Biện pháp 1: Làm sáng tỏ các đặc trưng và cơ hội dạy học theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tích phân và ứng dụng theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 40 - 44)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Biện pháp 1: Làm sáng tỏ các đặc trưng và cơ hội dạy học theo

phát triển năng lực HS với chủ đề “Tích phân”

việc dạy học theo hướng phát triển năng lực người học như đã được trình bày ở mục 1.1. Tuy nhiên, giáo viên dạy Toán cũng chưa thực sự quan tâm dạy những chủ đề này nói chung, chủ đề “Tích phân” nói riêng theo hướng phát triển năng lực người học.

Trong mục 2.2.1.1, Luận văn sẽ làm rõ những đặc trưng và cơ hội dạy học theo hướng phát triền năng lực người học, với chủ đề “Tích phân” trong nội Giải tích lớp 12.

2.2.1.1. Làm rõ các đặc trưng của dạy học theo hướng phát triển năng lực HS với chủ đề “Tích phân”

Như đã phân tích ở Chương 1, nhìn chung GV còn lúng túng chưa hiểu thế nào về dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Do đó, luận văn này không đề cập đến phát triển cho HS một NL cụ thể nào, mà chủ yếu tìm ra cách thức chung để GV có thể thiết kế và dạy học theo hướng phát triển năng lực người học. Theo đó, để GV có thể tiếp cận về dạy học theo hướng phát triển năng lực người học ta cần giúp họ hiểu rõ hơn về “năng lực”, “các đặc trưng của năng lực”, “các biểu hiện hiện của năng lực”, “DH theo hướng phát triển năng lực người học”, cách thức thiết kế và tổ chức dạy học,…. để từ đó có thể vận dụng cụ thể trong dạy học chủ đề “Tích phân”.

Vận dụng cách hiểu trên khi dạy học, GV cần hình dung rõ mục tiêu cần đạt và các hoạt động học tập mà HS cần thực hiện và sản phẩm cần đạt sau hoạt động, nhờ đó mà có thể hướng dẫn cách hoc cũng như có thể đánh giá mức độ đạt yêu cầu ngay trong quá trình học tập của mỗi em.

Ví dụ: Trong chủ đề “Tích phân”, GV giao cho HS nhiệm vụ như sau:

“Vòm cửa lớn của 1 trung tâm văn hóa có dạng một hình parabol. Hãy

tính diện tích mặt kính cần lắp vào biết rằng vòm cửa cao 8m và rộng 8m như hình vẽ”.

- Mục tiêu của nhiệm vụ này là:

+ Mô hình hóa thành bài toán tính diện tích bằng tích phân + Tính được diện tích mặt vòm.

- HS sẽ phải tiến hành các hoạt động như: Nhân biết bài toán tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường bằng tích phân, phân tích và giải quyết vấn đề viết phương trình parabol, mô hình hóa thành bài toán tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi parabol và trục hoành bằng tích phân, áp dung công thức tính tích phân tính diện tích mặt vòm.( hoặc HS có thể dừng lại ở việc viết phương trình parabol, hoặc sẽ dừng lại ở việc mô hình hóa bài toán tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi parabol và trục hoành, hoặc có thể tính sai tích phân...).

- Qua đó sản phẩm sẽ là: bài toán tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi parabol f(x) và trục hoành, viết được phương trình parabol y 2x8(hoặc không viết được phương trình của parabol), xác định được giao của parabol với trục hoành tại A (-4;0), B(4;0), tính được diện tích bề mặt vòm là

4 2 2 4 1 128 8 2 3 S x dx m

Nhờ đó GV có thể quan sát và đánh giá được ngay HS trong và sau giờ học để kịp thời giúp đỡ từng HS hoàn thành nhiệm vụ học tập, theo năng lực phù hợp với từng HS.

2.2.1.2. Làm rõ các cơ hội của dạy học theo hướng phát triển năng lực HS, với chủ đề “Tích phân” NL có cơ hội được hình thành Biểu hiện Mô hình hóa Toán học

- Mô hình hóa các tình huống thực tiễn để mô tả tình huống đặt ra dưới ngôn ngữ toán học và giải quyết : từ tình huống có vấn đề, HS mô hình hóa thành bài tích phân như tính diện tích hình phẳng, thể tích, quãng đường, vận tốc….

Tư duy và lập luận Toán học

- Thực hiện được thao tác tư duy như: so sánh; phân tích; tổng hợp; khái quát hóa, tương tự.

Giải quyết vấn đề Toán học

- Xác định được tình huống có vấn đề : Ví dụ: Một người muốn làm bảng hiệu là 1 phần của elip có kích thước hình dạng giống như hình vẽ. Tính diện tích biển hiệu đó.

- HS xác định tình huống này đặt ra vấn

đề cần giải quyết là tính hiện tích biển hiệu có hình dạng như hình vẽ.

- HS thực hiện các thao tác tư duy tìm phương hướng giải quyết: gắn trục tọa độ tìm phương trình Elip, xác định diện tích hình phẳng được giới hạn bởi cấc đường nào, thiết lập công thức tích phân tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường trên.

- HS trình bày ý tưởng giải quyết.

Giao tiếp Toán học

-Việc HS đọc hiểu giả thiết kết luận của bài tập và trình bày lời giải chính là biểu hiện của năng lực ngôn ngữ toán học

- Bên cạnh đó, khi trình bày, diễn đạt, thảo luận, tranh luận tạo cơ hội để HS phát triên năng lực giao tiếp toán học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học chủ đề tích phân và ứng dụng theo hướng phát triển năng lực học sinh (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)