- Dân số hiện nay trên địa bàn huyện Sóc Sơn có 33 vạn ngƣời (trong
độ tuổi lao động khoảng trên 20 vạn người chiếm khoảng 60,78%); cơ cấu lao
động trong nông nghiệp chiếm 37%, lĩnh vực khác chiếm 63%.
Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của huyện đạt bình quân 8,71%/năm (chỉ tiêu là 15%-17%/năm), cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch tích cực, nhất là
trong lĩnh vực dịch vụ. Tính đến năm 2015, cơ cấu kinh tế trong huyện là: Công nghiệp 57,14% - Dịch vụ 30,14% - Nông nghiệp 12,72% (chỉ tiêu là
Công nghiệp 62% - Dịch vụ 29% - Nông nghiệp 9%); thu nhập bình quân đầu
ngƣời đạt 29,8 triệu đồng/ngƣời/năm (Chỉ tiêu là lao động nông nghiệp giảm dần và tham gia ngày càng nhiều hơn vào lĩnh vực cơng nghiệp dịch vụ góp phần vào nâng cao thu nhập bình quân đầu người).
Sản xuất nông nghiệp phát triển và chuyển dịch tích cực, tăng trƣởng 3,53%/năm (vượt chỉ tiêu 2,5-3%/năm), giá trị sản xuất đạt 132 triệu đồng/ha, hình thành nhiều vùng sản xuất, có những vùng đạt từ 350 triệu đồng đến 1 tỷ đồng/ha, góp phần ổn định và nâng cao đời sống nông dân (Chỉ tiêu là 30 triệu đồng/người/năm).
Trồng trọt hình thành 32 vùng sản xuất lúa tập trung, lúa hàng hóa, các vùng bƣởi gốc Diễn, chuối tiêu hồng, đu đủ, dƣa lê và các vùng trồng chè an toàn, hoa nhài, rau an toàn, rau hữu cơ, hoa đào...; tăng tỷ lệ cơ giới hoá trong khâu làm đất lúa, thu hoạch, vận chuyển lên 90%; xây dựng thành công thƣơng hiệu cho 5 sản phẩm nông nghiệp của huyện.
Chăn nuôi phát triển khá, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tăng tỷ lệ nạc hố đàn lợn, sind hóa đàn bị từ 85% lên trên 90%, hình thành 79 trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; sản lƣợng, giá trị sản phẩm xuất chuồng các loại gia súc, gia cầm đều tăng; kiểm sốt tốt dịch bệnh; diện tích ni trồng thủy sản đạt 730 ha tăng 55,7% so với năm 2010; tỷ trọng ngành chăn nuôi tăng từ 47% năm 2010 lên 56% năm 2015.
Lĩnh vực lâm nghiệp đạt nhiều kết quả, bảo vệ tốt 4.557 ha rừng, tập trung hiệu quả phòng cháy, chữa cháy rừng; kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vụ vi phạm pháp luật về rừng và đất lâm nghiệp; thực hiện cắm mốc giới theo quy hoạch, từng bƣớc tháo gỡ, giải quyết các vi phạm tồn tại nhiều năm trƣớc đây trên đất rừng.
Đã qui hoạch đƣợc 610 ha diện tích các khu, cụm cơng nghiệp (quy hoạch thêm khu cơng nghiệp sạch Minh Trí - Tân Dân quy mơ 340 ha); hoàn
thành đầu tƣ hạ tầng giao thơng bên ngồi các khu công nghiệp; lấp đầy 100 ha và mở rộng 15 ha Khu công nghiệp Nội Bài, thu hút đƣợc thêm 6 nhà đầu tƣ vào lĩnh vực công nghiệp. Các nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển thu hút nhiều lao động, tạo thu nhập ổn định (nhƣ nghề đồ gỗ mỹ nghệ ở Tân Hƣng, Xuân Thu, Việt Long, Kim Lũ...; xây dựng ở Tiên Dƣợc, Xuân Giang; cơ khí, sửa chữa ơ tơ, xe máy ở Phú Minh, Phù Lỗ, Phú Cƣờng, Thanh Xuân, Trung Giã...)
Các loại hình dịch vụ ngân hàng, viễn thông, điện, dịch vụ vận tải, dịch vụ thƣơng mại... phát triển cả về số lƣợng và quy mô, đáp ứng tốt yêu cầu phát triển sản xuất, đời sống của nhân dân. Kinh doanh thƣơng mại trong nông thôn phát triển mạnh, hoạt động kinh doanh đa dạng, có hiệu quả.
Qui mơ giáo dục tăng mạnh về trƣờng lớp, số học sinh, giáo viên; chất lƣợng dạy và học từng bƣớc đƣợc nâng cao, đi vào thực chất: Đã có 49 trƣờng đƣợc công nhận đạt chuẩn quốc gia (tăng từ 31% lên 52,13%, vượt chỉ tiêu kế hoạch). Hoàn thành “phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi”, duy trì và
nâng cao các tiêu chuẩn phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi tốt nghiệp trung học phổ thông và tƣơng đƣơng đạt 94,3%. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ cán bộ của hệ thống y tế cơ sở tiếp tục đƣợc tăng cƣờng. Tồn huyện có 01 bệnh viện, 01 trung tâm y tế và 26 trạm y tế, mạng lƣới y tế đã đƣợc tăng cƣờng trong những năm gần đây để giảm quá tải về sử dụng giƣờng bệnh;
Công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm đã đạt nhiều kết quả quan trọng: có thêm 15.000 lao động mới trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ; đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo toàn huyện tăng từ 24% năm 2010 lên 38% năm 2015.