7. Cấu trúc luận văn
3.1. Thiết kế bài học “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu ở lớp 12
lớp 12
A. Mục tiêu bài học
1. Giúp học sinh có ấn tượng sâu sắc về những chi tiết nghệ thuật về:
- Cuộc sống đói nghèo lam lũ, đầy những bi kịch của những người dân chài vào những năm 70,80 của thế kỷ trước.
- Về sự tỉnh ngộ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng và chánh án tòa án Đẩu.
2. Biết được những điều nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm qua những
hình tượng nhân vật trong truyện và phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu trong những sáng tác sau năm 1980.
B. Tiến trình bài học:
Hoạt động 1: Đọc văn bản và “Tiểu dẫn”
- Đọc diễn cảm toàn bộ văn bản trước, đọc “Tiểu dẫn” sau. Bởi vì, đọc
văn bản trước sẽ gây hứng thú bước đầu ở học sinh, tạo không khí cho giờ dạy và sự tò mò của tuổi trẻ về người viết ra văn bản đó (ai mà viết hay thế?).
- Đọc “Tiểu dẫn” có hai cách: Mời một học sinh đọc to trước lớp hoặc để cho học sinh cả lớp lặng lẽ đọc thầm, tạo thói quen tự học. Sau đó GV
hỏi: Qua phần “Tiểu dẫn” em biết được những gì về nhà văn Nguyễn Minh Châu? Học sinh trả lời, giáo viên lắng nghe và nhấn mạnh: Nhà văn Nguyễn Minh Châu là một trong số nhà văn “mở đường tinh anh và tài năng của văn học nước ta thời kì đổi mới” (nhận định của nhà văn Nguyên
Ngọc trong lễ tang Nguyễn Minh Châu).
- Những tác phẩm nổi tiếng của Nguyễn Minh Châu trước 1975: Tiểu thuyết “Cửa sông” (1967), tiểu thuyết “Dấu chân người lính” (1972)…
- Những tác phẩm nổi tiếng của ông sau năm 1980: Truyện ngắn“Bức
tranh” (1982), truyện ngắn “Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành” (1983), tập truyện ngắn “Bến quê” (1985), truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa”…
Hoạt động 2: Tìm hiểu bức tranh cuộc sống của những người dân chài
ven biển miền Trung vào những năm 80 của thế kỷ trước.
2.1. Cuộc sống đói nghèo, lam lũ, tăm tối
Gợi dẫn 1: Những chi tiết nghệ thuật nào trong văn bản cho ta biết
được cuộc sống đói nghèo lam lũ, tăm tối của những người dân chài ở ven biển miền Trung vào những năm 80 của thế kỉ trước.
Yêu cầu: Học sinh tìm kiếm trên văn bản những đoạn văn kể và tả về vợ
chồng dân chài, về hình dạng bên ngoài của họ đã nói lên sự lam lũ, đói nghèo: - “Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen thuộc của đàn
bà ven biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái mắt và dường như đang buồn ngủ…”
- “Người đàn ông… Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền, mái tóc tổ quạ. Lão đi chân chữ bát, bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà” (trang 92).
Học sinh cũng cần phát hiện thêm những chi tiết trong lời kể của người đàn bà với hai “cán bộ cách mạng” về cuộc sống của những người dân chài trước và sau năm 1975 (Năm giải phóng miền Nam thống nhất tổ quốc).
- “… Từ ngày cách mạng về đã đỡ đói khổ chứ trước kia vào các vụ Bắc
(mùa động biển) ông trời làm động biển suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối,,.nghèo khổ, túng quẫn đi… cái lỗi chính là đám đàn bà ở thuyền đẻ nhiều quá, mà thuyền lại chật…”(trang 96).
2.2. Những bi kịch trong gia đình dân chài
Gợi dẫn 2: Những người dân chài không chỉ làm ăn lam lũ, khó nhọc, mà còn chịu bao bi kịch đau đớn: nạn bạo hành và sự tổn thương của tâm hồn trẻ em. Chi tiết nào trong văn bản nói lên điều ấy?
Yêu cầu: - Học sinh tái hiện lại cảnh bạo hành diễn ra giữa hai vợ chồng
người hàng chài: “Một chiếc thuyền đâm thẳng vào trước chỗ tôi đứng. Một người đàn ông và một người đàn bà rời chiếc thuyền…Hai người đi qua trước mặt tôi. Họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn. Người đàn bà đứng lại… Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc dây lưng của lính ngụy thời xưa… Chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà… Người đàn bà với một vẻ đầy cam chịu nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn…”(trang 92 - 93)
Hai đứa trẻ trong gia đình ấy, một cháu gái và một cháu trai đang ở tuổi thiếu niên đã chứng kiến cảnh tượng bạo tàn ấy hàng ngày, tâm hồn của những đứa trẻ ấy không thể không tổn thương. Không hiểu sau này lớn lên, những đứa trẻ ấy sẽ thành người như thế nào? Câu chuyện đã làm dấy lên trong lòng người đọc băn khoăn day dứt ấy.
2.3. Vẻ đẹp của tình mẹ con:
Gợi dẫn 3: Chi tiết nghệ thuật nào trong văn bản làm cho các em xúc động về tình mẹ con.
Yêu cầu: Học sinh tái hiện lại chi tiết nghệ thuật ở cuối trang 93.
“Khi tôi chạy đến nơi thì chiếc thắt lưng đã nằm trong tay thằng bé Phác, không biết làm thế nào đã giằng được chiếc thắt lưng, liền dướn thẳng người
vung chiếc khóa sắt vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng… lõ đàn ông… liền dang thẳng cánh tay cho thằng bé hai cái tát khiến thằng nhỏ lảo đảo ngã dúi xuống cát… Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn, vừa đau đớn vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Phác, con ôi! Miệng mếu máo, người đàn bà ngồi sụp xuống trước mặt thằng bé, ôm chằm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, vài cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay khẽ sờ trên khuôn mặt người mẹ, như muốn lau đi những giọt nước mắt chứa đầy trong những nốt rỗ chằng chịt”.
Ngoài ra, nhà văn Nguyễn Minh Châu còn nói với chúng ta về những vẻ đẹp ẩn chìm trong những con người lam lũ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu câu chuyện về hai nhân vật Phùng và Đẩu
Gợi dẫn 4: Phùng và Đẩu là hai người lính cùng một đơn vị thời đánh Mĩ. Sau đại thắng mùa Xuân năm 1975 họ trở về với cuộc sống đời thường. Một người làm phóng viên nhiếp ảnh, một người làm chánh án ở “Cái phố huyện vùng biển”. Chuyện gì đã làm cho “Một cái gì mới mở ra trong đầu” của hai người? Chuyện gì đã làm cho hai người “mở mắt”?
Yêu cầu: Phùng được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp để bổ sung vào
bộ lịch một cảnh biển buổi sáng có sương. Anh đến một vùng đầm phá miền Trung. Sau khoảng tuần lễ, anh đã chụp được một cảnh “đắt” “trời cho”. Giữa
“cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình do cái cảnh đẹp tuyệt đỉnh ở ngoại cảnh mang lại” thì anh đã chứng kiến một cảnh bạo lực gia đình
tàn bạo. Điều đó khiến anh hết sức kinh ngạc và tỉnh ngộ. Chiếc thuyền nhìn từ xa thì thật đẹp, vậy mà khi đến gần thì thật khủng khiếp. Vậy là nghệ sĩ không được nhìn sự vật một cách giản đơn, dễ dài, mà phải nhìn vào những tầng sâu của đời sống để không bỏ quên số phận con người.
Phùng đã chứng kiến cảnh người đàn bà bị chồng đánh đập tàn nhẫn trên bờ biển. Sau đó, anh lại chứng kiến bà ta ứng xử trước tòa án của chánh án Đẩu. Cả Phùng và Đẩu đều muốn bà ta thoát khỏi lão chồng vũ phu và tin rằng bà ta sẽ chấp nhận bỏ chồng. Không ngờ bà ta lại nói “Con lạy quý tòa… quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…” Cảnh
tượng đó đã làm cho hai cán bộ cách mạng kinh ngạc cao độ, “không thể hiểu được” sự cam chịu lạ lùng ấy. Hai người lại càng ngạc nhiên hơn trước những
lời tâm sự của người đàn bà hàng chài thô kệch lam lũ. Sự sắc sảo, hiểu đời của bà đã “mở mắt” cho Phùng và Đẩu. Hóa ra cuộc sống vốn đầy những nghịch lí mà cái chin chủ quan duy ý chí không bao giờ thấy được. Pháp luật công bằng và lòng tốt vô tư không thể hóa giải được những nghịch lí ấy.
Hai người cũng đã tự nhận thức được về mình. Hóa ra, từ trước đến nay, mình chỉ quen tư duy một chiều về cuộc đời, chỉ quen với cách nhìn cách nghĩ quen thuộc, nên đã có những nhận thức hời hợt, nông cạn về cuộc sống, không nhận ra vô vàn nghịch lí, ẩn khuất trong đời sống, những nghịch lí mà con người phải chấp nhận khi lâm vào hoàn cảnh đói nghèo cùng cực…
Hoạt động 4: Tìm hiểu sự đổi mới của Nguyễn Minh Châu trong những
sáng tác của ông sau năm 1980.
Gợi dẫn 5: Nguyễn Minh Châu được coi là nhà văn “Mở đường tinh anh và tài năng của văn học nước ta thời đổi mới” vậy qua truyện ngắn này, chúng ta biết được những gì về sự đổi mới của ông?
Yêu cầu: Trước những năm 1975, các sáng tác của Nguyễn Minh Châu có
xu hướng miêu tả con người sử thi, con người cộng đồng, với bút pháp lãng mạn (truyện ngắn “Mảnh trăng cuối rừng” là một ví dụ).
Từ năm 1980 “có thể nói thiên hướng muốn nắm bắt hiện thực ở bề sâu,
ẩn kín là một đặc điểm nổi bật mới mẻ của phong cách Nguyễn Minh Châu”
(Trần Đình Sử – Báo “Văn nghệ” số 8 - 1987). Qua truyện ngắn “Chiếc thuyền
Nguyễn Minh Châu. Ông đã thể nghiệm một hướng trần thuật có chiều sâu. Điều đó thể hiện rõ sự quan sát, mô tả, nhận diện con người trong cuộc sống riêng tư với những mảng tối còn khuất lấp của thân phận, tính cách con người. Nhà văn đã khắc họa thật đặc sắc những nghịch lí mà con người phải chấp nhận khi lâm vào hoàn cảnh đói nghèo cùng cực qua câu chuyện của vợ chồng gia đình hàng chài. Qua hai nhân vật Phùng và Đẩu nhà văn đã nói với chúng ta: Nếu nhìn cuộc sống bằng cái nhìn hời hợt và chủ quan duy ý chí thì không thể thấy hết được bao nhọc nhằn đè nặng lên số phận con người. Nếu cứ quen với tư duy một chiều về cuộc đời thì làm sao thấu hiểu được bao nỗi đắng cay, xót xa, hờn tủi và cả sự cao cả, độ lượng trong tâm hồn người đàn bà hàng chài lam lũ.