Những đặc điểm đặc trưng của bài học theo hướng phát triển NL của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tích phân và ứng dụng theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 27 - 29)

7. Cấu trúc của luận văn

1.1.4. Những đặc điểm đặc trưng của bài học theo hướng phát triển NL của

- Trên cơ sở đó, lựa chọn nội dung tương thích, tạo ra những tình huống học tập, mà chúng có thể xem như bối cảnh để HS trải nghiệm, tìm kiếm, khám phá tri thức. Từ đó, tạo đà cho việc hình thành và phát triển năng lực.

- Bên cạnh việc chọn lựa phương pháp dạy học thích hợp GV còn phải chỉ ra được các tiêu chí rõ ràng nhằm đánh giá và có được thông tin phản hồi xác đáng về năng lực người học qua mỗi nội dung, chủ đề dạy học (chú trọng hơn đến đánh giá quá trình).

Theo đó, để Dạy học theo năng lực hiệu quả trong lớp học GV cần định hướng, thúc đẩy việc học tập cũng như quyền tự chủ của HS, bằng cách chỉ ra các nguồn tài nguyên (học liệu), khuyến khích HS tự đánh giá, chấp nhận chiến lược quyết vấn đề của bạn hay của nhóm học tập, tạo điều kiện để HS lựa chọn được cách giải quyết vấn đề tốt nhất cho công việc của họ. Khuyến khích HS thiết lập mục tiêu, lập kế hoạch, chọn lựa phương pháp tiếp cận và giám sát công việc của mình, sao cho có thể chuyển sang và tương thích nhiệm vụ học tập tiếp theo mà không cần sự kiểm tra, giám sát hay can thiệp nhiều của GV.

Chúng tôi vận dụng cách hiểu trên khi triển khai nghiên cứu luận văn này.

1.1.4. Những đặc điểm đặc trưng của bài học theo hướng phát triển NL của người học người học

1.1.4.1. Đặc điểm của bài học theo hướng phát triển NL của người học

Qua tham khảo một số tài liệu (như đã ghi ở phần tài liệu tham khảo) chúng tôi nhận thấy bài học theo hướng phát triển NL người học có một số đặc điểm sau:

- Mục tiêu của bài học chỉ rõ cơ hội để phát triển những năng lực chung, cốt lõi.

- Sản phẩm của HS sau khi học phải đạt được mục tiêu bài học đã đề ra, hướng vào phát triển những thành tố của từng năng lực đề cập.

- Sử dụng nhiều phương pháp dạy học, phương án đánh giá kết quả học tập phù hợp mục tiêu để hỗ trợ HS học tập hiệu quả.

1.1.4.2. Đặc trưng của bài học theo hướng phát triển NL của người học

Qua tham khảo một số tài liệu (như đã ghi ở phần tài liệu tham khảo) chúng tôi nhận thấy. Do phải đáp ứng mục tiêu phát triển NL người học nên bài học theo hướng phát triển NL có những đặc trưng như:

- Tăng cường tích hợp, liên môn : Mục tiêu của bài học phải đáp ứng vừa phát triển những NL chuyên môn, vừa phát triển những NL chung; nội dung của bài học tích hợp được phối hợp từ nhiều khoa học, môn học (liên kết các nội dung trong một ngành hoặc nhiều ngành khoa học, liên kết các tri thức và ứng dụng tri thức vào thực tiễn….).

- Tích cực hóa chủ thể: HS học chủ động theo lôgic nhận thức của người học, theo nhu cầu và khả năng, thông qua những loại hoạt động như: trải nghiệm, khám phá cái mới, thực hành để hiểu rõ hơn cái mới trong tình huống quen thuộc, vận dụng cái mới vào giải quyết vấn đề trong tình huống mới; thông qua những hình thức học tập như: học cá nhân, học hợp tác, học ở trường, học ở trong bối cảnh thực của đời sống; thông qua những hoạt động tư duy như tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, thể hiện khả năng tư duy độc lập của cá nhân.

- Tăng cường hoạt động học tập và thực hành ứng dụng: Giúp HS giải quyết được vấn đề liên quan trong mỗi bài học, đáp ứng với yêu cầu làm được gì sau khi học.

- Sử dụng hiệu quả các phương tiện, thiết bị DH: HS được chỉ dẫn chuẩn bị, sử dụng các phương tiện, thiết bị để thực hiện những hoạt động học tập như: kế hoạch thực hiện các nhiệm vụ, những câu hỏi, bài tập, các nguồn tài liệu (SGK, tài liệu tham khảo dạng in, dạng kĩ thuật số trên internet), các mô hình, bảng biểu, dụng cụ thí nghiệm,…

- Tăng cường đánh giá trong suốt quá trình dạy học: GV cần sử dụng nhiều hình thức, công cụ đánh giá để hỗ trợ việc học, giúp HS biết được đã đạt được những kết quả gì và làm thế nào để đạt được những điều còn thiếu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tích phân và ứng dụng theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)