Các HĐTN cho học sinh lớp 10 trong dạy học phần Sinh học VSV

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học sinh học vi sinh vật theo mô hình học trải nghiệm tại trường trung học phổ thông bắc kạn (Trang 52 - 57)

STT Bài Nội dung bài Nội dung kiến thức để thiết

kế và tổ chức HĐTN Các HĐTN 1 22 Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật

- Vi sinh vật và đặc điểm của vi sinh vật

- Các loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật

- Các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật.

Chủ đề 1: Tìm hiểu về VSV; Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật qua cuộc thi “Chinh phục đỉnh Fansipan”

- Trải nghiệm niềm vui chiến thắng qua các chặng đua để có thể về đích nhanh nhất với số điểm cao nhất.

STT Bài Nội dung bài Nội dung kiến thức để thiết kế và tổ chức HĐTN Các HĐTN 2 23 Quá trình tổng hợp và phân giải các chất ở VSV

- Đặc điểm chung của quá trình phân giải các chất nhờ VSV.

- Ứng dụng của quá trình phân giải prôtêin, phân giải pôlisaccarit Chủ đề 2: Quá trình phân giải các chất nhờ VSV - Dạy học bằng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề: Cùng một enzim VSV (amilaza, prôtêaza, xenlulaza,…) khi nào thì enzim có lợi, khi nào thì enzim có hại đối với con người? 3 25 Sinh trưởng

của vi sinh vật

- Phân biệt nuôi cấy liên tục và nuôi cấy không liên tục. - Nguyên tắc mục đích và ý nghĩa của phương pháp nuôi cấy liên tục.

- Ứng dụng của nuôi cấy liên tục trong thực tiễn đời sống và sản xuất

Chủ đề 3: Quá trình sinh trưởng của VSV - Dạy học bằng phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề: Làm thế nào để tránh pha suy vong xảy ra trong nuôi cấy liên tục? 4 27 Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật Các yếu tố vật lí ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật và ứng dụng để kích thích hay hạn chế sinh trưởng của VSV

Chủ đề 4: Tìm hiểu ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật thông qua các trải nghiệm:

- Muối chua rau quả ở các điều kiện khác nhau - Thí nghiệm so sánh tốc độ phát triển của nấm mốc - Thịt lợn trong điều kiện bảo quản khác nhau.

- Sắn lát trong điều kiện bảo quản khác nhau

STT Bài Nội dung bài Nội dung kiến thức để thiết

kế và tổ chức HĐTN Các HĐTN

5 32 Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch

- Khái niệm, các phương thức lây truyền, các bệnh truyền nhiễm thường gặp và cách phòng chống.

Chủ đề 5: Tìm hiểu nguyên nhân, con đường lây bệnh và cách phòng tránh một số bệnh truyền nhiễm thông qua lập bản đồ tư duy - Các bệnh truyền nhiễm tìm hiểu: Cúm H5N1, viêm gan A, tiêu chảy, giang mai, quai bị, thủy đậu.

2.3. Ưu điểm và hạn chế khi vận dụng mô hình học trải nghiệm trong dạy học phần “Sinh học VSV"(SH 10 -THPT) phần “Sinh học VSV"(SH 10 -THPT)

2.3.1. Ưu điểm

- Giúp HS phát huy tính tự học, sáng tạo, tính tự giác, tự quản, sự tự tin, hứng thú trong học tập. Vận dụng tốt mô hình này sẽ giúp các em rèn luyện tốt các kĩ năng: giao tiếp, hợp tác, tự đánh giá lẫn nhau trong giờ học., thực hành, vận dụng và phát triển được tốt NLTH, tự nghiên cứu ở HS.

- Nếu như GV tích cực khai thác và sử dụng vốn kinh nghiệm của HS trong đời sống hàng ngày, gắn kết giữa nội dung dạy học với đời sống thực tiễn thông qua hoạt động ứng dụng trong mỗi bài học sẽ rèn cho các em kĩ năng giải quyết các vấn đề, các khó khăn trong đời sống của chính bản thân và cộng đồng.

- Vận dụng mô hình học trải nghiệm này, GV nói ít hơn và HS được làm việc nhiều hơn.

- Vận dụng mô hình học trải nghiệm phù hợp sẽ phát huy được sự sáng tạo của HS, họ sẽ tự lực tìm tòi kiến thức và phát triển kĩ năng làm việc cá nhân, kĩ năng hợp tác, kĩ năng tương tác giữa trò với trò, giữa trò với thầy; GV có điều kiện để thực hiện dạy phân hóa các đối tượng HS khác nhau ở trong lớp.

- Chất lượng học tập của HS sẽ có sự chuyển biến rõ rệt do họ được chủ động tiếp thu kiến thức, được thực hành nhiều hơn,...

- Bên cạnh việc phát triển các kĩ năng chia sẻ, cùng cộng tác thực hiện việc tìm hiểu kiến thức mới trong mỗi bài học, các em còn được rèn luyện phát triển tư duy sáng tạo, sự tự tin khi nói trước đông người, phát triển ngôn ngữ cũng như kỹ năng giao tiếp.

- HS được làm quen với việc bày tỏ quan điểm, tranh luận để tìm ra cái đúng. Rèn luyện cách làm việc có kế hoạch, tập trung cao độ, được tự mình đánh giá mình và đánh giá bạn.

- HS có sự ganh đua với các bạn trong nhóm để học tập nên chất lượng trong lớp được nâng cao đồng đều hơn.

- HS sẽ mạnh dạn, tự tin, kĩ năng nói của các em phát triển mạnh, tính trách nhiệm đã và đang được hình thành trong các em khi các em được đảm nhiệm một nhiệm vụ nào đó.

- Các em trở nên năng động khi bản thân không những chỉ tập trung suy nghĩ về nội dung trong bài học mà còn là người biết quan sát, lắng nghe, góp ý với bạn và bảo vệ chính kiến của mình,…

- Đối với các em nhóm trưởng, khi làm việc nhóm, các em phải đảm nhiệm thêm nhiệm vụ: đôn đốc, phân công, kiểm tra kết quả,… thông qua đó, các em đã tự rèn luyện được phong cách làm việc khẩn trương, trách nhiệm,… của một nhà quản lí.

2.3.2. Hạn chế

- Một số HS học yếu chưa thích ứng với phương pháp tự học, tự nghiên cứu. Một số khác chưa tích cực trong hoạt động trải nghiệm.

- HS cũng cần nhiều thời gian và những điều cần thiết khác để thực hiện các trải nghiệm.

- Kỹ năng điều hành của nhóm trưởng ở một số lớp chưa tốt; HS thao tác chậm, chưa mạnh dạn, còn rụt rè, nhút nhát, chưa biết hợp tác trong học tập.

- Một số HS chưa thật sự sẵn sàng, mạnh dạn trong việc chia sẻ trong khi hoạt động nhóm nên hiệu quả học tập chưa cao. Việc tham gia đánh giá bạn và tự đánh giá bản thân còn quá mới nên sự đánh giá chưa thật chính xác.

2.4. Bộ công cụ đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức và NLTH của HS khi vận dụng mô hình học trải nghiệm mô hình học trải nghiệm

2.4.1. Bài kiểm tra

Để đánh giá mức độ lĩnh hội kiến thức của người học, tôi thiết kế các bài kiểm tra. Nội dung các bài kiểm tra được trình bày ở mục 3.3.3.

2.4.2. Hồ sơ học tập

Hồ sơ học tập trong nghiên cứu này là tập hợp các phiếu ghi chép của GV và HS được thực hiện trong suốt tiến trình học tập của HS với mục đích làm minh chứng để đánh giá toàn bộ quá trình học tập, sự tiến bộ bằng những hoạt động đã làm và những sản phẩm cụ thể. Hồ sơ học tập bổ sung cho sự đánh giá những thuộc tính khó như khả năng sáng tạo, kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp hay kĩ năng tự điều chỉnh trong học tập.

Để thuận tiện cho quá trình phiên giải định tính trong bảng hỏi khi đánh giá về NLTH của HS sau một quá trình học. Chúng tôi xây dựng các nội dung trong hồ sơ học tập dành cho HS, GV với nội dung cụ thể như sau:

+ Dành cho HS (phụ lục 2) + Dành cho GV (phụ lục 1)

Phiếu quan sát hoạt động học tập của HS (Phụ lục 3): Phiếu này được xây dựng để xác nhận sự biểu hiện hành vi, thái độ của HS trong quá trình học.

- Sổ ghi chép

Quan sát, ghi chép, đánh giá của GV về kĩ năng, hành vi, thái độ học tập của HS được thực hiện trong suốt quá trình học tập. Ghi chép chủ yếu là ghi lại trung thực những biểu hiện của HS mà GV quan sát được hoặc qua phản ánh của HS khác, GV khác, thậm chí là cả những phản ánh của phụ huynh. Tư liệu này giúp cho người nghiên cứu có cái nhìn khách quan về HS để thuận lợi trong quá trình phân tích định tính kết quả nghiên cứu.

2.4.3. Phiếu hỏi

Phiếu hỏi là tập hợp nhiều câu hỏi (bộ câu hỏi) được xây dựng dựa trên sự phân tích mối tương quan giữa hoạt động học tập theo mô hình học trải nghiệm và 4 biểu hiện NLTH. Các nội dung cần đo lường 4 đặc điểm trên được trình bày trong bảng dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học sinh học vi sinh vật theo mô hình học trải nghiệm tại trường trung học phổ thông bắc kạn (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)