7. Cấu trúc luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học truyện thời kì đổi mới
1.2.1. Các tác phẩm truyện thời kì đổi mới được đưa vào chương trình sách giáo khoa bậc trung học
Theo cuốn “chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Văn”, NXB GD&ĐT, 2006, các tác phẩm truyện viết về thời kì đổi mới có các tác phẩm sau:
STT Tác phẩm Tác giả
Năm sáng tác
Khối Tiết theo PPCT
1 Bến quê (Đọc thêm) Nguyễn Minh Châu 1985 9 136 2 Chiếc thuyền ngoài
xa Nguyễn Minh Châu 1983 12 67, 68
3 Mùa lá rụng trong
vườn (Đọc thêm) Ma Văn Kháng 1982 12 70
4 Một người Hà Nội
1.2.2. Hiểu biết của học sinh về các tác phẩm truyện thời đổi mới:
Để nắm được tình hình học sinh đọc các tác phẩm truyện thời kì đổi mới chúng tôi đã khảo sát tại các lớp 12A3 của Trường Văn hóa I – Bộ Công an. Chúng tôi đã sử dụng “Phiếu khảo sát vốn hiểu biết của học sinh về các tác phẩm truyện thời đổi mới”.
Câu hỏi: Vào những năm 80 của thế kỉ trước đã diễn ra một sự đổi mới
mạnh mẽ trong sáng tác văn học nhất là văn xuôi. Một số tác phẩm tiêu biểu của sự đổi mới đó được tuyển chọn vào chương trình sách giáo khoa Ngữ văn bậc trung học. Đó là truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu (lớp 9), “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu (lớp 12), “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải (lớp 12), tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng (lớp 12).
- Em đã đọc tác phẩm nào trong các tác phẩm kể trên? - Em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao?
Sau khi khảo sát bằng phiếu, chúng tôi thu được những kết quả sau: Số học sinh khảo sát: 35
Về đọc sách: Số học sinh đọc toàn bộ tác phẩm: Không có.
- Số học sinh đọc trích truyện về thời kì đổi mới trong sách giáo khoa là: 35 Qua khảo sát chúng tôi thấy rằng: điều kiện đầu sách, tư liệu truyện viết về thời kì đổi mới ở thư viện của nhà trường còn thiếu. Trong số 4 tác phẩm chỉ có hai tác phẩm là “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.
Thời gian cho việc đọc các tác phẩm truyện của các em còn hạn chế do còn phải dành thời gian cho các môn học khác và những hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường và còn phần nhiều các em chưa có hứng thú với đọc các tác phẩm truyện.
Về cảm nhận:
Qua khảo sát chúng tôi thấy các em học sinh đều yêu thích, và nắm rõ được những tác phẩm truyện thời kỳ đổi mới được đưa vào trong chương trình
sách giáo khoa bậc trung học. Có 28 học sinh thích tác phẩm: “chiếc thuyền ngoài xa”, 2 học sinh thích tác phẩm “Bến quê”, 3 học sinh thích tác phẩm “Một người Hà Nội”, 2 học sinh thích tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn”. Các em đã đưa ra những lí do yêu thích của mình như sau:
- Em Lý A Chứ cho rằng: “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu không chỉ là một miền quê gần gũi mà còn là một niềm mơ ước xa xôi mang ý nghĩa triết lí về con người và cuộc đời. Cái triết lí ấy không cần phải nói dài dòng mà chỉ được gợi lên qua những tình huống đầy nghịch lí. Thông qua đó nhà văn giúp chúng ta nhận thức sâu sắc về cuộc đời một cách nhẹ nhàng và thấm thía.
- Em Vi Văn Nghị cho rằng: “Bến quê” chứa đựng sự tủi thân của một con người, khi còn trẻ đi khắp mọi nơi trên trái đất. Nhưng khi về già không đủ khả năng đi nữa thì ông mới nhận ra rằng đi khắp nơi đâu không bằng bến đỗ bên kia mình sống và muốn nhìn ngắm sang bên kia trước khi nhắm mắt. Ông đã bảo người con trai sang bên kia sông nhưng ông không đành lòng khi nhìn thấy người con của mình vui chơi cũng như ngày xưa ông đi khắp mọi nơi. Thông qua truyện ngắn tác giả muốn gửi gắm người đọc dù đi đâu chăng nữa không nơi nào đẹp và mang lại hạnh phúc như vùng quê nơi mình sinh ra.
- Em Bế Thu Thảo khi viết về lí do thích tác phẩm “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải cho rằng: Truyện ngắn “Một người Hà Nội” đã phát hiện vẻ đẹp trong chiều sâu tâm hồn, tính cách con người Việt Nam qua bao biến động, thăng trầm của đất nước. Qua nội dung và ý nghĩa của truyện ngắn này nó làm cho người đọc cảm thấy hào hùng về lịch sử Hà Nội, về bà Hiền một hạt bụi vàng của Hà Nội.
- Em Lý Nam Sơn cho rằng: “Một người Hà Nội” nói lên phẩm cách cao đẹp, tác giả cũng đã khắc họa và ca ngợi bản lĩnh, cốt cách của người Hà Nội tự trọng với lối sống văn hóa, thanh lịch, sang trọng “thuần túy Hà Nội. Tác giả đã cho người đọc tự cảm nhận chứ không đưa ra đánh giá của mình. Giọng điệu nghệ thuật của tác giả là giọng điệu từng trải, vừa tự nhiên, dân dã, vừa trĩu nặng ưu tư, vừa giàu chất khái quát triết lí”.
- Em Vàng A Hồng với tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” thì cho rằng: “Qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm mỗi con người chúng ta luôn phải có cái nhìn đa chiều, nhìn từ nhiều phía khác nhau về cuộc sống bởi nó không xuôi chiều đơn giản. Chúng ta không thể đánh giá một sự vật hiện tượng chỉ qua cái nhìn cảm nhận mà cần có sự trải nghiệm. Đó là điều rất cần thiết với bản thân mỗi con người chúng ta nhất là khi cuộc sống ngày càng phức tạp”.
- Em Giàng A Vảng cho rằng: “Chiếc thuyền ngoài xa là phát hiện độc đáo của nghệ sĩ Phùng và sự phát hiện của anh là những sự đối lập nghiệt ngã giữa cái vẻ bề ngoài lung linh hào nhoáng với cái hiện thực tàn khốc ở bên trong”.
- Em Lê Viết Tùng cho rằng “Chiếc thuyền ngoài xa đã nêu lên những
cách nhìn nhận cuộc sống và tác phẩm cũng rung lên một hồi chuông báo động về tình trạng bạo lực gia đình và hậu quả khôn lường của nó”.
- Em Chẩu Văn Minh khi nói về tác phẩm “Mùa lá rụng trong vườn” cho rằng: “Tác phẩm đã thể hiện được sự quan sát và cảm nhận tinh nhạy của tác giả về những biến động trong tư tưởng và tâm lí của con người Việt Nam. Tác giả bày tỏ sự lo lắng sâu sắc cho các giá trị truyền thống đang bị đánh mất”.
1.2.3. Giáo viên với việc dạy các tác phẩm truyện thời đổi mới.
Để nắm được tình hình dạy học của giáo viên đối với các tác phẩm truyện thời đổi mới ở một số trường THCS và THPT tại Thái Nguyên; Chúng tôi đã khảo sát một số giờ dạy ở Trường THCS Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên và Trường Văn hóa I – Bộ Công an đóng tại Thái Nguyên. Thực tiễn giờ dạy được phản ánh qua các giáo án sau đây:
* Giáo án bài học truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu do cô giáo Trần Thị Nguyệt, Trường THCS Đồng Quang, thành phố Thái Nguyên biên soạn.
* Giáo án bài học truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu do cô giáo Nguyễn Ngọc Thủy, Trường Văn hóa I – Bộ công an biên soạn.
TUẦN 29 Ngày soạn:
TIẾT 136 Văn bản Ngày dạy:
HDĐT: BẾN QUÊ Nguyễn Minh Châu A. Mục tiêu cần đạt:
- Cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời, con người mà tác giả gửi gắm trong truyện.
B. Kiến thức, kĩ năng, thái độ: 1. Kiến thức:
- Những tình huống nghịch lí, những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng trong truyện.
- Đọc – hiểu một văn bản tự sự có tính triết lí về con người và cuộc đời, những vẻ đẹp bình dị, quý giá từ những gì gần gũi, xung quanh ta.
2. Kĩ năng:
- Nhận biết và phân tích những đặc sắc về nghệ thuật tạo tình huống, miêu tả tâm lí nhân vật, hình ảnh biểu tượng, … trong truyện.
3. Thái độ:
-Giúp học sinh biết trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và vẻ đẹp bình dị
của quê hương.
C. Phương pháp: Đàm thoại, nêu và giải quyết vấn đề, thuyết trình, … D. Tiến trình dạy học:
1. Ổn định: Kiểm tra sĩ số: 9A4
2. Bài cũ: Kiểm tra, chấm vở soạn của 2 HS. 3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
Ai cũng có một miền quê nhưng không phải tất cả mọi người đều cảm nhận được ý nghĩa của quê hương – nơi ta được sinh ra, nơi có gia đình, người
thân. Truyện ngắn Bến quê của Nguyễn Minh Châu là những suy ngẫm, trải nghiệm sâu sắc của nhà văn về con người và cuộc đời, thức tỉnh sự trân trọng giá trị của cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
* Tiến trình dạy học:
Hoạt động của GV và HS Nội dung bài dạy Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu
về tác giả, tác phẩm:
- Cho HS đọc chú thích *sgk/106
? Tóm tắt những nét chính về tác giả
Nguyễn Minh Châu.
? Em biết gì về tác phẩm “Bến quê”? ? Theo em văn bản này thuộc thể loại
gì?
Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc – hiểu văn bản
- Yêu cầu đọc giọng trầm tĩnh, suy tư, xúc động và đượm buồn, trong tâm thế của nhân vật đang bị bệnh hiểm nghèo.
- GV cùng HS đọc toàn văn bản một lần, nhận xét cách đọc, giải thích các từ khó.
? Văn bản sử dụng kết hợp chủ yếu
phương thức biểu đạt nào?
? Thử tìm hiểu tình huống truyện? Có
thể nói gì về tình huống đó?
-> Trớ trêu, nghịch lí nhưng không vô lí.
I. Giới thiệu chung 1. Tác giả: Sgk
2. Tác phẩm: - Xuất xứ: sgk.
- Thể loại: Truyện ngắn. II. Đọc – tìm hiểu văn bản 1. Đọc và tìm hiểu từ khó. 2. Tìm hiểu văn bản: 2.1. Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả. 2.2. Phân tích: a. Tình huống truyện:
+ Nhĩ bị bệnh, mọi sinh hoạt phải dựa vào người khác.
-> Tình huống đặc biệt.
+ Từng đi nhiều nơi, cuối đời bị bệnh. Khi phát hiện ra vẻ đẹp bên kia sông nhưng không thể đi đến đó được, anh nhờ con trai thực hiện khát khao của
- GV tích hợp với NT xây dựng tình huống ở truyện Chiếc lược ngà, từ đó khẳng định ý nghĩa của việc sáng tạo tình huống trong Nt viết truyện.
- GV yêu cầu HS theo dõi đoạn đầu văn bản, tìm hiểu cảm nhận của nhân vật Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên.
? Cảm nhận của em về hình ảnh, nghệ
thuật, cách miêu tả của tac giả? Từ đó em nhận xét gì về cảnh thiên nhiên ở quê Nhĩ?
- GV tích hợp với văn miêu tả (tả cảnh).
? Em thấy Nhĩ đã nhận ra điều gì về
bản thân? Về người vợ của mình?
Thảo luận: ? Trong hoàn cảnh ấy Nhĩ
khao khát điều gì? Khao khát ấy có thực hiện được không? Ý nghĩa của những chi tiết truyện thể hiện khao
mình nhưng cậu để lỡ chuyến đò. ->Tình huống trớ trêu như một nghịch lí. b. Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp của thiên nhiên: - Bông bằng lăng… - Con Sông Hồng… - Vòm trời…
- Nhĩ nhận ra mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngay từ bên kia.
-> Hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, so sánh đẹp, miêu tả cụ thể qua những cảm xúc tinh tế.
=> Thiên nhiên đẹp, gần gũi bên mình mà đi hết đời người Nhĩ mới thấy được.
c. Suy ngẫm của Nhĩ về hoàn cảnh của mình:
- Bệnh tật kéo dài, phải trông cậy vào vợ con.
- Nhĩ nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo, đức hi sinh của vợ - nơi nương tựa vững chắc.
=> Sự thức tỉnh xen cả niềm ân hận và nỗi xót xa.
d. Nhĩ chiêm nghiệm về qui luật của đời người.
khát của Nhĩ?
? Chi tiết thể hiện hành động kì quặc của Nhĩ cố thu nhặt hết mọi sức lực … Khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó? Có ý nghĩa như thế nào?
? Em cảm hiểu được gì về phong cách
viết truyện, nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của Nguyễn Minh Châu qua đoạn kể về khao khát của Nhĩ?
? Từ đó, Nhĩ hay chính tác giả muốn
nói lên qui luật nào trong cuộc đời con người? Đó có phải là chủ đề của văn bản không?
- Tích hợp với tính triết lí trong truyện
Cố hương của Lỗ Tấn.
? Em hiểu thêm điều gì nữa qua đoạn
truyện kể về khao khát của Nhĩ nhờ con thực hiện nhưng con bỏ lỡ?
-> Hai thế hệ ruột thịt yêu thương nhau nhưng chưa hiểu nhau.
- GV giới thiệu thêm: Nhĩ thuộc kiểu
nên nhờ con -> Không thực hiện được những việc bình thường nhất trong cuộc sống.
- Hối hả giục cậu con trai đang mải xem cờ thế -> Sợ con không kịp đò -> Ham muốn xảy ra ngoài dự định, bỏ qua cơ hội.
- “Anh đang cố thu nhặt hết mọi chút sức lực…”.
-> Thức tỉnh mọi người không sa vào những cái vòng vèo trên đường đời để hướng tới những giá trị đích thực, bền vững.
-> Nội dung tự sự mang đậm triết lí; tác giả am hiểu tâm lí nhân vật.
=> Những qui luật, triết lí cuộc đời bình thường giản dị nhưng không phải lúc nào cũng sớm nhận ra mà có khi phải trải nghiệm cả đời người.
3. Tổng kết:
- NT: - ND:
* Ý nghĩa: + Cuộc sống chứa đầy những bất thường, nghịch lí vượt ngoài dự định và toan tính của con
nhân vật tư tưởng. Tác giả gửi gắm vào đây nhiều điều quan sát, suy ngẫm, triết lí về cuộc đời và con người.
? Khái quát giá trị nghệ thuật và giá trị
nội dung của tác phẩm? HS đọc ghi nhớ sgk/108. - GV hướng dẫn HS luyện tập:
Bài 1: Thiên nhiên vừa mang ý nghĩa hình ảnh thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng; màu sắc biến đổi tinh tế: Hình ảnh hoa bằng lăng, bầu trời, bãi bờ, dòng sông…
Hoạt động 3: Hoạt động tự học:
- GV hướng dẫn – HS chú ý lắng nghe.
người.
+ Trên đường đời, khó tránh khỏi những vòng vèo hoặc chùng chình để rồi vô tình không nhận ra những vẻ đẹp gần gũi, bình dị trong cuộc sống. + Thức tỉnh sự trân trọng giá trị cuộc sống gia đình và những vẻ đẹp bình dị của quê hương.
4. Luyện tập
III. Hướng dẫn tự học:
- Tóm tắt truyện, nắm được tình huống và ý nghĩa của truyện.
- Nhận xét về nghệ thuật miêu tả thiên nhiên, miêu tả tâm lí nhân vật.
- Học bài, thuộc ghi nhớ.
- Soạn bài ôn tập Tiếng Việt: Nắm lại các khái niệm: Khởi ngữ và các thành phần biệt lập; liên kết câu và liên kết đoạn văn; nghĩa tường minh và hàm ý.
Tiết: 67 Đọc văn Ngày soạn:
Ngày dạy:
CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
(Nguyễn Minh Châu)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà văn về cuộc đời và nghệ thuật: Phải nhìn nhận cuộc sống và con người một cách đa diện; nghệ thuật chân chính luôn gắn với cuộc đời, vì cuộc đời. Tình huống truyện độc đáo, mang ý nghĩa khám phá, phát hiện về đời sống. Điểm nhìn nghệ thuật đa chiều. Lời văn giản dị mà sâu sắc, dư ba.
2. Kĩ năng: Đọc – hiểu truyện ngắn hiện đại.
3. Thái độ: Hoàn thiện và nâng cao phương pháp đọc hiểu tác phẩm truyện.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Cảm nhận của em về nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyễn Thi?
3. Bài mới.
Họat động của GV và HS Nội dung bài dạy + GV: Em đã biết được những gì về
Nguyễn Minh Châu và sáng tác của ông, nhất là chặng đường sau năm 1975?
+ HS: Dựa vào phần Tiểu dẫn và các tài liệu tham khảo khác để trả lời.