Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật của bốn tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tác phẩm truyện thời đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại​ (Trang 49 - 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.1. Giới thiệu khái quát nội dung và nghệ thuật của bốn tác phẩm

TRUYỆN NGẮN: “BẾN QUÊ”

* Truyện ngắn “Bến quê” in trong tập truyện cùng tên của Nguyễn Minh

Châu, xuất bản năm 1985. Văn bản đưa vào sách giáo khoa lược bỏ một đoạn ở phần đầu truyện.

* Tóm tắt cốt truyện

Truyện ngắn “Bến quê” là câu chuyện những ngày cuối cùng của cuộc đời của một con người làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi đến hầu khắp mội nơi trên thế giới – con người ấy có tên là Nhĩ. “Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”. Ấy thế mà ở cuối đời, căn bệnh quái ác lại buộc chặt anh vào giường bệnh và hành hạ như thế hàng năm trời. Vào cái buổi sáng hôm ấy, khi Nhĩ muốn nhích người đến bên cửa sổ, thì việc ấy với anh kho khăn như đi tới cả một vòng trái đất, phải nhờ vào sự trợ giúp của đám trẻ con hàng xóm… Khi Nhĩ đã phát hiện vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên

kia sông, ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng sẽ không bao giờ được đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh. Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái điều mà mình khao khát đó Nhưng cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày… Truyện được trần thuật theo cái nhìn và tâm trạng của nhân vật Nhĩ trong một cảnh ngộ đặc biệt như vậy.

Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- So với những tác phẩm mà Nguyễn Minh Châu viết trước năm 1975, thì ở truyện ngắn này đã có sự đổi mới mạnh mẽ: Ngòi bút nhà văn hướng vào đời sống thế sự, nhân sinh hàng ngày, với những chi tiết sinh hoạt đời thường có khi nhỏ nhặt, để phát hiện những chiều sâu của đời sống với bao nhiêu quy luật và nghịch lí, vượt ra khỏi giới hạn chật hẹp của những cách nhìn, cách nghĩ của xã hội trước đây và của chính tác giả… Triết lí của truyện Bến quê là một triết lí giản dị sâu sắc, có ý nghĩa tổng kết một cuộc đời con người.

- Truyện ngắn Bến quê xây dựng trên một tình huống nghịch lí: Nhĩ đã

từng đi khắp mọi nơi trên trái đất, về cuối đời lại bị cột chặt vào giường bệnh vì một căn bệnh hiểm nghèo. Chính thời điểm ấy. Nhĩ mới phát hiện ra vẻ đẹp bình dị và hết sức quyến rũ của vùng đất bên kia sông, nơi bến quê quen thuộc. Cũng vì nằm liệt giường nhận sự săn sóc tận tình của vợ, Nhĩ mới cảm nhận hét được nỗi vất vả, sự tần tảo, tình yêu và đức hy sinh thầm lặng của vợ mình. Nhĩ vô cùng khao khát được một lần đặt chân lên bờ bãi bên kia sông nhưng khao khát ấy giờ đây đã trở nên xa vời đối với anh. Vì thế Nhĩ đã chiêm nghiệm được quy luật đầy vẻ nghịch lí của đời người: “…. Con người ta trên đường đời khó tránh được những điều vòng vèo hoặc chùng chình”.

- Tạo ra một chuỗi tình huống nghịch lí như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: Cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, những nghịch lí, những ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta.

- Đặc điểm nổi bật về nghệ thuật truyện ngắn “Bến quê” là tác giả đã tạo ra một tình huống truyện hấp dẫn, tình huống nghịch lí. Tác giả lại trần thuật

qua dòng nội tâm của nhân vật cho nên những ý đồ của tác giả được gửi gắm ở

trong các chi tiết truyện khác đầy đủ và sâu sắc; ngôn ngữ và giọng điệu kể của tác giả trầm lắng và đầy chất suy tư; đặc biệt tác giả đã xây dựng được những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng chẳng hạn: Hình ảnh bông hoa bằng lăng cuối mùa màu sắc như đậm hơn, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ sụp vào trong giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng. Hình ảnh đó vừa có ý nghĩa tả thực vừa có ý nghĩa biểu tượng: Biểu tượng về sự sống của nhân vật Nhĩ đã ở những ngày cuối cùng. Chi tiết đứa con trai của Nhĩ sa vào một đám phá cờ thế trên lề đường gợi ra một ý nghĩa biểu tượng là: Sự chùng chình uốn éo mà trên đường đời người ta khó tránh khỏi.

TRUYỆN NGẮN “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA”

 Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được sáng tác năm 1983. Truyện được in lần đầu trong tập " Bến quê " năm 1985 và được in trong tuyển tập cùng tên năm 1987.

 Tóm tắt cốt truyện:

Phóng viên nhiếp ảnh Phùng được giao nhiệm vụ đi chụp một cảnh buổi sáng có sương ở biển. Anh đã có mặt ở vùng biển cách Hà Nội ngoài sáu trăm cây số, vốn là vùng chiến trường cũ mà anh đã từng chiến đấu thời chống Mĩ.

Tại đây, Phùng đã chụp được một bức ảnh nghệ thuật và “Cái đẹp tuyệt

đỉnh của ngoại cảnh” của chiếc thuyền lưới vó hiện ra trong bầu sương mù

trắng. Sau đó, anh đã chứng kiến cảnh bạo lực gia đình của người hàng chài. Người đàn bà bị chồng đánh đập dã man được tòa án huyện triệu tập đến để giải quyết chuyện gia đình. Bà đã giải thích rõ nguồn gốc sự độc ác của chồng và sự tự nguyện lên bờ cho chồng đánh “Ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một

trận nặng”. Những lời giải thích của bà đã làm cho chánh án Đẩu và nghệ sĩ

Tấm ảnh chụp về con thuyền trong sương sớm của Phùng đã có trong bộ lịch năm ấy và được treo ở nhiều nơi. Mỗi lần nhìn tấm ảnh, Phùng lại nhớ đến màu hồng của ánh sương mai và người đàn bà vùng biển cao lớn với những đường nét thô kệch.

 Khái quát về giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

- “Chiếc thuyền ngoài xa” thuộc dạng truyện luận đề với việc Nguyễn Minh Châu đã đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa văn học và đời sống. Thông qua câu chuyện kể về chuyến đi của một nghệ sĩ nhiếp ảnh đến một vùng biển miền Trung để chụp ảnh nghệ thuật. Với một cốt truyện nhiều tình huống bất ngờ, với hệ thống nhân vật có chiều sâu, nhà văn đề cập đến tính trung thực của người nghệ sĩ, nêu lên mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học với hiện thực cũng như những vấn đề phức tạp của đời sống.

- “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu là một tác phẩm giàu giá trị nhân đạo. Thông qua truyện ngắn Nguyễn Minh Châu muốn bày tỏ sự thông cảm đối với cuộc sống con người nơi vùng biển vắng. Câu chuyện đã phê phán hành động vũ phu của người chồng, đồng thời Nguyễn Minh Châu muốn cho người đọc thấy rõ tình trạng bạo lực trong gia đình, một mảng tối của xã hội đương đại. Nhà văn còn mạnh dạn nêu lên phản ánh dữ dội của đứa con để nhấn mạnh hậu quả trầm trọng của tệ nạn này. Chính người vợ đã gửi đứa con lên ở với ông ngoại để khỏi chứng kiến cái ác đang hoành hành trong gia đình. Người vợ hy sinh cũng để bảo vệ gia đình. Dẫu viết về bạo lực gia đình Nguyễn Minh Châu đã báo hiệu những vấn đề xã hội nhức nhối.

- Cái mới mẻ trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu trong các sáng tác sau 1980 đó là sự trần thuật có chiều sâu miêu tả hiện thực có chiều sâu thể hiện ở chỗ Nguyễn Minh Châu đã dựng lên trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” một bức tranh cuộc sống của những người dân chài ở miền

- Ông dám nhìn thẳng vào sự thật, miêu tả rất sinh động cuộc sống lam lũ,

nghèo đói, tối tăm, đầy những bi kịch và nghịch lí (bi kịch là ở chỗ bạo lực gia

đình đã làm tổn thương tâm hồn của trẻ thơ, nghịch lí ở chỗ là người đàn bà mặc dù bị chồng đánh đập tàn nhẫn nhưng vẫn không dám thoát ra khỏi cảnh ngộ ấy…).

- Không những thế nhà văn Nguyễn Minh Châu còn miêu tả, còn khắc họa thế giới nội tâm vừa đầy uẩn khúc vừa có những nét cao cả (uẩn khúc là lão chồng bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh… Cao cả là người đàn bà dân chài tỏ ra rất sắc sảo và hiểu đời bà nhận thức rất rõ thiên chức của người phụ nữ trong gia đình của dân chài “Mong các chú thông cảm cho, đám

đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sấp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi cho con đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được! Mong các chú lượng tình cho cái lạc hậu, các chú đừng bắt tôi bỏ nó!...”).

Nét đẹp trong tâm hồn người đàn bà lam lũ còn thể hiện rõ trong khi bà nói về niềm vui trong gia đình hàng chài:

- Cả đời chị có lúc nào thật vui không?

- Có chứ, chú! Vui nhất là lúc ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no…

Như vậy là người đàn bà này đã vì con mà chấp nhận tất cả, chấp nhận sự vũ phu thô bạo của chồng. Chấp nhận sự nghịch lí… Chính những điều tâm sự trên của người đàn bà hàng chài đã làm lên: “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của phố huyện vùng biển và cả trong đầu của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng”

TRUYỆN NGẮN: “MỘT NGƯỜI HÀ NỘI”

 Truyện ngắn “Một người Hà Nội” được sáng tác năm 1990, lúc đất nước đang có sự đổi mới, chuyển biến mạnh về kinh tế, chính trị. Tác phẩm được rút ra từ tập “Hà Nội trong mắt tôi” năm 1995.

 Tóm tắt cốt truyện:

Nhân vật trung tâm của truyện ngắn là cô Hiền, một người Hà Nội ở tầng lớp thượng lưu. Cũng như những người Hà Nội khác, cô đã cùng Hà Nội, cùng đất nước trải qua những biến động thăng trầm nhưng vẫn giữ được cốt cách Hà Nội, các bản lĩnh văn hóa của người Hà Nội. Cô sống thẳng thắn, chân thành không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình với mọi hiện tượng xung quanh.

Thời trẻ cô Hiền là một cô gái xinh đẹp, thông minh, yêu thích văn chương, giao du với những nhà văn có tên tuổi thời ấy, nhưng khi chọn chồng cô không hề lãng mạn mà chọn một ông anh giáo dạy Tiểu học hiền lành, chăm chỉ. Cô tính toán kĩ lưỡng trong quản lí gia đình, dạy dỗ con cái từ cách ăn nói, đi đứng… sao cho thể hiện được nét văn hóa của người Hà Nội.

Hòa bình lập lại ở Miền Bắc, cô Hiền nói về niềm vui và phê phán những sai lầm về chính sách của Nhà nước ta thời ấy. Khi miền Bắc bước vào thời kì đương đầu với chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mĩ, cô Hiền dạy con cách sống “biết tự trọng, biết xấu hổ”, biết sống đúng với bản chất của người Hà Nội và để cho con nhập ngũ vào chiến đấu ở chiến trường miền Nam.

Sau chiến thắng mùa xuân 1975, đất nước trong thời kì đổi mới, giữa không khí xô bồ của thời kinh tế thị trường, cô Hiền vẫn là “một người Hà Nội của hôm nay, thuần túy Hà Nội, không pha trộn” Từ câu chuyện cây si cổ thụ ở đền Ngọc Sơn, cô Hiền nói về niềm tin vào cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

 Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm

- Sự hấp dẫn của tác phẩm “Một người Hà Nội” là ở chỗ tác giả đã khắc

họa rất sinh động cuộc sống vật chất và cuộc sống nội tâm của hai tầng lớp. - Tầng lớp thương lưu của Hà Nội xưa.

- Tầng lớp cán bộ và nhân dân lao động Hà Nội.

Trong một thời kì dài từ ngày giải phóng thủ đô 1955, trải qua thời kì bao cấp, đến thời kì kháng chiến chống Mĩ và thời kì đất nước ta bước vào đổi mới những năm 1990.

- Đọc “Một người Hà Nội” của Nguyễn Khải, người đọc có thể biết được những người trong giới thượng lưu Hà Nội xưa sống như thế nào? Họ suy nghĩ gì trước thời cuộc, họ có những phản ánh gì trước những chính sách của Nhà nước ta… Ta có thể bắt gặp ở đây hình ảnh những người Hà Nội xưa trong tầng lớp thượng lưu có nếp sống thanh lịch, có bản lĩnh cá nhân và cốt cách tự do. Đồng thời ta cũng thấy ở đây cuộc sống nghèo túng, xô bồ nhưng ấm áp tình người của cán bộ và nhân dân lao động Hà Nội trong suốt cả một thời kì bao cấp kéo dài… (cách ăn mặc, đi đứng, nói năng…)

- Dựng lên trong tác phẩm bức tranh cuộc sống đó nhà văn Nguyễn Khải gửi gắm điều gì? Nói cách khác cảm hứng chủ đạo trong tác phẩm này là gì?

- Ở đây vừa có cảm hứng ngợi ca vừa có cảm hứng phê phán, tác giả ngợi ca văn hóa của đất Kinh Kỳ với nếp sống thanh lịch, bản lĩnh cá nhân, cốt cách tự do. Đồng thời tác giả cũng châm biếm, chế giễu qua giọng tự trào về cái nhìn thành kiến của cán bộ và nhân dân ta thời ấy với những người giàu có

(giàu có là do bóc lột). Phê phán những ấu trĩ của nhà nước ta thời ấy ở một số chính sách: Cô trả lời “Vui hơi nhiều, nói cũng hơi nhiều, phải nghĩ đến làm ăn

chứ?... Chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân quá… Mỗi ngày chị Vú đi chợ đều có cán bộ bám theo rò hỏi… Cách mạng gì toàn để ý đến những chuyện lặt vặt”.

Có thể nói ngòi bút Nguyễn Khải là một ngòi bút nghiên cứu, ông nghiên cứu và phân tích những tinh tế trong bề sâu tâm hồn của con người.

ĐOẠN TRÍCH TÁC PHẨM “MÙA LÀ RỤNG TRONG VƯỜN”

 Tiểu thuyết “Mùa lá rụng trong vườn” của Ma Văn Kháng được sáng tác năm 1982. Đây là tiểu thuyết viết về chuyện xảy ra trong một gia đình công chức ở Hà Nội vào thời kì bao cấp.

 Tóm tắt cốt truyện:

Chuyện xảy ra ngay trong gia đình ông Bằng, một gia đình được coi là nền nếp, luôn giữ gia pháp, gia phong, nay trở nên chao đảo trước những thay đổi

lớn của xã hội. Những con người hôm qua chấp nhận hi sinh nay lại rơi vào quyền lực của tiền tài (Lí), có người hôm qua là anh hùng nay trở nên lạc lõng (Đông). Có người xưa là bộ đội nay trốn ra nước ngoài (Cừ). Nhưng cũng có những người trong gia đình vẫn giữ được truyền thống gia đình như ông Bằng, chị Hoài. Chị Hoài, người con dâu trưởng của gia đình ông Bằng, vợ anh cả Tường liệt sỹ nay có gia đình riêng, nhưng vẫn gắn bó sâu sắc với gia đình nhà chồng trước. Ở nông thôn, công việc bận rộn quanh năm, lại là chủ nhiệm hợp tác xã, mẹ của 4 đứa con, nhưng đúng chiều 30 tết, chị vẫn lên Hà Nội thăm gia đình ông Bằng và cúng tất niên cùng với bố chồng và các em. Mọi người trong gia đình đều cảm động và mừng rỡ. Ông Bằng và chị Hoài không nén được xúc động trước cuộc gặp gỡ cuối năm. Rồi cảnh cúng gia tiên nghiêm trang, thiêng liêng, sau đó là bữa cơm sum họp gia đình chiều 30 tết đầm ấm, vui vẻ…

 Khái quát giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích

- Qua cảnh gặp gỡ, chuyện trò giữa cụ Bằng với chị Hoài, giữa các em chồng với chị dâu trong lễ cúng gia tiên, tác giả đã đề cập đến chuyện gia đình, là gia đình Việt Nam trong thời kì phát triển mới của đất nước, với tính phức tạp trong các mối quan hệ thuộc nội bộ gia đình hoặc giữa gia đình với xã hội,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tác phẩm truyện thời đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại​ (Trang 49 - 57)