Đặc điểm khí hậu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sinh trưởng một số loài cây gỗ bản địa dưới tán rừng tại huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 56 - 58)

4.2. Đặc điểm các lâm phần trồng cây bản địa dƣới tán tại khu vực nghiên cứu

4.2.4. Đặc điểm khí hậu

* Nhiệt độ trung bình

Tổng hợp kết quả theo dõi về khí hậu trung bình các tháng trong 3 năm liên tục 2013, 2014, 2015 của trạm khí tƣợng thủy văn Sóc Sơn cho thấy:

Tổng nhiệt độ hàng năm từ 8500 - 8600 0c, nhiệt độ trung bình năm là 23,5 0c, Nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,10c, cao nhất là 270c. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối là 39,50c, thấp nhất tuyệt đối là 5,50

c. Tổng số giờ nắng là 1.671 giờ, trung bình một ngày có 4-5 giờ nắng. Với nền bức xạ ln dƣơng, cùng số giờ chiếu sáng khá lớn là điều kiện thuận lợi cho nhiều loài cây trồng sinh trƣởng và phát triển.

Biên độ nhiệt dao động trong ngày trung bình 7- 90c, trong thời kỳ khô hanh đầu mùa biên độ nhiệt vào khoảng 8 - 90c. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm đƣợc thể hiện ở bảng dƣới đây:

Bảng 4.7: Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm (0

c) ở khu vực

(Số liệu trung bình các tháng trong 3 năm 2013 - 2015)

Tháng

T0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Max 33,1 35,1 36,5 37,9 41,2 41,6 40,4 39 37,2 35,4 36,0 31,7

Min 4,2 6 8,7 10 15,4 20 21,6 20,5 16,8 12,3 6,8 5,3

TB 17,4 18,0 20,8 25,4 29,4 30,0 29,5 28,8 28,5 26,6 23,0 17,7

(Trạm khí tượng thủy văn Sóc Sơn 2016)

Vùng gị đồi huyện Sóc Sơn thuộc hệ núi Tam Đảo nên chịu sự chi phối của vùng khí hậu Tam Đảo nên mùa khô lạnh nhiệt độ thấp hơn các vùng xung quanh từ 1- 30

c.

* Độ ẩm:

Độ ẩm khơng khí trung bình 84%. Lƣợng mƣa bình quân năm 1.620 mm, lƣợng mƣa thấp nhất là 1.100mm/năm, năm cao nhất 2.630 mm/năm. Lƣợng mƣa phân bố không đều trong năm, lƣợng mƣa tập trung vào các tháng 7,8,9, chiếm từ 80 - 85% tổng lƣợng mƣa cả năm và thấp hơn các vùng xung quanh do chịu ảnh hƣởng của vùng khí hậu Tam Đảo. Bảng dƣới đây thể hiện độ ẩm trung bình các tháng trong năm ở khu vực:

Bảng 4.8: Độ ẩm trung bình các tháng trong năm (%) ở khu vực

(Số liệu trung bình các tháng trong 3 năm 2013 - 2015)

Tháng

T0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Max 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100

Min 16 20 29 24 23 32 36 28 27 18 22 17

TB 77,3 83,3 87,6 81,8 77,0 79,3 78,9 81,5 80,5 75,4 81,6 77,4

(Trạm khí tƣợng thủy văn Sóc Sơn 2016) Nhìn chung, khí hậu ở khu vực nghiên cứu có nhiều lợi thế cho việc phát triển các loại cây trồng. Song do lƣợng mƣa tập trung nên thƣờng gây úng ngập, lũ lụt, đất đai dễ bị xói mịn rửa trôi nhiều, làm cho đất bị nghèo kiệt nếu độ che phủ thấp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình sinh trưởng một số loài cây gỗ bản địa dưới tán rừng tại huyện sóc sơn, thành phố hà nội​ (Trang 56 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)