và tại sao chết ở quê người lại buồn hơn sống ở quê người. Chúng tôi gửi bình tro ở một cái chùa nhỏ. Bàn thờ có tám dãy bình. Những bình mới đặt phía trước, mỗi bình có một bát hương riêng. Những bình cũ ở phía sau, có bình có ảnh, có bình chỉ có tên người. Linh hồn của họ có quanh đây không? Sao họ yên lặng quá.
Tôi lên chùa TL, xin thầy cho tôi ngồi tịnh tâm, tịnh khẩu cho đến ngày thứ 49. Thầy không cho, nói rằng tôi chưa đủ thức tỉnh để yên lặng trong lúc đau buồn. Bây giờ là lúc tôi cần đi lại, làm việc, nói chuyện với người khác. Bây giờ là lúc lời nói và công việc đều đặn hàng ngày trở thành cần thiết, hãy dựa vào những thứ đó như dựa vào bàn tay của Phật nâng cho tôi không ngã. Thầy cũng không cho tôi ở lại chùa. Thầy khuyên tôi về trông quán, gói bánh với dì Thư. Khi gói bánh thì chăm chút, chứ đừng nghĩ ngợi nhiều. Sầu não lan toả xuống đôi bàn tay, cầm lấy lá chuối lá sẽ héo vội và bánh không xanh. Thầy nói con muốn lên chùa thì cứ lên, thỉnh thoảng ngủ lại đêm cũng được.
hiện rất rõ quan điểm giải thiêng của nhà văn, con ngƣời phải vận động, phải làm việc, phải hòa nhập với cuộc đời để tự cứu rỗi mình. Bàn tay Phật dù có sức mạnh cũng chỉ là điểm tựa, cửa chùa là chốn bình an cũng chỉ là nơi con ngƣời “tạm lánh” đời để mong tìm lại sự cân bằng và an yên:“Tôi khóc, và trong lúc khóc, tôi cầu xin Đức Phật Bà đến với tôi. Tôi buồn và tôi sợ. Sao tôi có một mình, nhỏ bé và lạc đường. Tôi sẽ tan thành nước, thành gió đêm nay, tôi biết như vậy, tôi không còn gánh vác được nỗi buồn này nữa. Tôi khấn vái, van nài, xin Đức Phật đến với con, một lần, trong giờ phút con cần nhất, để con không tan rã trong nỗi khổ đau này. Hãy cho con biết là Phật Bà nghe thấy tiếng khóc của con, hãy làm cho xào xạc một chiếc lá trong phòng, hay bừng cháy một đốm nhỏ nơi chân hương, hay vẳng lại một tiếng chuông rất nhẹ từ thỉnh không, hãy cho con một dấu hiệu của sự huyền diệu, và nghìn
lần từ bi.” [30; tr.209-210] nhƣng chẳng có sức mạnh tôn giáo nào giúp con
ngƣời giải tỏa đƣợc hết mọi nỗi khổ đau. Phật pháp không phải là vạn năng, không phải là cứu cánh duy nhất cho con ngƣời trƣớc mênh mông của biển khổ. Nhà văn cũng ngầm thể hiện thông điệp: chừng nào còn tồn tại con ngƣời vẫn phải đối diện với sự phức tạp của đời sống nhƣ nó vẫn thế. Con ngƣời trong xã hội đƣơng đại chƣa bao giờ hết cô đơn, lạc loài và vẫn cứ luôn mải miết kiếm tìm giá trị của cuộc sống và ý nghĩa của sự tồn tại: “Tôi khép mắt ngồi thiền đến gần nửa đêm. Khi mở mắt, tôi không thấy bình an. Tôi
không bước qua được nỗi buồn, sự hối hận và tuyệt vọng từ hôm mẹ mất.”
[30; tr.208]. Chƣa khi nào con ngƣời hết băn khoăn, trăn trở, đấu tranh và tự vấn: “Và mẹ chết rồi, Mai vào chùa, Mai châm trà cho thầy, Mai tưới hoa cho thầy, Mai mua dép cho thầy mang, để thầy dạy Mai biết tha thứ. Mai hèn hạ trốn những việc mà Mai còn phải làm mà tưởng mình thanh cao. Nếu thờ Phật, sao không làm cái việc Phật làm, là đưa người ta ra khỏi chốn u mê, đưa cha mình ra khỏi chốn u mê? Tụng tụng niệm niệm một vạn ngày có làm cho ai thức tỉnh đâu. Chỉ có ném tội lỗi họ làm vào ngay trước mặt họ. Ngay trước mặt và không có lời lẽ nào hết."
"Vậy thì Mai hèn hạ. Mai không làm được việc đó. Nó quá sức chịu đựng của Mai."
"Mấy người tu thiền có khi chịu chặt một cánh tay để tỉnh ngộ, thầy chưa kể cho Mai nghe mấy chuyện đó sao? Sợ đau thì làm sao biết được sự thật." [30; tr.212-213].
Đoạn văn thể hiện rõ nhất tính chất giải thiêng tôn giáo nhƣng có lẽ không mang hàm ý “hệ bệ vai trò của Phật” chính là đoạn gần cuối tác phẩm. Ý nghĩa giải thiêng này đƣợc tác giả đặt vào lời của một linh hồn chƣa thể siêu thoát, có khả năng nhìn khắp cõi âm lẫn cõi trần; nhìn thấu tâm can, giải mã hành động và suy nghĩ của ngƣời khác. Chi đã nói với Mai một cách đầy ngạo nghễ: “Không có Phật đâu. Chỉ có em thôi. Mấy bức tượng này là Phật của mấy người kia, còn em là Phật của Mai. Ánh sáng Mai đi tìm nó trong mắt em chứ không đâu hết. Mai chưa bao giờ nhìn vào mắt em một lần, nhìn thật sâu. Mai phải nhìn xuyên qua biển đen và vô số hang động tối tăm, ở nơi mặt trăng mặt trời không rọi tới, mới tới nơi có ánh sáng từ đuôi chiếc sao chổi đã vỡ ra, đã lạc đường rơi vào vũ trụ của chúng ta. Mai chưa bao giờ
dám nhìn. Mai sợ. Còn sợ thì chưa tu được đâu." [30; tr.215-216].
Trong tác phẩm Và khi tro bụi, nữ nhà văn đã đƣa ra những chi tiết mang tính chất giải thiêng tôn giáo. Một mặt, chị vẫn khẳng định sự hiện hữu