4.1. Tổng kết một số biện pháp kỹ thuật đã áp dụng trồng cây bản địa dƣớ
4.1.3. Khái quát một số đặc điểm sinh thái học của 3 loài cây bản địa
Căn cứ các tài liệu nghiên cứu và quy trình kỹ thuật trồng rừng của Viện Khoa học Lâm nghiệp cho thấy một số đặc điểm sinh thai học cơ bản của Sao đen, Lim xanh và Re gừng nhƣ sau:
* Cây Sao đen (Hopea odorata Roxb)
Cây gỗ lớn cao 30 - 40m, thân hình trụ thẳng, đƣờng kính 60 - 80cm. Tán nhỏ, tỉa cành tự nhiên tốt nên đoạn thân dƣới cành dài và thẳng. Vỏ màu nâu đen, nứt dọc xù xì nhiều sợi. Cành non và cuống lá phủ lơng. Lá đơn hình ngọn giáo dài 9 - 11cm, mặt trên màu xanh thẫm, gân lá nỗi rõ. Thay lá vào mùa khô nhƣng không rụng cùng một lúc nhƣ cây khác.
Phân bố chủ yếu ở Lào, Cămpuchia, Việt Nam trong rừng lá rộng thƣờng xanh kín ẩm mƣa mùa nhiệt đới, nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ.
Cây mọc thành đám hỗn giao với cây họ Dầu khác trong rừng rậm ẩm mát nhiệt đới. Chịu bóng khi cịn nhỏ nhƣng từ 3 - 4 tuổi trở đi ƣa sáng và luôn vƣơn lên tầng trên. Sinh trƣởng tốt trên đất xám phù sa cổ, sét pha cát ở vùng Đơng Nam Bộ, thích hợp nhất trên đất đỏ ba dan sâu tốt và ẩm mát với độ pH 4,5 - 5,0 ở độ cao tuyệt đối từ 800m trở xuống.
Sao đen sinh trƣởng và phát triển tốt nơi có khí hậu nhiệt đới 2 mùa mƣa và khô rõ rệt, nhiệt độ trung bình 24 - 25oC, lƣợng mƣa 1800 - 2000mm/năm. Khi đƣa sao đen trồng ở miền Bắc tuy vẫn sinh trƣởng khá trên đất phù sa sâu ẩm ra hoa nhƣng không kết quả. Khả năng tái sinh chồi gốc và chồi rễ mạnh và sinh trƣởng không thua kém cây hạt.
* Cây Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv)
Cây gỗ lớn, cao 37 - 45m, đƣờng kính có khi tới 2-2,5m, thƣờng xanh. Gốc có bạnh vè, thân trịn, phân cành nhánh lớn, tán lá hình ơ, dày, rộng. Vỏ màu nâu, bong vảy lớn, khi non có nhiều bì khổng. Lá kép lơng chim 2 lần với 3 - 5 đôi cuống thứ cấp và mỗi cuống mang 9 - 15 lá chét hình trái xoan, đầu nhọn, gốc trịn. Hoa tự kép hình bơng, dài 20 - 30cm, hoa nhỏ, màu trắng xanh.
Là cây đặc hữu của Việt Nam, phân bố ở đai thấp vùng có lƣợng mƣa 1500-3000 mm/năm, từ Quảng Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hồ Bình, Thanh Hố, Nghệ An, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam tới Bình Thuận.
Cây mọc chậm. Là cây ƣa sáng nhƣng lại chịu bóng khi cịn nhỏ, lớn lên tính ƣa sáng càng rõ và thƣờng chiếm tầng trên của rừng. Lim xanh ƣa đất feralit đỏ vàng, tốt, tầng dày, ẩm mát, cịn tính chất đất rừng, tái sinh dƣới các dạng rừng có độ tàn che 0,3 - 0,7, tái sinh chồi mạnh hơn hạt. Sống hỗn giao với Sồi, Giẻ, Trám trắng, Sau sau, Săng lẻ, Gội, Trâm,…
* Cây Re gừng (Cinamomum obtusifolium (Roxb)
- Cây gỗ lớn, cao tới 30m, đƣờng kính có thể đạt 50cm. Vỏ ngồi màu nâu hay nâu sẫm, nhẵn, thịt vỏ màu nâu hay vàng nhạt, giịn và có mùi thơm. Cành non màu xanh đậm, khi già có màu nâu. Lá đơn mọc cách hoặc gần đối, hình mũi mác hay trái xoan thn, mặt trên nhẵn, mặt dƣới xanh bóng, dài 9 - 30cm, rộng 3,5 - 9cm, đỉnh có mũi nhọn, gốc hình nêm, 2 mặt nhẵn bóng, 3 gân gốc, gân bên kéo dài tới đỉnh. Cuống dài 12-20mm.
- Phân bố ở Lào, Trung Quốc,…; ở Việt Nam gặp Re gừng mọc trong các rừng thứ sinh ở Cao Bằng, Lạng Sơn, Phú Thọ, Hà Nam, Ninh Bình, Hồ Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghệ An, Hà Tĩnh đến Gia Lai, Kon Tum, Đắc Lắc, Đồng Nai.
Re gừng ƣa đất thịt pha cát, tầng sâu, thoát nƣớc, ở nơi có lƣợng mƣa 800 - 2500 mm/năm, nhiệt độ bình quân 20 - 25oC, độ cao 50 - 1500m so với mực nƣớc biển.
Cây non ƣa bóng nhẹ, lớn lên ƣa sáng. Tái sinh hạt tốt và có thể tái sinh chồi. Re gừng có sức tăng trƣởng 1cm/năm về đƣờng kính, 0,8 -1 m/năm về chiều cao. Rừng trồng 20 - 25 tuổi có đƣờng kính ngang ngực 30 - 35 cm, chiều cao 20 - 25 m có thể khai thác chọn, để lại nuôi dƣỡng những cây sinh trƣởng tốt, không cong queo, sâu bệnh.