Một số ví dụ vận dụng mô hình học trải nghiệm trong dạy học phần “Sinh học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học sinh học vi sinh vật theo mô hình học trải nghiệm tại trường trung học phổ thông bắc kạn (Trang 59)

10. Cấu trúc của luận văn

2.6. Một số ví dụ vận dụng mô hình học trải nghiệm trong dạy học phần “Sinh học

VSV"(SH 10 - THPT)

Chủ đề 1: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

I. MỤC TIÊU

Sau khi học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm VSV.

- Nêu được đặc điểm chung của VSV.

- Phân biệt được các loại môi trường nuôi cấy VSV. - Phân biệt được các kiểu dinh dưỡng ở VSV.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng tìm kiếm thông tin và xử lí thông tin từ SGK và các nguồn khác SGK.

- Rèn kĩ năng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, liên hệ thực tế. - Rèn kĩ năng nghe, nhớ thông tin.

- Rèn kĩ năng làm việc theo nhóm trên lớp, rèn kĩ năng tự đánh giá và đánh giá đồng đẳng.

- Phát hiện và phát triển năng khiếu của mỗi học sinh và nhóm học sinh, phát triển kĩ năng trình bày vấn đề trước tập thể.

3. Thái độ

- Củng cố quan điểm duy vật biện chứng về thế giới sống.

- Học sinh yêu thích môn học, tăng tình đoàn kết, hỗ trợ giữa các thành viên trong nhóm học sinh và trong tập thể lớp.

- Dám thể hiện thế mạnh của mình trước tập thể và tạo sự tự tin cho mỗi học sinh.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV

- Máy vi tính, tài liệu tham khảo, các đồ dùng cần thiết trong tổ chức dạy học. - Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm.

2. Chuẩn bị của HS

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 1. Phân tích mục tiêu dạy học:

- HS xác định mục tiêu cần đạt được trong HĐTN ở từng vòng thi sao cho đội thi đạt kết quả cao nhất.

- HS tiếp nhận và xác định nhiệm vụ. Các đội trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong đội

2. Hoạt động trải nghiệm:

- Cuộc thi “Chinh phục đỉnh Fansipan”

- Hình thức học: thông qua trò chơi đường lên đỉnh olimpia trên VTV. - Chia lớp thành 3 đội chơi, cử đội trưởng.

- Đội trưởng phát phiếu ghi bài.

3. Hình thành khái niệm mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm VSV (15 phút)

Hoạt động GV- HS Nội dung Vòng thi 1: KHỞI ĐỘNG(Phụ lục 1)

- Luật chơi:

+ Có 1 phút đọc thông tin mục I (SGK- trang 88)

+ Gồm 4 câu hỏi suy nghĩ trong 10s + Mỗi câu hỏi trả lời đúng được 10đ + Trả lời sai không bị trừ điểm

+ Hết giờ đội trưởng chấm chéo kết quả giữa các đội chơi theo thứ tự 1-2-3-1

 GV kiểm tra được kiến thức bài mới, kiến thức thực tế, kiến thức cũ của học sinh, khả năng phối hợp giữa các thành viên

 GV rèn cho học sinh kỹ năng quan sát, ghi nhớ thông tin, phản ứng nhanh, chính xác

- GV chốt kiến thức và điểm vòng thi 1.

I. KHÁI NIỆM VI SINH VẬT

- Khái niệm: VSV là những cơ thể nhỏ bé, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi

- Đại diện: vi khuẩn, vi nấm, vi tảo, động vật nguyên sinh, địa y, virut

- Đặc điểm chung:

+ Phần lớn là cơ thể đơn bào nhân sơ hoặc nhân thực, có thể là tập hợp đơn bào

+ Hấp thụ nhiều, chuyển hóa dinh dưỡng nhanh

+ Sinh trưởng, sinh sản nhanh + Phân bố rộng

Hoạt động 2:Tìm hiểu các loại môi trường cơ bản (7 phút)

Hoạt động GV- HS Nội dung Vòng thi 2: VƯỢT CHƯỚNG NGẠI

VẬT

(Phụ lục 2) - Luật chơi:

+ Có 2 phút đọc thông tin mục 1 trong phần II (SGK- trang 88)

+ Có chướng ngại vật suy nghĩ trong 30s + Trả lời đúng được 20 điểm

+ Trả lời sai đội khác được quyền trả lời

 GV rèn cho học sinh kĩ năng nghiên cứu tài liệu, xử lí tình huống

- GV chốt kiến thức và điểm vòng thi 2. Cung cấp thông tin bổ sung: Môi trường nuôi cấy có thể ở dạng thạch (đặc) hoặc lỏng. Để nuôi cấy trên môi trường đặc, thêm vào 1,5-2% thạch (agar) chiết rút từ tảo đỏ ở biển (không bị VSV phân giải, nóng chảy ở 1000C, đông lại khi để nguội 40-420C)

II. MÔI TRƯỜNG VÀ CÁC KIỂU DINH DƯỠNG

1. Các loại môi trường cơ bản

Có 3 loại môi trường:

+ Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên + Môi trường tổng hợp: gồm các chất hóa học đã biết về thành phần và số lượng + Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và chất hóa học

Hoạt động 3: Tìm hiểu các kiểu dinh dưỡng (10phút)

Hoạt động GV- HS Nội dung Vòng thi 3: TĂNG TỐC

Luật chơi:

+ Mỗi đội trình bày sản phẩm dự án về 1- 2 kiểu dinh dưỡng ở VSV

+ Thời gian trình bày: 2- 3 phút. Quá thời gian qui định trừ 10 điểm

+ Tiêu chí chấm:

- Nội dung: chính xác, đầy đủ, có thông

tin mới (20điểm)

- Trình bày: sáng tạo, sâu sắc, tự tin (20 điểm) - Hiệu quả nhóm: tham gia đầy đủ, nhiệt tình, phối hợp tốt (20 điểm)

- Bình chọn khán giả (GV và đội chơi

khác): giơ tay bình chọn (20 điểm) - GV chốt kiến thức và điểm vòng thi 3

2. Các kiểu dinh dưỡng

- Tiêu chí phân biệt: nguồn năng lượng và nguồn thức ăn (cacbon chủ yếu)

- Gồm 4 kiểu dinh dưỡng ở VSV: + Quang tự dưỡng

+ Hóa tự dưỡng + Quang dị dưỡng + Hóa dị dưỡng

Vòng thi 4: VỀ ĐÍCH - Luật chơi:

* Chọn gói câu hỏi: Có 5s trả lời

+ Mỗi đội có 1 lượt lựa chọn gói câu hỏi với số điểm: 10, 20,30,40 điểm theo thứ tự khó tăng dần

+ Trả lời sai hoặc thiếu đội khác được quyền trả lời Trả lời đúng được điểm của câu hỏi đó từ đội trả lời trước + Trả lời sai 2 đội không bị trừ điểm

* Đặt ngôi sao hy vọng:

+ Mỗi đội được đặt 1 lần khi lựa chọn gói câu hỏi + Trả lời đúng được gấp đôi số điểm

+ Trả lời sai bị trừ đi số điểm của câu hỏi * Ô mạo hiểm: Chỉ tồn tại trong 10s + Trả lời đúng được 100đ

+ Trả lời sai mất nửa số điểm hiện tại

- Gói câu hỏi:

+ Câu hỏi 10 điểm:

1. Căn cứ vào nguồn năng lượng chia VSV ra thành nhưng loại nào?

2. Căn cứ vào nguồn cacbon chia VSV ra thành những loại nào?

3. VSV quang tự dưỡng khác VSV hóa dị dưỡng ở những điểm nào?

+ Câu hỏi 20 điểm:

1. Những VSV phân giải xác chết thuộc kiểu dinh dưỡng nào? Giải thích?

2. Tảo có gây bệnh cho người không? Giải thích?

3. Xét về kiểu dinh dưỡng, vi khuẩn lam thuộc loại nào?

+ Câu hỏi 30 điểm:

1. Một vi khuẩn chỉ cần axit amin Met như một nguồn dinh dưỡng hữu cơ và sống trong các hang động không có ánh sáng. Cho biết kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn này? Giải thích

2. Khi có ánh sáng và giàu CO

2, một loại VSV có thể phát triển trên môi trường với thành phần các chất (g/l) như sau:

(NH 4) 3PO 4 - 1,5; KH 2PO 4- 1,0; MgSO 4 - 0,2 ; CaCl 2- 0,1; NaCl - 5,0

3. H2S là chất độc đối với ngành nuôi trồng thủy sản. Người ta sử dụng vi khuẩn quang hợp tía và lục để xử lí nước nhằm làm giảm lượng H2S trong ao nuôi. Quá trình quang hợp diễn ra theo phương trình sau: H2S + CO2 --> (CH2O) + S + H2O.

(trong môi trường ánh sáng có khuẩn diệp lục) Hãy cho biết kiểu dinh dưỡng của vi khuẩn nói trên?

+ Câu hỏi 40 điểm:

1. Câu nói sau đúng hay sai, giải thích:

Quang tự dưỡng tiến hóa hơn hóa tự dưỡng

2. Câu nói sau đúng hay sai, giải thích:

VSV là một nhóm phân loại trong hệ thống phân loại 5 giới

3. Câu nói sau đúng hay sai, giải thích:

Trong phòng thí nghiệm chỉ có thể nuôi cấy VSV trên môi trường lỏng.

- Ô mạo hiểm:

+ Dựa vào những hiểu biết của mình, theo em VSV là "bạn"hay “thù”? Làm thế nào để “tăng bạn, bớt thù”.

5. Kiểm tra, đánh giá (1 phút)

- GV nhận xét, đánh giá chung kết quả của từng nhóm.

- Khen thưởng nhóm có điểm cao nhất và động viên nhóm khác.

* Hướng dẫn học sinh học ở nhà (2 phút)

- Kẻ bảng các kiểu dinh dưỡng vào phiếu ghi bài. - Hoàn thành câu hỏi và bài tập (SGK- trang 91). - Bài tập trải nghiệm: Vẽ sơ đồ tư duy nội dung bài.

Chủ đề 2: QUÁ TRÌNH PHÂN GIẢI CÁC CHẤT NHỜ VSV I. MỤC TIÊU

Sau hoạt động trải nghiệm này, học sinh cần:

1. Về kiến thức

- Nêu được đặc điểm chung của quá trình phân giải các chất nhờ VSV. - Ứng dụng quá trình phân giải prôtêin và polisaccarit.

2.Kỹ năng

- Rèn luyện và phát triển kĩ năng làm việc theo nhóm, tổ chức hoạt động tập thể. - Rèn luyện và phát triển khả năng sáng tạo, tích cực, chủ động và tư duy logic.

3. Thái độ

- Có ý thức sử dụng thực phẩm an toàn để bảo vệ sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.

4. Định hướng hình thành và phát triển năng lực

Học sinh hình thành được các năng lực thông qua HĐTN: - Năng lực phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp, hợp tác. - Năng lực hệ thống và tư duy logic - Năng lực thuyết trình giữa đám đông.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS

1. Chuẩn bị của GV

- Máy vi tính, tài liệu tham khảo, các đồ dùng cần thiết trong tổ chức dạy học. 2. Chuẩn bị của HS

- Giấy A3, bút dạ.

III. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

1. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ

- HS xác định mục tiêu cần đạt được trong HĐTN.

- HS tiếp nhận và xác định nhiệm vụ. Các nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm

2. Xây dựng kế hoạch trải nghiệm

GV hướng dẫn HS xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho cá nhân, nhóm. - Thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập của cá nhân, nhóm được giao.

- HS xác định được: Nội dung công việc, cách thu thập và sử lí thông tin, cách trình bày và bố trí nội dung trình bày khoa học, logic.

3. Hoạt động trải nghiệm cụ thể

NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA

HỌC SINH YÊU CẦU CẦN ĐẠT CỦA HOẠT ĐỘNG.

1, Bài tập tình huống * Tạo tình huống: Theo em cùng một enzim do VSV sinh ra (amilaza, prôtêaza, xenlulaza,…) khi nào thì enzim đó có lợi, khi nào thì enzim đó có hại đối với con người? Cho ví dụ.

* Phát hiện, nhận dạng vấn đề nảy sinh: Tại sao VSV phải tiết enzim ngoại bào? * Phát biểu vấn đề cần giải quyết: Cùng một enzim VSV (amilaza, prôtêaza, xenlulaza,…) khi nào thì enzim có lợi, khi nào thì enzim có hại đối với con người? Cho ví dụ

- Tạo hứng thú học tập cho học sinh chuẩn bị bước vào HĐTN

2, Thảo luận nhóm - GV hướng dẫn HS xác định giả thuyết - Chia lớp thành 3 nhóm để giải quyết vấn đề: - Nhóm 1: Các enzim do các loài VSV nào tiết ra thì có lợi cho con người?

- Nhóm 2: Các enzim

do các loài VSV nào tiết ra thì có hại cho con người?

- Nhóm 3: VSV không

có ý thức làm lợi hay làm hại cho con người mà do con người chủ động điều khiển chúng đúng hay sai? Lấy ví dụ. - Xác định giả thuyết: Các quá trình phân giải các chất ở VSV và ứng dụng. Cùng một enzim VSV (amilaza, prôtêaza, xenlulaza,…) khi nào thì enzim có lợi, khi nào thì enzim có hại đối với con người? - HS tìm kiếm thông tin từ SGK, tài liệu tham khảo, liên hệ thực tế và thực tiễn địa phương để hoàn thành nhiệm vụ của nhóm

- Tạo hứng thú, tính tích cực cho học sinh

- Rèn luyện khả năng tư duy loogic và vận dụng linh hoạt các kiến thức lí thuyết và thực tiễn. - Rèn luyện kĩ năng phân tích và thi thập thông tin - Rèn luyện kĩ năng thuyết trình và xử lí nhanh tình huống. 3, Thuyết trình sản phẩm của nhóm GV định hướng cách thức báo cáo - Các nhóm lần lượt trình bày, bổ sung cho nhau. - Rèn luyện khả năng thuyết trình, tính mạnh dạn, tự tin trước đám đông. 4, Kiểm định kết quả Kết luận vấn đề của BTTH đặt ra. HS nêu được:

- Đặc điểm chung của quá trình phân giải các chất nhờ VSV. - Ứng dụng của quá trình phân giải prôtêin, phân giải pôlisaccarit

- Rèn luyện khả năng tư duy, khái quát hóa, trừu tượng hóa. 5, Tổng kết và nhận xét - Đánh giá kết quả HĐTN của các nhóm - Học sinh trình bày ý kiến và rút ra được bài học để có thể vận dụng vào thực tiễn cuộc sống - Học sinh học được cách thức tổ chức một HĐTN, vai trò của HĐTN trong việc nắm bắt kiến thức. Phát triển được kĩ năng giao tiếp, hợp tác thông qua phương pháp làm việc theo nhóm.

4. Chia sẻ, phân tích- tổng hợp hình thành kiến thức

- Đặc điểm chung của quá trình phân giải các chất nhờ VSV.

Những phức chất ở môi trường được phân giải thành các chất đơn giản nhờ hệ enzim do VSV tiết ra (phân giải ngoại bào), sau đó được VSV hấp thụ vào trong tế bào để sinh tổng hợp các thành phần tế bào hay được phân giải tiếp theo kiểu hô hấp hay lên men.

- Các phức chất ở môi trường không được VSV hấp thụ vào trong cơ thể rồi mới phân giải nhờ hệ enzim do:

Các phức chất ấy có trọng lượng phân tử và kích thước quá lớn khiến chúng khó đi qua được thành và màng tế bào. Vì vậy, chúng phải được phân cắt thành những đoạn có trọng lượng phân tử bé hơn nhờ các enzim VSV tiết ra ngoài môi trường.

- Sản phẩm của quá trình phân giải prôtêin ngoại bào, phân giải pôlisaccarit ngoại bào

Prôtêin axit amin Pôlisaccarit mônôsaccarit

- Các sản phẩm tạo ra trong quá trình phân giải ngoại bào do đã có kích thước nhỏ nên được VSV hấp thụ vào cơ thể. Con đường biến đổi tiếp theo của các sản phẩm này là:

+ Axit amin được VSV sử dụng để sinh tổng hợp prôtêin của cơ thể chúng hoặc tiếp tục bị phân giải (quá trình lên men thối).

+ Mônôsaccarit được VSV phân giải tiếp theo con đường hô hấp hiếu khí, hô hấp kị khí hay lên men.

- Ứng dụng của quá trình phân giải prôtêin, phân giải pôlisaccarit

+ Ứng dụng của quá trình phân giải prôtêin: sản xuất nước chấm, nước mắm,... + Ứng dụng của quá trình phân giải pôlisaccarit:

Lên men rượu: sản xuất rượu êtylic, sản xuất rượu vang, sản xuất bia,…

Lên men lactic: muối chua rau quả, ủ chua thức ăn gia súc, sản xuất sữa chua,… Phân giải xenlulôzơ: làm đất giàu dinh dưỡng, tránh ô nhiễm môi trường, làm hỏng thực phẩm, đồ uống, quần áo, thiết bị có xenlulôzơ,...

- Cùng một enzim VSV (amilaza, prôtêaza, xenlulaza,…) khi nào thì enzim có lợi, khi nào thì enzim có hại đối với con người? Cho ví dụ.

+ VSV không có ý thức làm lợi hay làm hại cho con người mà do con người chủ động điều khiển chúng. Có lợi khi con người chủ động sử dụng VSV phục vụ cho chính lợi ích của mình, có hại khi để chúng phát triển tự do, gây hư hỏng thức ăn, đồ dùng…

+ Ví dụ: nếu con người chủ động dùng các enzim amilaza, prôtêaza hoặc xenlulaza,… để xử lí nước thải giàu tinh bột, prôtêin hoặc xenlulôzơ, sẽ cho nước thải sạch, sử dụng các enzim trên vào công nghiệp bột giặt sẽ làm tăng hiệu quả giặt tẩy,…Ngược lại, cũng vẫn các VSV trên, nếu để chúng sinh trưởng tự do trên các đồ ăn, thức uống, rau quả,… Các enzim do chúng sinh ra sẽ phân giải làm hư hỏng thực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học sinh học vi sinh vật theo mô hình học trải nghiệm tại trường trung học phổ thông bắc kạn (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)