Đánh giá định tính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học một số chủ đề toán 9 trung học cơ sở theo định hướng giáo dục STEM (Trang 68)

7. Cấu trúc của luận văn

3.5.1. Đánh giá định tính

Tiến hành quan sát tất cả các tiết học thực nghiệm sƣ phạm của lớp thực nghiệm, lớp đối chứng và nghiên cứu sản phẩm của HS tôi nhận thấy: ở lớp thực nghiệm HS học tập hào hứng hơn lớp đối chứng bởi vì các em đƣợc trải nghiệm những kiến thức, kĩ năng đƣợc học vào thực tiễn, đƣợc tự tay làm nên các mô hình, đƣợc trình bày, phân tích, đánh giá các sản phẩm, đƣợc tranh luận, lập luận để bảo vệ quan điểm. Qua từng tiết dạy thực nghiệm tôi cũng nhận thấy năng lực giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực mô hình hóa toán học, kĩ năng thực hành của HS đƣợc nâng lên một cách rõ rệt ở lớp thực nghiệm. Những tiết đầu các em còn rất lúng túng trong việc xác định phƣơng hƣớng giải quyết, thực hiện giải quyết vấn đề, thiết kế các mô hình nhƣng đến các tiết sau các em đã tiến hành các thao tác đó khá nhanh và hiệu quả.

Bài kiểm tra tác giả tập trung vào các câu hỏi đánh giá năng lực giải quyết vấn đề trong môn Toán, trong thực tiễn, năng lực mô hình hóa. Thông qua bài kiểm tra, tác giả nhận thấy HS ở lớp thực nghiệm giải quyết các vấn đề thực tiễn tốt hơn lớp đối chứng, xác định và sử dụng các mô hình toán học trong các tình huống thực tiễn chính xác hơn. Ngoài ra, chúng tôi thấy lớp thực nghiệm có những dấu hiệu tích cực hơn so với lớp đối chứng, thể hiện ở một số nét chính sau đây:

- Khả năng thực hiện các thuật toán chính xác và thành thạo hơn.

- Khả năng phân tích một hoạt động thành các hoạt động thành phần linh hoạt và chính xác.

- Khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, đặc biệt hóa, tƣơng tự hóa đƣợc cải thiện đáng kể.

- Khả năng trình bày lời giải chặt chẽ, logic, ít sai lầm do HS thƣờng xuyên đƣợc nhắc nhở và sửa chữa sai lầm.

- Năng lực tự học đƣợc cải thiện, HS hứng thú hơn trong giờ học.

- Các em lớp thực nghiệm ít nhầm các phép toán, quy tắc toán học hơn lớp đối chứng.

- Trong các bài kiểm tra, các em HS của lớp thực nghiệm định hƣớng giải khá tốt.

Nhƣ vậy, mặc dù số tiết thực nghiệm chƣa đƣợc nhiều nhƣng chúng tôi nhận thấy ở lớp thực nghiệm HS đã có đƣợc những kĩ năng STEM nhƣ kỹ năng khoa học, kỹ năng công nghệ, kỹ năng kỹ thuật và kỹ năng toán học.

3.5.2. Đánh giá định lượng

Sau khi kiểm tra, chúng tôi đã thống kê kết quả bài làm của HS, thu đƣợc các số liệu nhƣ sau:

Bảng 3.1. Bảng phân phối tần số điểm của bài kiểm tra

Lớp số HS

Số bài kiểm tra đạt điểm tƣơng ứng Điểm TB

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

9A 42 0 0 0 1 9 8 10 7 3 4 6,9

9B 37 0 1 1 3 7 9 8 4 2 2 6,3

Bảng 3.2. Bảng phân phối tần suất điểm của bài kiểm tra

Lớp số

HS

Số % bài kiểm tra đạt điểm tƣơng ứng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

9A 42 2,3 21,4 19 23,8 16,7 7,1 9,5

Biểu đồ 3.1. Biểu đồ phân phối tần suất điểm

Vì số tiết thực nghiệm chƣa nhiều nên chủ yếu chúng tôi đánh giá về mặt định tính, những đánh giá về mặt định lƣợng chỉ mang tính chất tham khảo. Tuy nhiên, kết quả đánh giá định tính cũng phản ánh đƣợc sự tiến bộ của HS (mặc dù chƣa đáng kể).

Kết luận rút ra từ thực nghiệm. Mặc dù số tiết thực nghiệm chƣa nhiều và thực nghiệm mới chỉ tiến hành trên một lớp, tuy nhiên bƣớc đầu cũng đã thấy đƣợc hiệu quả và khả thi của các biện pháp sƣ phạm đã đề xuất.

Kết luận chƣơng 3

Qua quá trình thực nghiệm sƣ phạm, quan sát học sinh, phân tích các chỉ số hành vi, tôi nhận thấy một vài điều nhƣ sau:

Quá trình học tập các chủ đề theo định hƣớng giáo dục STEM giúp các em có cơ hội học tập nhóm nhiều hơn đồng thời phát huy đƣợc năng lực bản thân. Với những nhiệm vụ đƣợc giao, HS đƣợc đặt vấn đề, trình bày, đề xuất giải pháp, thực hiện giải pháp và đánh giá cũng nhƣ có những điều chỉnh, do đó HS có thể đƣợc hình thành và phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn.

Từ những hạn chế còn tồn tại, tôi cũng rút ta đƣợc những kinh nghiệm sau: 0 5 10 15 20 25 30 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Cần quan sát kĩ lƣỡng, tỉ mỉ hơn với HS, chú ý hơn khi dạy các đối tƣợng HS mà chƣa có thời gian hiểu rõ, cần có những điều chỉnh, bố trí nhƣ thế nào để công việc đƣợc hiệu quả. Đôn đốc và chú ý tới các thành viên để sản phẩm của nhóm phải là sản phẩm của tất cả thành viên.

Bồi dƣỡng về kiến thức song hành với bồi dƣỡng ý chí để các em có tính thần, quyết tâm với nhiệm vụ của mình.

Tôi nhận thấy việc xây dựng và dạy học các chủ đề theo định hƣớng STEM là khả thi đối với sự phát triển năng lực của HS lớp 9.

Kết quả thu đƣợc qua đợt thực nghiệm sƣ phạm bƣớc đầu cho phép kết luận rằng: Các chủ đề dạy học theo định hƣớng giáo dục STEM đã thiết kế ở chƣơng 2 là hiệu quả và tính khả thi.

Qua thực nghiệm chúng tôi cũng nhận thấy GV và HS rất hào hứng với các tiết dạy Toán theo định hƣớng giáo dục STEM. Năng lực tổ chức dạy học theo định hƣớng giáo dục STEM của GV cũng đƣợc nâng lên qua các tiết dạy. GV đã hiểu rõ hơn cách thiết kế và tổ chức dạy học theo định hƣớng này. Năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, ứng dụng Toán học của HS đã đƣợc cải thiện qua các giờ học. Nhƣ vậy, dạy học môn Toán theo định hƣớng giáo dục STEM là hoàn toàn có thể thực hiện và có ý nghĩa lớn trong việc phát triển năng lực cho học sinh.

KẾT LUẬN CHUNG

Qua nghiên cứu cho phép chúng tôi đƣa ra một số kết luận sau:

Giáo dục STEM là cần thiết và phù hợp với bối cảnh giáo dục Việt Nam nói chung và việc dạy học môn Toán ở trƣờng phổ thông.

Việc dạy học môn Toán theo định hƣớng giáo dục STEM là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề, hợp tác, tƣ suy cho HS.

Môn Toán có vai trò quan trọng trong việc thực hiện giáo dục theo định hƣớng STEM và có nhiều tiềm năng để thực hiện dạy học môn Toán theo định hƣớng giáo dục STEM.

Thực trạng dạy học môn Toán lớp 9 THCS cho thấy nhiều GV còn khó khăn trong việc thiết kế và tổ chức dạy học môn Toán theo định hƣớng giáo dục STEM.

Trên cơ sở lí luận và thực tiễn chúng tôi đã thiết kế đƣợc 5 chủ đề dạy học môn Toán lớp 9 theo định hƣớng giáo dục STEM.

Tác giả đã tổ chức thực nghiệm sƣ phạm trong thời gian gần một tháng đối với 3 chủ đề đã thiết kế để kiểm nghiệm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của các chủ đề đó.

Kết quả thực nghiệm sƣ phạm cho thấy tính hiệu quả và khả thi của các chủ đề đã thiết kế. Nhƣ vậy có thể khẳng định rằng mục đích nghiên cứu đã đƣợc thực hiện, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành và giả thuyết khoa học là chấp nhận đƣợc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Văn Biên (2005), “Quy trình xây dựng chủ đề tích hợp về khoa học tự nhiên”, Tạp chí khoa học trường ĐHSP Hà Nội, số 2, 2015.

2. Bộ GD – ĐT (19/01/2018), Dự thảo chương trình giáo dục phổ thông môn Toán. 3. Bộ GD – ĐT (2015), Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể. 4. Gil Taran -Đại học Carnegie Mellon - Hoa Kì, Hội thảo giáo dục STEM

trong chƣơng trình giáo dục phổ thông của một số nƣớc và vận dụng vào điều kiện của Việt Nam, 22/06/2014, trang 6.

5. Nguyễn Trọng Hoàn, Phó Vụ trƣởng Vụ GDTH- Bộ GD- ĐT (2017), “Đổi mới phƣơng pháp dạy học, chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực ngƣời học”.

6. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học

sƣ phạm.

7. Nguyễn Thanh Nga (Chủ biên) (2017),Thiết kế và tổ chức chủ đề giáo dục

Stem, NXB Đại học Sƣ Phạm TP Hồ Chí Minh.

8. Nghị quyết trung ƣơng số 29 – NQ/TW ngày 04/11/2013về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục – đào tạo.

9. Lê Xuân Quang (2017), Dạy học môn Công nghệ phổ thông theo định hướng giáo dục STEM, Luận án TS Khoa học GD, Trƣờng ĐHSP Hà Nội.

10.Đỗ Ngọc Thống - Phó Vụ trƣởng Vụ Trung học - Bộ Giáo dục và Đào tạo(2014) Chƣơng trình phổ thông Việt Nam – Nhìn từ góc độ STEM. 11.Thủ tƣớng chính phủ (2017), Nguyễn Xuân Phúc, Chỉ thị về tăng cường

năng lực tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, Số 16/CT-Ttg,

Chính phủ nƣớc CHXHCN Việt Nam.

12.Đỗ Hƣơng Trà (2015), Dạy học tích hợp phát triển năng lực cho học sinh,NXB ĐHSP

13.Vụ GDTH (2015), Một số vấn đề về dạy học tích hợp liên môn, Tài liệu tập huấn.

14.Vụ GDTH (2018), Định hướng giáo dục STEM trong trường trung học,

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GV

Kính thƣa quý thầy/cô, hiện nay chúng tôi đang thực hiện đề tài nghiên cứu “ Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 9 theo định hƣớng giáo dục STEM”. Nhằm khảo sát và tham khảo ý kiến có nội dung liên quan đến đề tài, mọi ý kiến, nhận xét của quý Thầy /Cô sẽ là nguồn tƣ liệu vô cùng quan trọng giúp chúng tôi thiết kế và dạy học một số chủ đề theo định hƣớng giáo dục STEM có hiệu quả, từ đó nâng cao đƣợc chất lƣợng giảng dạy và góp phần vào sự thành công của đề tài. Rất mong quý thầy/cô giúp đỡ.

I.THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: (Có thể ghi hoặc không) ... Giới tính: Nam Nữ

Trình độ đào tạo: Cao đẳng Đại học Thạc sỹ Tiến sỹ Nơi công tác:……… Số năm giảng dạy:………...… Khu vực: Thành phố Nông thôn Vùng sâu

Loại hình trƣờng: Chuyên Công lập Dân lập

II.CÁC VẤN ĐỀ THAM KHẢO Ý KIẾN

Quý thầy cô đánh dấu chéo (x) vào ô tƣơng ứng với lựa chọn của mình 1. Thầy cô hiểu gì về khái niệm giáo dục STEM?

1. Giáo dục STEM là dạy học tích hợp liên môn các môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán.

2. Giáo dục STEM là định hƣớng giáo dục: bên cạnh định hƣớng giáo dục toàn diện là thúc đẩy giáo dục bốn lĩnh vực Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán với mục tiêu định hƣớng và chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu ngày càng tăngcủa các ngành nghề liên quan, nhờ đó nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế.

3. Giáo dục STEM là phƣơng pháp tiếp cận liên môn Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán trong dạy học với mục tiêu nâng cao hứng thú học tập, vận dụng kiến thức liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn, kết nối trƣờng học với cộng đồng, hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất ngƣời học.

4. Cả ý 2 và ý 3.

2. Theo thầy cô ý nghĩa của dạy học giáo dục STEM là gì? - Đảm bảo giáo dục toàn diện

- Nâng cao hứng thú học tập các môn học STEM - Hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất cho HS - Kết nối trƣờng học với cộng đồng

- Hƣớng nghiệp, phân luồng

3. Theo thầy cô có cần thiết dạy học môn Toán theo định hƣớng giáo dục STEM?

Rất cần thiết Cần thiết

Không cần thiết lắm Hoàn toàn không

4. Theo thầy cô môn Toán có vai trò nhƣ thế nào trong dạy học theo định hƣớng giáo dục STEM?

- Hình thành và phát triển những năng lực chung cốt lõi cho ngƣời học (NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo) và NL toán học (NL tƣ duy và lập luận toán học; NL mô hình hoá toán học; NL giải quyết vấn đề toán học; NL giao tiếp toán học; NL sử dụng công cụ, phƣơng tiện học Toán). - Giúp HS có những kiến thức, kỹ năng toán học phổ

thông, cơ bản, thiết yếu; phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn Toán và các môn học khác nhƣ Vật lý, Hoá học, Sinh học, Địa lý,

Tin học, Công nghệ,...; tạo cơ hội để HS đƣợc trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tế.

- Hình thành và phát triển những phẩm chất chung cho HS (yêu nƣớc, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm) và những phẩm chất mà giáo dục toán học đem lại (tính kỷ luật, kiên trì, độc lập, sáng tạo, hợp tác; thói quen tự học, hứng thú và niềm tin trong học Toán).

5. Theo thầy cô để có điều kiện dạy học theo định hƣớng giáo dục STEM cần có năng lực nào?

- Năng lực tự chủ và tự học - Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo - Năng lực ngôn ngữ

- Năng lực tính toán

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên và xã hội - Năng lực công nghệ, tin học

- Năng lực thẩm mỹ

6. Theo thầy cô những yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc giáo dục STEM? - Sự quan tâm đầy đủ và toàn diện của nhà trƣờng tới các

lĩnh vực: khoa học, công nghệ, kỹ thuật, toán học, tin học. - Cần có sự hiểu biết đầy đủ, toàn diện và thống nhất về

nhận thức về giáo dục STEM. - Quan tâm bồi dƣỡng đội ngũ GV.

- Tăng cƣờng đầu tƣ cơ sở vật chất phục vụ hoạt động giáo dục STEM.

- Kết nối với cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp,các trung tâm nghiên cứu, các cơ sở sản xuất.

7. Theo thầy cô các chủ đề nào trong chƣơng trình môn Toán có thể thiết kế dạy học theo định hƣớng giáo dục STEM?

Môn Toán Lớp 9

1. Hệ thức lƣợng trong tam giác vuông 2. Đƣờng tròn 3. Góc với đƣờng tròn 4. Hình nón- Hình trụ- Hình cầu 5. Căn thức bậc hai 6. Hàm số bậc hai 7. Hệ phƣơng trình

8. Giải bài toán bằng cách lập hệ phƣơng trình

8. Theo thầy cô khi thiết kế chủ đề giáo dục STEM cần thực hiện các bƣớc nhƣ thế nào?

(1)Lựa chọn chủ đề bài học

(2)Xác định vấn đề cần giải quyết

(3)Xây dựng tiêu chí của giải pháp giải quyết vấn đề hoặc của sản phẩm (4)Xây dựng bộ câu hỏi định hƣớng chủ đề STEM

(5)Thiết kế tiến trình tổ chức dạy học

A. Thực hiện các bƣớc theo thứ tự: (1),(2),(3),(4),(5)

B. Thực hiện các bƣớc theo thứ tự: (1),(2),(3),(5)

C. Thực hiện các bƣớc theo thứ tự: (1),(2),(3),(4) D. Thực hiện các bƣớc theo thứ tự: (2),(1),(3),(5)

9. Theo thầy cô bƣớc nào là khó nhất trong các bƣớc thiết kế chủ đề dạy học STEM?

10.Theo thầy cô khi tổ chức dạy học chủ đề theo định hƣớng giáo dục STEM có những khó khăn gì?

- Không có thời gian đầu tƣ thiết kế chủ đề

- Khó chọn lọc chủ đề phù hợp với nội dung bài dạy - Không có nhiều nguồn tƣ liệu tham khảo

- Nội dung kiến thức quá khó với HS

- Dạy học theo định hƣớng giáo dục STEM không đem lại kết quả cao trong các kỳ thi khảo sát hiện nay - Trình độ GV còn hạn chế

- Trình độ HS không đồng đều

- Thiếu thốn về cơ sở vật chất, không đảm bảo điều kiện để dạy học theo định hƣớng giáo dục STEM - HS không hứng thú với việc học theo định hƣớng

STEM

11.Theo thầy cô ngƣời học có hứng thú với giáo dục STEM?

Rất hứng thú Hứng thú Không hứng thú

PHỤ LỤC 2

PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN HỌC SINH

Các em HS thân mến!

-STEM là cách viết tắt lấy chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh của các từ:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học một số chủ đề toán 9 trung học cơ sở theo định hướng giáo dục STEM (Trang 68)