Sinh trƣởng của các loài cây bản địa trồng dƣới tán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sinh trưởng một số loài cây gỗ bản địa dưới tán rừng tại huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 58)

4.3.1. Sinh trưởng loài Sao đen (Hopea odorata Roxb.) dưới tán rừng trồng

Kết quả đánh giá sinh trƣởng của loài Sao đen trồng từ năm 2011 dƣới các trạng thái rừng trồng và đối chứng tại khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp trong bảng dƣới đây:

Bảng 4.9: Một số chỉ tiêu sinh trƣởng của Sao đen 5 tuổi trồng dƣới tán rừng tại khu vực nghiên cứu (số trung bình của 3OTC)

Trạng thái tầng

cây cao

Chỉ tiêu sinh trƣởng của Sao đen

N (cây/ô) Tỷ lệ sống (%) Tình hình sinh trƣởng của Sao đen D0 (cm) Hvn (m) Dt (m) Do ΔDo Hvn ΔHvn Dt ΔDt Tốt (%) TB (%) Xấu (%) Keo TT 5,06 1,01 2,8 0,56 2,0 0,4 8 67 75 25 0 Thông xen Keo 4,47 0,89 2,27 0,45 1,77 0,35 9 75 78 11 11 Thông nhựa 3,97 0,79 2,03 0,41 1,7 0,34 9 75 56 22 22 TCCB 6,5 1,3 3,6 0,72 2,1 0,42 9 75 78 22 0

Kết quả ở bảng trên cho thấy:

- Tỷ lệ sống: căn cứ thiết kế trồng rừng năm 2011, mật độ trồng cà 3 loài

cây là 700 cây/ha và mật độ trồng Sao đen là 233 cây/ha, cây cách cây 4 -5 m và hàng cách hàng 2,5 - 3 m. Kết quả điều tra trên OTC cho thấy Sao đen có tỷ lệ sống trung bình từ 67 - 75%, tỷ lệ sống chung của 3 loại cây là 69 - 70%.

- Tình hình sinh trƣởng khá tốt, không có cây xấu ở trảng cỏ cây bụi và rừng Keo tai tƣợng. Dƣới tán rừng thông xen keo và Thông nhựa tỷ lệ cây loại trung bình, xấu là 11- 22%, cây loại tốt là 56 - 75%. Đặc biệt có một số cây bi cụt ngọn chƣa rõ nguyên nhân.

- Sinh trưởng của Sao đen 5 tuổi về đường kính gốc (D0): Trung bình

từ 3,97 cm đến 6,5 cm. Đƣờng kính gốc sinh trƣởng khác nhau phụ thuộc vào trạng thái rừng: Trảng có cây bụi có Do = 6,5 cm, tiếp theo rừng Keo tai tƣợng Do = 5,06 cm, rừng Keo xen thông có Do = 4,47 cm, và cuối cùng là Thông nhựa 26 tuổi với Do = 3,97 cm. Tăng trƣởng bình quân năm của Sao đen về đƣờng kính gốc, tƣơng ứng ở các trạng thái là ΔD0 = 1,22 cm/năm (trảng cỏ cây bụi), ΔD0 = 1,01 cm/năm (Keo tai tƣợng); ΔD0 = 0,89 cm/năm (thông xen keo) và ΔD0 = 0,79 cm/năm (Thông nhựa).

Sự sai khác về đƣờng kính gốc của Sao đen đƣợc thể hiện theo biểu đồ sau:

0 2 4 6 8

Keo TT Thông xen Keo Thông nhựa TCCB Cm Trạng thái Do (cm) ΔDo (cm/năm)

Biểu đồ 4.1: Sinh trƣởng về đƣờng kính gốc của loài Sao đen 5 tuổi

- Sinh trưởng của Sao đen 5 tuổi về chiều cao vút ngọn (Hvn): Trung

bình từ 2,03 m đến 3,6 m. Sinh trƣởng chều cao khác nhau phụ thuộc vào trạng thái rừng: Cao nhất ở trảng có cây bụi Hvn = 3,6 m; tiếp theo rừng Keo tai tƣợng Hvn = 2,8 m; rừng Keo xen thông có Hvn = 2,27 m và cuối cùng là Thông nhựa 26 tuổi với Hvn = 2,03 m. Tăng trƣởng bình quân năm của Sao đen về chiều cao tƣơng ứng ở các trạng thái là ΔHvn = 0,56 m/năm dƣới trảng cỏ cây bụi, ΔHvn = 0,56 m/năm dƣới tán Keo tai tƣợng; ΔHvn = 0,45 m/năm dƣới tán rừng Thông xen keo và ΔHvn = 0,41 m/năm dƣới tán rừng Thông nhựa.

Sự sai khác về đƣờng kính gốc của Sao đen đƣợc thể hiện theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.2: Sinh trƣởng về chiều cao của loài Sao đen 5 tuổi

- Sinh trƣởng của Sao đen 5 tuổi về đƣờng kính tán (Dt): Trung bình từ từ 1,7 đến 2,1 m. Đƣờng kính tán của loài phụ thuộc vào trạng thái rừng: Trảng có cây bụi có Dt = 2,1 m là cao nhất; tiếp theo rừng Keo tai tƣợng Dt

= 2,0 m; rừng Keo xen thông có Dt = 1,77 m và cuối cùng là Thông nhựa 26 tuổi với Dt = 1,7 m. Tăng trƣởng bình quân năm về đƣờng kính tán tƣơng ứng ở các trạng thái là ΔDt = 0,42 m/năm ở trảng cỏ cây bụi; tiếp theo ΔDt =

0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 4

Keo TT Thông xen Keo Thông nhựa TCCB M Trạng thái Hvn (m) ΔHvn (m/năm)

0,4 m/năm dƣới rừng Keo tai tƣợng; ΔDt = 0,35 m/năm dƣới rừng thông xen keo và thấp nhất ΔDt = 0,34 m/năm dƣới rừng Thông nhựa 26 tuổi.

Sự sai khác về đƣờng kính tán của Sao đen 5 tuổi đƣợc thể hiện theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.3: Sinh trƣởng về đƣờng kính tán của loài Sao đen 5 tuổi

Kết quả kiểm tra thống kê Analyze/Compare Means/One Way Anova

trên phần mềm SPSS 16.0 cho thấy: kết quả kiểm tra phƣơng sai của các đặc trƣng mẫu là bằng nhau do xác suất (Sig.) đều lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ các phƣơng sai là không khác nhau và đủ điều kiện tiến hành phân tích phƣơng sai. Kết quả trong bảng ANOVA cho thấy xác suất F của cả đƣờng

kính gốc, chiều cao vút ngọn Sig. = 0.000 và đƣờng kính tán là 0.02 đều nhỏ hơn 0,05, chứng tỏ sinh trƣởng về đƣờng kính, chiều cao, đƣờng kính tán của Sao đen ở các trạng thái rừng trồng và TCCB có sự khác nhau rõ rệt. Tuy nhiên, sự sai khác rõ nhất là chiều cao vút ngọn vì so sánh từng cặp (Hvn) theo tiêu chuẩn Ducan rất rõ là tạo ra 4 nhóm riêng biệt, trong đó trảng cỏ cây bụi đƣợc coi là lớn nhất bằng 3,5875. Ngƣợc lại D0 sự sai khác không rõ ràng mà tạo thành 3 nhóm, Sao đen ở rừng Thông, Thông xen Keo có giá trị xấp xỉ

0 0,5 1 1,5 2 2,5

Keo TT Thông xen Keo Thông nhựa TCCB M Trạng thái Dt (m) ΔDt m/năm)

nhau và đƣợc xếp thành một nhóm. Sao đen dƣới rừng Keo và trảng cỏ cây bụi có sự khác biệt , đƣợc tách thành 2 nhóm và giá trị về đƣờng kính gốc Sao đen dƣới trảng cỏ cây bụi đƣợc coi là lớn nhất 6,4625, tiếp theo là dƣới rừng Keo tai tƣợng là 5,05. Đƣờng kính tán của Sao đen ở các trạng thái sự khác biệt không rõ ràng, có giá trị xấp xỉ nhau. Kết quả phân thành 2 nhóm: Đƣờng kính tán Sao đen dƣới rừng Thông vừa nằm ở nhóm với trảng cỏ cây bụi vừa nằm chung nhóm với cây dƣới rừng thông xen keo và rừng Keo tai tƣợng (chi tiết phần phụ lục 01). Đƣờng kính tán của loài ở TCCB cũng đƣợc xem là tốt nhất bằng 2,05, tiếp đến là cây trồng dƣới rừng Thông nhựa..

Hình 4.6: Cây Sao đen 5 tuổi dƣới tán rừng Keo tai tƣợng 20 tuổi

Hình 4.7: Cây Sao đen 5 tuổi dƣới tán rừng Thông nhựa 26 tuổi

4.3.2. Sinh trưởng loài Lim xanh (Erythrophleum fordii Oliv) dưới tán rừng trồng

Kết quả điều tra sinh trƣởng Lim xanh 5 tuổi trồng dƣới tán tại khu vực nghiên cứu đƣợc tổng hợp ở bảng sau:

Bảng 4.10: Một số chỉ tiêu sinh trƣởng của Lim xanh 5 tuổi trồng dƣới tán rừng tại khu vực nghiên cứu (số trung bình của 3OTC)

Trạng thái

Chỉ tiêu sinh trƣởng của Lim xanh N (cây/ô) Tỷ lệ sống (%) Tình hình sinh trƣởng của Lim xanh D0 (cm) Hvn (m) Dt (m) Do ΔDo Hvn ΔHvn Dt ΔDt Tốt (%) TB (%) Xấu (%) Keo TT 4,03 0,81 2,3 0,46 1,53 0,31 9 75 56 36 8 Thông xen Keo 3,7 0,74 1,93 0,39 1,46 0,29 8 67 62 33 5 Thông nhựa 3,27 0,65 1,73 0,35 1,4 0,28 9 75 56 33 11 TCCB 6,1 1,22 2,8 0,56 1,6 0,32 8 67 75 22 2

Kết quả bảng 4.10 cho thấy:

- Tỷ lệ sống: căn cứ thiết kế trồng rừng năm 2011, mật độ chung cho cả 3 loài cây là 700 cây/ha, mật độ trồng Lim xanh là 233 cây/ha, cự ly cây cách cách 4- 5m, hàng cách hàng 2,5 - 3m. Kết quả điều tra trên OTC cho thấy Lim xanh có tỷ lệ sống trung bình từ 67 - 75%, tỷ lệ sống chung của 3 loại cây là 69 - 70%.

- Tình hình sinh trƣởng khá tốt, dƣới trảng cỏ cây bụi và rừng thông xen keo thì Lim xanh sinh trƣởng tốt hơn, trung bình từ 62 -76% cây loại tốt, 22 - 36% ở mức trung bình và 2 - 5% là cây xấu. Dƣới tán rừng Thông nhựa và Keo tai tƣợng tỷ lệ cây tốt là 56%, cây trung bình là 33 - 36% và cây xấu là 8 -11% chủ yếu là các cây Lim xanh bị cụt ngọn và lệch tán.

- Sinh trƣởng về đƣờng kính gốc (D0): Sau 5 tuổi đƣờng kính gốc trung bình từ 3,27 cm đến 6,1 cm. Dƣới các trạng thái khác nhau, đƣờng kính gốc

của Lim xanh cũng khác nhau: Cao nhất ở trảng có cây bụi có Do = 6,1 cm và ΔD0 = 1,22 cm/năm; tiếp theo rừng Keo tai tƣợng Do = 4,03 cm và ΔD0 = 0,81 cm/năm; rừng keo xen thông có Do = 3,7cm và ΔD0 = 0,74 cm/năm, cuối cùng là Thông nhựa 26 tuổi với Do = 3,27 cm và và ΔD0 = 0,65 cm/năm.

Sự sai khác về đƣờng kính gốc của Lim xanh trồng dƣới tán đƣợc thể hiện theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.4: Sinh trƣởng đƣờng kính gốc của Lim xanh 5 tuổi

- Sinh trƣởng và tăng trƣởng bình quân năm của Lim xanh về chiều cao: Sau 5 tuổi chiều cao vút ngọn (Hvn) dao động từ 1,73 m đến 2,8 m. Lim xanh cũng có chiều cao khác nhau dƣới các trạng thái rừng khác nhau: Lớn nhất là dƣới trảng có cây bụi với Hvn = 2,8 m, tăng trƣởng ΔHvn = 0,56 m/năm; tiếp theo là dƣới rừng Keo tai tƣợng có Hvn = 2,3 m và ΔHvn = 0,46 m/năm; dƣới rừng keo xen thông có Hvn = 1,93 m và ΔHvn = 0,39 m/năm; cuối cùng là Thông nhựa 26 tuổi với Hvn = 1,73 m và ΔHvn = 0,35 m/năm.

Sự sai khác về đƣờng kính gốc, chiều cao vút ngọn, đƣờng kính tán của Lim xanh đƣợc thể hiện theo biểu đồ sau:

0 1 2 3 4 5 6 7 Trạng thái Keo TT Thông xen Keo Thông nhựa TCCB Cm Trạng thái D0 (cm) Δ Do (cm/năm)

Biểu đồ 4.5: Sinh trƣởng chiều cao của Lim xanh 5 tuổi

- Sinh trƣởng về đƣờng kính tán (Dt): Đƣờng kính tán của Lim xanh dƣới các trạng thái rừng cũng rất khác nhau sau 5 năm trồng: đƣờng kính tán (Dt) từ 1,4 đến 2,3 m. Trong đó cây trồng ở trảng có cây bụi có Dt lớn nhất, đều nhất với Dt = 2,3 m và tăng trƣởng bình quân ΔDt = 0,32 m/năm; tiếp theo dƣới rừng Keo tai tƣợng Dt = 1,53 m và ΔDt = 0,31 m/năm; ở rừng keo xen thông Dt = 1,46 m và ΔDt = 0,29 m/năm và cuối cùng thấp nhất là ở rừng Thông nhựa 26 tuổi với Dt = 1,4 m và tăng trƣởng bình quân năm ΔDt = 0,28 m/năm.

Sự sai khác về đƣờng kính gốc, chiều cao vút ngọn, đƣờng kính tán của Lim xanh đƣợc thể hiện theo biểu đồ sau:

Biểu đồ 4.6: Sinh trƣởng đƣờng kính tán của Lim xanh 5 tuổi

0 0,5 1 1,5 2 Trạng thái Keo TT Thông xen Keo Thông nhựa TCCB M Trang thái Dt (m) Δ Dt (m/năm) 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 Trạng thái Keo TT Thông xen Keo Thông nhựa TCCB M Trạng thái Dt (m) Δ Dt (m/năm)

Kết quả kiểm tra thống kê Analyze/Compare Means/One Way Anova

trên phần mềm SPSS 16.0 cho thấy: kết quả kiểm tra phƣơng sai của các đặc trƣng mẫu là bằng nhau do xác suất (Sig.) đều lớn hơn 0,05, điều đó chứng tỏ các phƣơng sai giống nhau và đủ điều kiện phân tích phƣơng sai. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy xác suất F của cả đƣờng kính gốc, chiều cao vút

ngọn đều có Sig. đều = 0.000 và đƣờng kính tán của Lim xanh 5 tuổi Sig. = 0,019 đều nhỏ hơn 0,05, nói lên rằng sinh trƣởng về đƣờng kính, chiều cao, đƣờng kính tán của lim xanh dƣới các trạng thái rừng trồng và TCCB có sự khác nhau rõ rệt. Tuy nhiên, sự sai khác rõ nhất là đƣờng kính gốc vì so sánh từng cặp (D0) theo tiêu chuẩn Boniferroni Ducan rất rõ là tạo ra 4 nhóm riêng biệt và Sig. đều nhỏ thua 0,05, trong đó Lim xanh ở trảng cỏ cây bụi có số trung bình là 6,1222 đƣợc coi là cao nhất. Ngƣợc lại ở chỉ tiêu chiều cao Hvn, đƣợc chia thành 2 nhóm (theo Ducan), Lim xanh ở trạng thái Thông nhựa và Thông xen Keo có giá trị về chiều cao xấp xỉ nhau; 2 nhóm còn lại là chiều cao Lim xanh dƣới rừng Keo tai tƣợng và trảng cỏ cây bụi có sự khác nhau rõ rệt. Chiều cao Lim xanh dƣới trảng cỏ cây bụi đƣợc coi là lớn nhất bằng

2,8222, tiếp theo là 2,298 ở rừng Keo tai tƣợng. Điều cùng đúng với chỉ tiêu

Boniferroni là các cặp trạng thái rừng Thông, Thông keo và ngƣợc lại đều có Sig. lớn hơn 0,05, đồng nghĩa với sự sự sai khác về chiều cao của Lim xanh dƣới tán 2 rừng này không rõ ràng. Tƣơng tự với đƣờng kính tán (Dt) sự sai khác cũng không rõ ràng đã tạo thành 2 nhóm, Lim xanh ở rừng Keo, Thông Keo và trảng cỏ xấp xỉ nhau và Thông keo, trảng cỏ và thông nhựa xấp xỉ nhau (chi tiết phần phụ lục 2).

Từ kết quả nghiên cứu và phân tích thống kê cho thấy: Lim xanh sinh trƣởng về đƣờng kính gốc chịu ảnh hƣởng nhiều từ các trạng thái rừng thông qua độ tàn che. Tuy nhiên, đƣờng kính tán và chiều cao phục thuộc không rõ ràng. Điều này có thể lí giải, với tuổi 5 lim xanh bắt đầu ƣa sáng nên ở lâm

phần trảng cỏ cây bụi loài cây này sinh trƣởng khá tốt cả về đƣờng kính gốc và chiều cao do 3 năm đầu đƣợc che phủ bởi tán những cây xoài khoảng 75 - 80%. Nhƣng cũng giống nhƣ trên, sự phân bố tàn che tầng cây cao không đều nhau trên OTC nên ảnh hƣởng lớn đến sinh trƣởng về đƣờng kính tán của Lim xanh.

Hình 4.8: Lim xanh 5 tuổi trồng dƣới rừng Thông nhựa 26 tuổi

Hình 4.9: Lim xanh 5 tuổi ở trảng cỏ cây bụi

4.3.3. Sinh trưởng loài Re gừng (Cinamomum obtusifolium (Roxb.) Nees) trồng dưới tán rừng

Kết quả điều tra sinh trƣởng loài Re gừng 5 tuổi trồng dƣới tán rừng tại khu vực đƣợc tổng hợp trong bảng dƣới đây:

Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu sinh trƣởng của Re gừng 5 tuổi trồng dƣới tán rừng tại khu vực nghiên cứu (số trung bình của 3OTC)

Trạng thái Chỉ tiêu sinh trƣởng N (cây/ô) Tỷ lệ sống (%) Tình hình sinh trƣởng D0 (cm) Hvn (m) Dt (m) Do ΔDo Hvn ΔHvn Dt ΔDt Tốt (%) TB (%) Xấu (%) Keo TT 3,77 0,75 1,87 0,38 1,4 0,28 7 58 42 35 23 Thông xen Keo 3,3 0,66 1,66 0,33 1,37 0,28 8 67 50 30 20 Thông nhựa 3,0 0,6 1,20 0,24 1,33 0,27 7 58 29 31 40 TCCB 5,1 1,02 2,30 0,46 1,45 0,29 7 58 72 25 3

Kết quả nghiên cứu từ bảng trên cho thấy:

- Tỷ lệ sống: căn cứ thiết kế trồng rừng năm 2011, mật độ trồng chung cả 3 loài là 700 cây/ha, mật độ trồng Re gừng là 232 cây/ha, hàng cách hàng là 2,5 - 3m và cây cách cây 4 - 5m. Kết quả điều tra trên OTC cho thấy Re gừng có tỷ lệ sống trung bình từ 58 - 67%, tỷ lệ sống chung của 3 loại cây là 69 - 70%. So với 2 loài cây trên, re gừng có tỷ lệ sống thấp nhất.

- Tình hình sinh trƣởng của Re gừng ở loại tốt và trung bình cũng thấp hơn so với Sao đen và Lim xanh. Re gừng dƣới trảng cỏ cây bụi tỷ lệ cây loại tốt là 72 %, loại trung bình là 25% và cây xấu là 3%. Dƣới 3 trạng thái rừng trồng Re gừng có 3 cấp sinh trƣởng cây từ loại tốt, trung bình, xấu. Tuy vậy, tỷ lệ cây ở loại tốt thấp hơn và trung bình, xấu lại cao hơn 2 loài cây kia ở cùng trạng thái. Đặc biệt Re gừng bị sâu ăn lá và bệnh hại lá chiếm tỷ lệ cao, nhất là re gừng dƣới rừng Thông nhựa.

- Sinh trƣởng về đƣờng kính gốc (D0) của Re gừng 5 tuổi: Đƣờng kính gốc (D0) Re gừng trung bình từ 3,0 cm đến 5,1 cm. Sinh trƣởng cũng khác nhau dƣới các trạng thái rừng khác nhau: Trảng có cây bụi có đƣờng kính gốc lớn nhất là Do = 5,1 cm, và tăng trƣờng bình quân ΔD0 = 1,02 cm/năm; tiếp theo dƣới rừng Keo tai tƣợng 20 tuổi có Do = 3,77 cm, ΔD0 = 0,75 cm/năm ; ở rừng keo xen thông có Do = 3,3 cm, ΔD0 = 0,74 cm/năm và cuối cùng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sinh trưởng một số loài cây gỗ bản địa dưới tán rừng tại huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)