Một số khái niệm liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học sinh học vi sinh vật theo mô hình học trải nghiệm tại trường trung học phổ thông bắc kạn (Trang 32 - 47)

10. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Một số khái niệm liên quan

1.2.2.1. Hoạt động là gì?

1. Bắt đầu từ Vưgotsky với tư tưởng cơ bản là: “hoạt động tâm lý (bên trong) của người, được xây dựng theo mẫu của hoạt động bên ngoài. Hoạt động bên ngoài này được tiến hành bởi công cụ. Công cụ là năng lực thực tiễn mà loài người sáng tạo ra, kết tinh lại, được vật thể hoá, nhờ đó chúng tồn tại một cách khách quan đối với mỗi cá thể” [34].

2. “Hoạt động tâm lý của người được thực hiện dưới hình thức giao lưu bằng ngôn ngữ, dùng những hệ thống tín hiệu và dấu hiệu (đặc biệt là âm thanh) làm vật trung gian (coi như công cụ). Nói chung, quan điểm của tâm lý học Xô Viết cho rằng: “hoạt động tâm lý không những được hình thành theo mẫu của hoạt động trên đối tượng bên ngoài, mà về bản chất vẫn còn là một biến thái của hoạt động bên ngoài”. Nói cách khác, những hứng thú, lợi ích, năng lực của chủ thể được đưa vào cấu trúc của hoạt động bên ngoài và nhờ đó, chúng mới có thể phát triển. Việc chuyển hoá các hình thái hoạt động trên cơ sở hoạt động có đối tượng bên ngoài, tạo thành động lực quan trọng nhất của quá trình phát triển cho cả loài người lẫn cho cá thể. Việc chuyển hoá ấy có thể có được, vì hoạt động bên ngoài và hoạt động bên trong có cùng một cơ cấu duy nhất. Đó là một trong những phát hiện quan trọng nhất của tâm lý học thế kỷ XX” [33].

3. “Gạt bỏ tất cả sự khác nhau của các hoạt động riêng rẽ, cá biệt, đặc thù, còn lại chỗ khác nhau cơ bản là đối tượng. Chính đối tượng của hoạt động quy định xu hướng, tính chất đặc trưng của hoạt động. Bằng cách chiếm lĩnh đối tượng một cách vật chất hay tinh thần, chủ thể thoả mãn nhu cầu của mình, tức là thực hiện được xu hướng cơ bản của hoạt động được tiến hành”. Đã gọi là “hoạt động tâm lý” thì phải có động cơ phù hợp. Không thể có một hoạt động không có động cơ. “Động cơ ấy phải được vật thể hoá ra ngoài, tức là nó phải mang một hình thức tồn tại vật chất, hiện thực bên ngoài. Khi nó ở bên ngoài thì hoạt động lên đối tượng này gọi là hoạt động ở hình thái bên ngoài, hay nói tắt là hoạt động bên ngoài. Nếu nó ở bên trong thì hoạt động tác động lên nó, gọi là hoạt động bên trong. Động cơ được phát triển từ những đối tượng còn trừu tượng, theo xu hướng ngày càng cụ thể hơn. Tiến trình đó được chốt lại trong những mục đích. Hệ thống mục đích này là hình thức cụ thể hoá động cơ. Do đó quá trình thực hiện động cơ được tiến hành từng bước, từng khâu, để đạt được những mục đích xác định trong những hoàn cảnh (không gian và thời gian) cụ thể” [31].

4. “Quá trình đi đến mục đích bị quy định bởi các điều kiện, phương tiện thực hiện nó. Cốt lõi của cách thức ấy là thao tác. Về phía đối tượng, còn có một khái niệm nữa là nhiệm vụ. Nó là tổng thể thống nhất giữa mục đích và phương tiện (điều kiện). Nói cách khác, bằng những phương tiện xác định, chủ thể tìm cách thực hiện một mục

đích tương ứng. Về phía chủ thể, để thực hiện động cơ, chủ thể phải dùng sức căng của bắp thịt và thần kinh, phải vận dụng năng lực thực tiễn đã có… Quá trình ấy gọi là hoạt động” [31].

5. Như vậy, trên thực tế cuộc sống, ta có thể thấy một sự phân tích và tổng hợp, bao hàm trong một động cơ như sau:

a) Về đối tượng: động cơ - mục đích - phương tiện. b) Về chủ thể: hoạt động - hành động -thao tác.

c) Nếu đối tượng là động cơ, nói cụ thể hơn là cái vật thể hoá động cơ, thì chủ thể phải tiến hành một hoạt động rộng lớn, lâu dài.

d) Nếu đối tượng ấy đã được cụ thể hóa thành những mục đích cụ thể hơn, thì chủ thể chỉ cần tiến hành các hành động xác định.

e) Những hành động của chủ thể bị quy định một cách khách quan bởi phương tiện có trong tay, chứ không thể tuỳ tiện. Nói cách khác, chủ thể phải hành động theo một cách thức nào đó, tương ứng với phương tiện.

6. Phương thức giáo dục thực chất là “cách tổ chức quá trình hoạt động liên tục của trẻ em. Trình độ tổ chức các hoạt động ấy là thước đo trình độ điều khiển quá trình phát triển tâm lý của trẻ em. Các phương pháp giáo dục trước đây, nếu thấy được phần chủ quan của chủ thể được giáo dục vào lúc này, thì ở thời điểm khác, nó chỉ thấy tính khách quan của quá trình, từ phía thầy giáo”. Mọi phương pháp giáo dục cũ vẫn còn loay hoay ở “bên trong chủ thể”, tìm cách “khai thác” khả năng bên trong của trẻ, hoặc chỉ lo “cải tiến phương pháp giảng dạy” của thầy giáo theo hướng phát huy khả năng đã có của trẻ, khai thác triệt để vốn sống đã có của trẻ. Phương pháp mới đã vượt ra khỏi sức hút ấy của phương pháp cổ truyền, đưa ra một chiến lược mới: Hình thành nên khả năng mới ở trẻ em. Đương nhiên, phương pháp mới tận dụng vốn sống đã có của trẻ. Phương pháp mới tự đặt ra cho mình nhiệm vụ “tạo ra trong mỗi trẻ em ngày càng nhiều hơn năng lực thực tiễn người và phải làm việc đó một cách chắc chắn. Cơ cấu hoạt động trên đây đã cho phép thầy giáo tổ chức được một quá trình khách quan (đối với trẻ em), vật chất, hiện thực, mình có thể tổ chức được, kiểm soát được ở bên ngoài cá thể” [31].

7. Galperin đã mô tả suốt chặng đường chuyển hoá ấy bắt đầu là “hành động vật chất trên những đối tượng bên ngoài, trải qua hành động trên lời nói (nói to, nói thầm, nói không ra tiếng) mà cuối cùng có được hành động trí tuệ bên trong. Linh hồn của phương pháp ấy là sự thống nhất về bản chất giữa các hình thức hoạt động”. Từ đó, muốn có được hoạt động tâm lý bên trong, thì trước hết phải tổ chức được hình thức bên ngoài của nó và trẻ em sẽ hoạt động trước hết trên những đối tượng bên ngoài ấy,

rồi qua từng giai đoạn nhỏ, kế tiếp nhau mà chuyển vào trong thành ý nghĩ, ý thức tâm lý. Bản thân sự “chuyển vào trong” ấy đã giả định có một cơ cấu chung cho cả hoạt động bên ngoài lẫn hoạt động bên trong. Nói chung, cơ cấu chung ấy cho phép mọi quá trình chuyển hoá: “vào trong” và “ra ngoài”, tức là vừa thực hiện quá trình vật thể hoá khái niệm, tư tưởng, vừa quá trình ngược lại, lấy ra từ vật thể, khái niệm, tư tưởng đã “gửi vào” trước đó” [20].

Quá trình chuyển hóa ấy được Hồ Ngọc Đại thâu tóm vào công thức đơn giản: A→a. Công thức có 3 nhân tố cấu thành:

1. A là đối tượng (CÁI, hay còn gọi là NỘI DUNG)).

2. A→ là nghiệp vụ sư phạm (CÁCH, hay còn gọi là PHƯƠNG PHÁP).

3. a là sản phẩm (CÁI, hay còn gọi là SẢN PHẨM GIÁO DỤC). Toàn bộ “bí mật” của nghiệp vụ sư phạm nằm ở tổ hợp A→, khi A được triển khai dọc theo quá trình thi công.

Công thức A→a là một cách diễn đạt lí thuyết hoạt động một cách trực quan của Hồ Ngọc Đại. Công thức này chứa trong mình hai quan hệ cơ bản:

Một, quan hệ A - a (Đối tượng - Sản phẩm); Hai, quan hệ A→ - a (Quá trình - Sản phẩm).

Thiết kế một giải pháp giáo dục, tư duy lí thuyết phải hiểu cặn kẽ các nhân tố và mối quan hệ nội tại giữa chúng với nhau.

Quan hệ Đối tượng - Sản phẩm là quan hệ giữa Đối tượng còn trừu tượng ở điểm xuất phát, bên ngoài cá nhân với Đối tượng cụ thể đối với Chủ thể, tồn tại trong tư duy của Chủ thể.

Quá trình - Sản phẩm là quan hệ giữa hai hình thái của một CÁI, một động một tĩnh, được hiểu là quá trình tự sinh thành của CÁI. Tổ hợp A→ nhằm diễn đạt đối tượng A được chủ thể hoạt động chiếm lĩnh trong suốt quá trình biến thành a. A và A→ có sự khác biệt và sự thống nhất.

Sự khác biệt là ở dạng tĩnh và dạng động của cùng một đối tượng. Sự thống nhất là ở mối liên hệ hữu cơ giữa A và →, hay còn gọi là giữa nội dung và phương

pháp trong quá trình hoạt động nhằm biến A thành a. 1.2.2.2. Trải nghiệm là gì?

Theo Tlegenova (Тлегенова Т. Е.) trong bài “Kinh nghiệm hoạt động sáng tạo

như một vấn đề sư phạm”, theo quan điểm của triết học, sự trải nghiệm được hiểu là

“kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới khách quan. Sự tương tác này bao gồm cả hình thức và kết quả các hoạt động thực tiễn trong xã hội, bao gồm cả kỹ thuật và kỹ năng, cả những nguyên tắc hoạt động và phát triển thế giới khách quan”.

Nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S. quan niệm rằng “trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác” [18].

Qua nghiên cứu các tài liệu triết học, ta có thể thấy được một số cách để định nghĩa về trải nghiệm:

- Trải nghiệm là “một phạm trù của triết học, được đúc rút từ toàn bộ các hoạt

động của con người ở mọi mặt, như một thể thống nhất giữa kiến thức, kỹ năng, tình cảm và ý chí. Đặc trưng bằng cơ chế kế thừa di sản xã hội, lịch sử, văn hóa” [16].

- Trải nghiệm là một phạm trù của nhận thức luận, được đúc kết từ sự thống nhất của hoạt động tình cảm - nhận thức.

- Trải nghiệm là “kiến thức mà ngay lập tức cho chủ thể ý thức được và có cảm

giác tiếp xúc trực tiếp với thực tế, cho dù đó là một thực tế bên ngoài của các đối tượng và tình huống (nhận thức), hoặc các thực tại của trạng thái ý thức (quan niệm, những kỷ niệm, xúc động…)” [16].

Trong các nghiên cứu tâm lý học, kinh nghiệm thường được coi là năng lực của cá nhân, ví dụ Platon K.K. nhận định “trải nghiệm cũng như sự tích lũy của hiểu biết và năng lực (cá nhân, nhóm) hình thành trong quá trình hoạt động, đào tạo và giáo dục, trong đó tổng hợp những kiến thức, kỹ năng, khả năng và thói quen. Dưới góc độ của tâm lý học giáo dục”. A. N. Leontiev đã giải quyết được vấn đề trải nghiệm của nhân loại: “Trong cuộc đời mình, con người đã đồng hóa kinh nghiệm của nhân loại, kinh nghiệm của những thế hệ trước. Nó diễn ra dưới hình thức nắm vững kiến thức và ở mức độ làm chủ kiến thức”. Trong các tài liệu sư phạm học, lý thuyết về trải nghiệm trở thành đối tượng nghiên cứu (dẫn theo [18]). Trải nghiệm dưới góc nhìn sư phạm được hiểu theo ý nghĩa sau:

- Trải nghiệm trong đào tạo là một hệ thống kiến thức và kỹ năng có được trong quá trình giáo dục và đào tạo chính quy.

- Trải nghiệm là kiến thức, kỹ năng mà trẻ nhận được bên ngoài các cơ sở giáo dục: thông qua sự giao tiếp với nhau, với người lớn, hay qua những tài liệu tham khảo không được giảng dạy trong nhà trường…

- Trải nghiệm (qua thực nghiệm, thử nghiệm) là một trong những phương pháp đào tạo, trong điều kiện thực tế hay lý thuyết nhất định, để thiết lập hoặc minh họa cho một quan điểm lý luận cụ thể.

M.N. Skatkin đã kết luận rằng: “theo nghĩa rộng, trải nghiệm được hiểu là sự

thực hành trong quá trình đào tạo và giáo dục”. Việc phân định giữa trải nghiệm và

thực hành, theo ý kiến của Tlegenova (Тлегенова Т. Е.) “trải nghiệm mang hàm nghĩa

rộng hơn thực hành vì nó đóng một vai trò là nền tảng của tri thức và là tiêu chí để nhận biết sự thật”. Nói chung, người ta công nhận “trải nghiệm là mối quan hệ thực tế

giữa chủ thể và đối tượng. Ý nghĩa của điều này là chúng ta cố gắng để có các trải nghiệm một cách chủ động, có tính cách mạng và có ý thức” (dẫn theo [18]).

Nhận thức luận có bản chất là “trải nghiệm”. Những người tham gia vào các hoạt động du lịch, thể thao mạo hiểm hay sử dụng ma túy cũng nhấn mạnh vai trò quan trọng của trải nghiệm.

Từ “trải nghiệm” có thể liên quan đến cả các sự kiện được cảm nhận trực tiếp cũng như sự khôn ngoan có được khi phản ảnh lại các sự kiện. Một số nhà nghiên cứu cho rằng bản chất trải nghiệm của con người có sự thay đổi về chất từ thời kì tiền hiện đại đến thời kì hiện đại và hậu hiện đại. Immanuel Kant so sánh kinh nghiệm với lí lẽ (reason): “Không có cái gì, quả thực, có thể tai hại hơn hay vớ vẩn hơn với nhà triết học là sự hấp dẫn thô tục của cái gọi là kinh nghiệm. Kinh nghiệm như vậy không bao giờ tồn tại nếu tại một thời điểm đích đáng, những tổ chức này (những kinh nghiệm này) được hình thành cùng với các ý tưởng” (dẫn theo [18]).

Các loại trải nghiệm: Người ta phân biệt các trải nghiệm khác nhau như trải nghiệm thể chất, trí tuệ, tình cảm, tinh thần, gián tiếp và mô phỏng.

Trải nghiệm thể chất (Physical Experiences): “Trải nghiệm thể chất xảy ra bất

cứ khi nào đối tượng hay môi trường thay đổi. Nói cách khác, trải nghiệm thể chất liên quan đến những trải nghiệm có thể quan sát được. Trải nghiệm thể chất là hình thức bên ngoài của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng. Triết lí “trăm nghe không bằng một thấy” hay “Đi một đàng học một sàng khôn” theo chúng tôi là đề cao trải nghiệm của con người và có thể xếp vào loại Trải nghiệm thể chất” [30].

Trải nghiệm tinh thần (Mental Experiences): “Trải nghiệm tinh thần liên quan

đến các khía cạnh trí tuệ và ý thức, là sự kết hợp giữa tư duy, nhận thức, trí nhớ, cảm xúc, ý chí và tưởng tượng. Nó bao gồm cả các quá trình nhận thức vô thức. Theo chúng tôi, trải nghiệm này thường được sử dụng trong việc học tập các môn học (đặc biệt là các môn khoa học) hoặc việc học được một khái niệm nào đó không có chủ định (Ví dụ như làm nhiều một dạng bài toán nào đó rồi tự dưng phát hiện ra nguyên lí chung của việc giải những bài toán này). Có thể nói, Trải nghiệm tinh thần là hình thức bên trong của hoạt động để chiếm lĩnh đối tượng” [30].

Trải nghiệm tình cảm (Emotional Experiences): “Trải nghiệm tình cảm được

diễn ra khi yêu hay kết bạn. Yêu là trải nghiệm tình cảm. Khái niệm trải nghiệm tình cảm cũng xuất hiện trong khái niệm đồng cảm. Các môn học thuộc các lĩnh vực giáo dục nghệ thuật, giáo dục đạo đức, lối sống, HS cần được trải nghiệm tình cảm thì hiệu quả mới tốt” [30].

Trải nghiệm tâm thần (Spiritual Experiences): “Trải nghiệm tâm thần diễn ra

khi có sự cố như sốt cao, viêm màng não, thiếu ngủ, thiếu ô xy, rối loạn tâm thần, tai nạn chấn thương… Con người cũng có thể có được trải nghiệm như vậy bằng cách thôi miên, thiền, thần chú, yoga… hoặc một số trải nghiệm tâm thần có được bằng cách uống thuốc, uống rượu,…” [30].

Trải nghiệm xã hội (Social Experiences): “Lớn lên, sinh sống trong xã hội, con

người hình thành trải nghiệm xã hội. Trải nghiệm xã hội cho con người kĩ năng và thói quen cần thiết để sống trong xã hội của mình, chia sẻ kinh nghiệm, hình thành các chuẩn mực, phong tục, truyền thống, giá trị, vai trò xã hội, biểu tượng và ngôn ngữ. Trong học tập, việc cho trẻ tham gia vào các hoạt động tập thể, hoạt động thực tế tại nhà máy, trang trại, câu lạc bộ, hoạt động trao đổi, thảo luận… giúp trẻ có trải nghiệm xã hội, hình thành nhân cách. Hoạt động này mang tính chất thuần tuý người, đặc trưng cho phạm trù người. Lúc này, hoạt động của cá nhân không còn là của riêng một cá nhân, mà là của một cộng đồng người, trong một thời điểm xác định” [30].

Trải nghiệm mô phỏng (Virtual and Simulation Experiences): “Sử dụng máy

tính cũng có thể giúp con người có trải nghiệm. Đóng vai cũng giúp ta trải nghiệm. Sử dụng trò chơi video cũng giúp trải nghiệm, trải nghiệm có tính chất mô phỏng cuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học sinh học vi sinh vật theo mô hình học trải nghiệm tại trường trung học phổ thông bắc kạn (Trang 32 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)