Kết luận chung về thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tác phẩm truyện thời đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại​ (Trang 94 - 100)

7. Cấu trúc luận văn

3.2.4. Kết luận chung về thực nghiệm

- Khi soạn thảo thiết kế bài học chúng tôi đã bám sát vào định hướng dạy học đề ra, đồng thời bám sát vào yêu cầu kiến thức do Bộ giáo dục quy định.

- Khi soạn thảo thiết kế bài học chúng tôi đã tham khảo ý kiến của đồng nghiệp và tiến hành dạy thực nghiệm.

Với kết quả thực nghiệm trên, chúng tôi tin rằng định hướng dạy học của luận văn có tính khả thi khi ứng dụng vào thực tế dạy học trong trường phổ thông.

Qua quá trình thực nghiệm chúng tôi thấy: - Đối với giáo viên:

+ Những hoạt động dự kiến trong thiết kế đều được giáo viên thực hiện tốt, tạo hiệu qủa cho giờ học. Khi thực thi thiết kế giáo viên không gặp bất kỳ trở ngại nào ở trên lớp học.

+ Thời gian dạy thực nghiệm trong thiết kế là 90 phút (2 tiết). Hoạt động song phương của giáo viên và học sinh đều diễn ra nhịp nhàng. Giáo viên là người hướng dẫn, tổ chức học sinh khám phá những giá trị của tác phẩm.

- Đối với học sinh:

Nhìn chung giờ học diễn ra sôi nổi, học sinh chủ động, tích cực trong các hoạt động đọc văn bản, tìm kiếm các chi tiết nghệ thuật, tái hiện và phân tích ý nghĩa các chi tiết, khám phá chiều sâu tâm hồn các nhân vật…

Kết quả bài làm của học sinh cho thấy, các em đã hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, ấn tượng của từng em về tác phẩm có sự khác nhau. Song đa số đều hiểu được cuộc sống đói nghèo, lam lũ, đầy những bi kịch của người dân chài vào những năm 70,80 của thế kỉ trước, về sự tỉnh ngộ của người nghệ sĩ Phùng, của chánh án Đẩu và biết được những gửi gắm của Nguyễn Minh Châu qua hình tượng nhân vật cũng như phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu sau 1980.

Giờ dạy học thực nghiệm đã cho thấy tính kết quả của việc nghiên cứu đề tài “Dạy học các tác phẩm truyện thời kì đổi mới trong sách giao khoa bậc

trung học theo đặc trưng thể loại”

Tuy nhiên, với số lượng giờ thực nghiệm còn ít ỏi và chưa có điều kiện để mở rộng địa bàn thực nghiệm nên chúng tôi vẫn chưa thực sự hài lòng với kết quả đạt được. Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm tòi, học hỏi thêm theo hướng nghiên cứu của đề tài.

KẾT LUẬN

1. Đề tài “Dạy học các tác phẩm truyện thời kì đổi mới trong sách giao

khoa bậc trung học theo đặc trưng thể loại” nhằm mục đích định hướng dạy

học các tác phẩm truyện về thời kì đổi mới trong sách giáo khoa trung học theo đặc trưng thể loại. Từ đó, luận văn đề xuất một số biện pháp nhằm giúp cho học sinh có thể nắm rõ và nắm vững những tác phẩm truyện của thời kì đổi mới được đưa vào trong sách giáo khoa bậc trung học. Trên cơ sở đó, luận văn đã đề xuất một phương án dạy học thể hiện qua một thiết kế bài học vừa có tính khả thi vừa có tính hiệu quả.

2. Quá trình triển khai luận văn: Chúng tôi đã nghiên cứu lý thuyết,

khảo sát thực tiễn, thực nghiệm sư phạm và đã thu được những kết quả ban đầu. Nghiên cứu lí luận về thể loại, đặc trưng thể loại truyện, về truyện ngắn “Bến quê” của Nguyễn Minh Châu, “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong

vườn” của Ma Văn Kháng để làm cơ sở cho đề xuất dạy học tác phẩm trên,

trong nhà trường phổ thông để làm cơ sở cho dạy học tác phẩm theo đúng đặc trưng thể loại (Chương I). Luận văn cũng đã đề xuất định hướng học sinh tiếp cận văn bản truyện từ ba yêu tố hình thức của thể loại: Cốt truyện, nhân vật, lối

kể để từ đó học sinh biết được sáng tạo nghệ thuật của nhà văn, vừa biết được ý

đồ của tác giả gửi gắm trong tác phẩm (chương II). Cuối cùng luận văn thiết kế bài học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu và tiến hành dạy thực nghiệm cho học sinh trường Văn Hóa I – Bộ công an để kiểm tra tính khả thi của phương án dạy học và luận văn đề xuất (chương III).

3. Người thực hiện luận văn đã cố gắng kế thừa những công trình khoa

học và những thành tựu nghiên cứu của những người đi trước. Song quả thực đây là một vấn đề khó đối với việc nghiên cứu những văn bản tác phẩm truyện về thời kỳ đổi mới. Vì ý nghĩa của tác phẩm mang tính đa chiều, học sinh chưa có sự chủ động để tiếp nhận những giá trị ý nghĩa đó. Vì vậy người thực hiện

luận văn hy vọng đây sẽ là một gợi ý giúp cho bạn bè đồng nghiệp có thể tham khảo nhằm đạt kết quả cao hơn trong việc dạy các tác phẩm truyện thời kì đổi mới nói riêng của dạy học các tác phẩm truyện nói chung.

4. Cuối cùng, trong quá trình nghiên cứu đề tài sẽ khó tránh khỏi những

mặt hạn chế và người thực hiện luận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp chân thành, sâu sắc của các giáo sư, tiến sĩ, bạn bè đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn và thực sự là một giải pháp trong việc dạy học các tác phẩm truyện thời kì đổi mới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng môn

Ngữ văn lớp 12, NXB Giáo dục Việt Nam.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sách giáo viên Ngữ văn 9, tập 1, tập 2,

NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2009), Sách giáo viên Ngữ văn nâng cao 12, tập 1,

tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1, tập 2,

NXB Giáo dục Việt Nam.

5. “Hướng dẫn thực hiện chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn 12” (2008), Bộ giáo dục – Đào tạo.

6. Hoàng Hữu Bội (2008), Thiết kế dạy học Ngữ văn 12,NXB Giáo dục (2008). 7. Hoàng Hữu Bội (2003), Thiết kế dạy học Ngữ văn 9 theo hướng tích

hợp,NXB Giáo dục (2006).

8. Lương Duy Cán (2009), Rèn luyện kỹ năng làm văn 12, NXB Giáo dục. 9. Lê Nguyên Cẩn (2009), Tư liệu Ngữ văn 12, NXB Giáo dục.

10. Nguyễn Minh Châu (2005) “Dấu chân người lính”, NXB công an nhân dân. 11. Nguyễn Minh Châu, Tiểu thuyết “Dấu chân người lính” (1978), NXB Văn học. 12. Nguyễn Minh Châu (1984) “Mảnh trăng cuối rừng”, NXB văn học

13. Nguyễn Minh Châu (1987) “Chiếc thuyền ngoài xa”, NXB Tác phẩm mới, Hội nhà văn Việt Nam

14. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo

thể loại,NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Khắc Đàm, Nguyễn Lê Huân (2008), “Giới thiệu giáo án Ngữ văn

12”, tập 2, NXB Hà Nội.

16. Trần Thanh Đạm, Huỳnh Lý, Hoàng Nhi Mai (1971), Vấn đề giảng dạy các

17. Nguyễn Văn Đường (2013), “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9, tập 1, tập 2”, NXB Hà Nội.

18. Nguyễn Văn Đường (2013), “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập 1, tập 2”, NXB Hà Nội.

19. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (1988), Từ điển thuật ngữ văn

học, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

20. Nguyễn Thanh Hùng (Bài giảng chuyên đề SĐH) “Năng lực đọc, hiểu tác phẩm văn chương của học sinh THPT”.

21. Ma Văn Kháng (1995), “Đám cưới không có giấy giá thú”, NXB Văn học 22. Ma Văn Kháng (2007), “Mùa lá rụng trong vườn”, NXB Lao động 23. Nguyễn Khải (1995) “Hà Nội trong mắt tôi”, NXB Hà Nội.

24. Lê Minh Khuê, “Truyện ngắn chọn lọc” (2002), NXB Phụ nữ

25. Nguyễn Văn Long, chủ biên (2010), “Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại

tập 2”, NXB Đại học Sư phạm.

26. Phan Trọng Luận, chủ biên (2010), “Dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng

ngôn ngữ văn lớp 12”, NXB Đại học Sư phạm

27. Phan Trọng Luận, tổng chủ biên ( 2008), “Sách giáo khoa Ngữ văn tập 1,

tập 2”, NXB Giáo dục.

28. Phan Trọng Luận, chủ biên (2010), “Thiết kế bài học Ngữ văn tập 2”, NXB Giáo dục Việt Nam.

29. Phương Lựu (Chủ biên) (2003) Lí luận văn học, NXB Giáo dục

30. Nguyễn Đăng Mạnh, chủ biên (2002), “Lịch sử văn học Việt Nam, tập 3”, NXB Đại học Sư phạm.

31. Nguyễn Đăng Mạnh (1995) “Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà

văn”, NXB Giáo dục.

32. Đào Thủy Nguyên, “Đề cương bài giảng văn học Việt Nam hiện đại”, (Tài liệu lưu hành nội bộ)

33. Nguyễn Kim Phong, chủ biên (2009), Kĩ năng đọc hiểu văn bản Ngữ văn

34. Nguyễn Huy Quát – Hoàng Hữu Bội (2001), “Một số vấn đề về phương pháp dạy học văn trong nhà trường”, NXB Giáo dục.

35. Trần Đình Sử (1990), “Bàn thêm về tiếp nhận văn học”, Báo văn nghệ (số 42). 36. Trần Đình Sử (2008), “Cần thay đổi nhận thức về dạy và học văn”, Tạp chí

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tác phẩm truyện thời đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại​ (Trang 94 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)