7. Cấu trúc của luận văn
1.2. Văn học hậu hiện đại
Hậu hiện đại trong nghệ thuật nói chung và văn học nói riêng là một thuật ngữ bao quát đƣợc nhiều ngƣời dùng để chỉ các xu hƣớng văn học - nghệ thuật ngoài chủ nghĩa hiện thực truyền thống, xuất hiện nửa cuối thế kỷ XX, sau thời kỳ của chủ nghĩa hiện đại và có xu hƣớng tìm tòi đổi mới, thậm chí đổi mới đến cực đoan, đến mức siêu hiện đại. Hậu hiện đại hay chủ nghĩa hậu hiện đại nổi lên nhƣ một lý thuyết trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn khoảng bốn thập kỷ trở lại đây, chủ yếu là trong triết học, ngôn ngữ và văn học. Hậu hiện đại đƣợc coi là sự đối lập của những lý thuyết triết học truyền thống. Dƣới quan điểm này, hậu hiện đại là một trào lƣu triết học mang tính phê phán đối với những cấu trúc và giả định cơ bản của triết học chính thống. Chính vì thế, hậu hiện đại có thể đƣợc mô tả nhƣ một hình thức thế giới quan (hay thậm chí là phản thế giới quan) mới. Các học giả có thế giới quan này thƣờng hoài nghi về khả năng lý giải các hiện tƣợng xảy ra bằng áp dụng các mô hình lý thuyết thông thƣờng. Cũng có thể nói, hậu hiện đại phủ nhận chân lý khách quan đối với những giá trị và luận điểm của triết học thời kỳ hiện đại, ví dụ nhƣ nhân loại phải có một hạt nhân hoặc cơ sở hay đặc tính nào đó để phân biệt giữa con ngƣời với động vật hay luận điểm cho rằng một dạng chính phủ này đƣợc chứng minh là tốt hơn so với dạng khác.
Nếu chủ nghĩa hiện đại muốn tạo lập một thế giới hoàn thiện, bất biến, thì chủ nghĩa hậu hiện đại lại xem thực tại hỗn loạn, phi lý, giễu cợt những điều mang tính toàn trị. Nhà văn muốn nghệ thuật gắn liền với hoàn cảnh xã hội đặc trƣng cụ thể, mang tính thời sự. Đối thoại với hỗn loạn chính là chiến lƣợc nghệ thuật của hậu hiện đại. Trong lĩnh vực nghệ thuật, đi tiên phong là các nhà kiến trúc sƣ. Họ phê bình lối kiến trúc đơn điệu thô cạch của các tòa nhà mang nặng tính thực dụng mà lại bỏ quên tính đa dạng. Do đó họ sẵn sàng cắt đứt với nghệ thuật tiền phong chấp nhận thử bất cứ điều gì nhƣ sự phi lý, sự hỗn loạn, sự ngớ ngẩn. Cái phản chất lƣợng đƣợc lên ngôi bởi sự khác thƣờng, sự tự do và sự phá vỡ khuôn khổ.
Khi nhắc đến văn học hậu hiện đại, ngoài ý nghĩa chỉ thời gian còn thể hiện những quy định của các thuộc tính nghệ thuật đối với nó. Có thể chỉ ra một số đặc tính của văn học hậu hiện đại nhƣ: tính phi lý tính (hoặc phản lý tính), tính phi xác định, phi chủ thể, tính phân mảnh và tính đại chúng.
Văn học hậu hiện đại cũng đã sử dụng hàng loạt khái niệm, thuật ngữ mới trong cách viết, tạo nên những văn bản nghệ thuật chƣa từng có trƣớc đó cả về hình thức lẫn nội dung nhƣ: cảm quan hậu hiện đại, giễu nhại, mã kép, phi lựa chọn, giải nhân cách hoá, bất tín nhận thức, mặt nạ tác giả, ngoại biên, liên văn bản, siêu truyện,…và trong số đó nhiều cái đƣợc xem nhƣ thủ pháp nghệ thuật Hậu hiện đại.
Một vấn đề nữa của văn học hậu hiện đại, đó là phải kể đến những gƣơng mặt nổi tiếng trên thế giới đã thành công với lối viết này. Barry Lewis, trong công trình Chủ nghĩa hậu hiện đại và văn chương đã thống kê khá đầy đủ các tác giả nổi bật của văn học hậu hiện đại: “Văn chương hư cấu hậu hiện đại là một hiện tượng mang tính quốc tế, với những đại diện quan trọng từ khắp nơi trên thế giới: Gunter Grass và Peter Handke (Đức); Geogrges Perec và Monique Wittig (Pháp); Umberto Eco và Italo Canvino (Italy); Algela Cater và Salman Rushdie (Anh); Stanislaw Lem (Ba Lan); Milan Kundera (trước kia ở Tiệp); Mario Vargas Llosa (Peru); Gabriel Garcia Marquez (Colombia); J.M.Coetzee (Nam Phi); Peter Carey (Úc). Trong đó, tổng số những nhà văn Mỹ có thể được
liệt vào đề mục hậu hiện đại là một con số lớn”. [Dẫn theo 18]. Những tên tuổi
đƣợc nêu ở trên là một minh chứng thuyết phục về sự ảnh hƣởng mạnh mẽ của trào lƣu văn học hậu hiện đại trên toàn thế giới. Một trào lƣu văn học mới đã thu đƣợc những thành tựu lớn, do vậy sự ảnh hƣởng của nó đến nền văn học Việt Nam là điều không tránh khỏi. Chƣa thể nói rằng trong văn học Việt Nam đã xuất hiện các trƣờng phái, khuynh hƣớng hay trào lƣu hậu hiện đại nhƣ các nền văn học lớn trên thế giới. Tuy vậy, chúng ta vẫn tìm thấy những dấu hiệu và yếu tố hậu hiện đại trong sáng tác của một số cây bút tiêu biểu.
Khi nhận xét về chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn học nƣớc ta, tác giả Nguyễn Quốc Hƣng (nguồn talawas.com) khẳng định: “Chúng ta có thể xem chủ nghĩa hậu hiện đại tại Việt Nam là một thứ chủ nghĩa Hậu hiện đại
nguyên hợp” tức là các nhà văn Việt Nam chịu ảnh hƣởng từ nhiều nguồn
khác nhau để tạo nên màu sắc hậu hiện đại.
Nhƣ vậy, ở Việt Nam, khi bàn về chủ nghĩa hậu hiện đại và văn học hậu hiện đại, mặc dù còn có nhiều ý kiến tranh luận nhƣng các nhà nghiên cứu đều thống nhất cho rằng: Văn học hậu hiện đại là một bƣớc phát triển mới của văn học nhân loại. Với những phƣơng thức thể hiện có nhiều sự biến đổi phù hợp với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật và thị hiếu thƣởng thức nghệ thuật giàu tính trí tuệ của bạn đọc đƣơng đại. Văn học Việt Nam không nằm ngoài vòng quỹ đạo ấy, mang ít nhiều màu sắc hậu hiện đại là một sự thú vị. Đây cũng là một mảnh đất đang tạo ra nguồn cảm hứng lớn để nhiều ngƣời yêu thích khám phá nó.