7. Kết cấu khóa luận
1.1.3. Đao đức kinh doanh du lịch
“Đạo đức kinh doanh du lịch là sự vận dụng đạo đức xã hội vào hoạt động
kinh doanh du lịch có văn hóa, có đạo đức, đề cao chủ nghĩa nhân văn trong quá trình thương mại du lịch mà còn liên quan đến yếu tố pháp luật. Lợi ích đem lại từ kinh doanh du lịch không chỉ vì mục đích cá nhân, mà còn phải mang tính cộng động, tính xã hội, thể hiện qua trách nhiệm, nghĩa vụ xã hội của kinh doanh. Kinh doanh du lịch có đạo đức phải tạo ra sự phát triển hài hòa, bền vững, điều tiết được các mâu thuẫn, các xung đột lợi ích giữa cá nhân – cá nhân, cá nhân – xã hội… Mục đích của đạo đức kinh doanh du lịch là đảo bảo hài hòa
mục đích kiếm lời và đảm bảo tính người, tôn trọng con người”.
9 Luật an toàn thực phẩm (2010), Chương I. Điều 2. Giải thích thuật ngữ, link: https://thukyluat.vn/vb/luat-an- toan-thuc-pham-2010-1A62A.html, Truy cập: 7/5/2020.
Đạo đức kinh doanh du lịch được biểu hiện qua 5 vấn đề như sau:
+ Vấn đề về khai thác sử dụng nguồn lực con người: các vấn đề liên quan
tới quan hệ lao động như mức lương tối thiểu, chế độ phúc lợi, an sinh xã hội, nhu cầu lao động…
+ Vấn đề về khai thác sử dụng nguồn lực tự nhiên: vấn đề liên quan tới tài
nguyên tự nhiên như khai thác, bảo vệ, cân bằng sinh thái…
+ Vấn đề về khai thác, sử dụng nguồn lực văn hóa, xã hội: vấn đề liên quan tới nguồn tài nguyên văn hóa như lễ hội, nhà di tích… bảo vồn, giữ gìn; vấn đề xã hội như môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự, văn hóa xã hội…
+ Vấn đề trách nhiệm xã hội:liên quan đến luật pháp, đạo đức ứng xử (lời
nói, thái độ, hành động…)…
+ Vấn đề kinh tế tri thức: liên quan tới cơ sở vật chất kĩ thuật, cơ sở hạ tầng, máy móc kĩ thuật, cạnh tranh thị trường…