Định hướng dạy truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tác phẩm truyện thời đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại​ (Trang 64 - 72)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.2. Định hướng dạy truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

2.2.2.1. Định hướng của sách giáo viên Ngữ văn 12 tập II. NXB Giáo dục

Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh, khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi nhìn nhận cuộc sống và con người.

- Thấy được nghệ thuật kết cấu độc đáo, cách triển khai cốt truyện rất sáng tạo, khắc họa nhân vật khá sắc sảo của một cây bút viết truyện ngắn có bản lĩnh và tài hoa.

Nội dung bài học: Bài học gồm 5 nội dung

- Phát hiện thứ nhất của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh đầy thơ mộng

- Phát hiện thứ hai của nhân vật nghệ sĩ nhiếp ảnh lại bất ngờ và trớ trêu như trò đùa quái ác của cuộc sống.

- Câu chuyện của người đàn bà hàng chài.

- Các nhân vật khác: người chồng, Đẩu, Phùng, chị em Phác. - Nét độc đáo trong xây dựng cốt truyện.

Phương pháp dạy học:

Sách giáo viên Ngữ văn 12 tổ chức hoạt động dạy học theo cách phân tích tác phẩm theo trình tự câu hỏi học bài trong sách giáo khoa.

2.2.2.2. Định hướng của một số sách tham khảo

Cuốn “ Thiết kế dạy học Ngữ văn 12”,(NXB Giáo dục Hà Nội 2008) của tác giả Hoàng Hữu Bội.

Nội dung bài học:Bài học gồm 3 nội dung chính

- Tìm hiểu về phóng viên, nhiếp ảnh Phùng trước hiện thực đời sống + Nghệ sĩ Phùng trước vẻ đẹp của Con thuyền ngoài xa

+ Nghệ sĩ Phùng trước sự thật trần trụi, khắc nghiệt

+ Nhận thức mới của nghệ sĩ Phùng sau chuyến đi chụp ảnh

- Tìm hiểu về “Một cái mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao Công của cái phố

huyện vùng biển”.

+ Nghịch lí của đời thường

+ Một cái gì mới vỡ ra trong đầu vị Bao Công

- Nhận diện sự đổi mới của phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyễn Minh Châu giai đoạn sau:

Phương pháp dạy học:

Giáo viên sử dụng lời gợi dẫn để giúp cho học sinh chiếm lĩnh được nội dung của tác phẩm và thấy được những sự đổi mới trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Minh Châu.

Cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập II” của tác giả Nguyễn Văn Đường

Hướng tiếp cận văn bản: Đằng sau bức ảnh thuyền và biển là số

phận, tính cách người đàn bà thuyền chài, là nạn bạo hành gia đình và tấm lòng tính cách của người mẹ, người vợ, người phụ nữ Việt Nam; mối quan hệ giữa nghệ thuật và hiện thực cuộc đời, bản lĩnh, tài năng và tư duy của người nghệ sĩ. Nghệ thuật kết cấu tạo tình huống, chọn chi tiết vừa kể, tả vừa biểu cảm, triết lí.

Nội dung bài học: Bài học được giá khai thác ở hai nội dung:

- Hai phát hiện của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng

+ Phát hiện thứ nhất: “Bức tranh họa mực tàu thời cổ” + Phát hiện thứ hai: Cảnh bạo hành người đàn bà mặt rỗ - Câu chuyện ở tòa án huyện:

Phương pháp dạy học: Tác giả nêu ra tiến trình tổ chức các hoạt động

dạy học như sau:

- Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ - Hoạt động 2: Dẫn vào bài mới

- Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc hiểu khái quát về tác giả và tác phẩm - Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết đoạn trích

- Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập

2.2.2.3. Định hướng dạy “Chiếc thuyền ngoài xa” của luận văn

Hướng tiếp cận văn bản: Cũng như bao truyện khác ở thời kì đổi mới

của nhà văn Nguyễn Minh Châu, “Chiếc thuyền ngoài xa” đã thể hiện rõ một

đặc điểm nổi bật mới mẻ của phong cách Nguyễn Minh Châu “là sự thể nghiệm một hướng trần thuật có chiều sâu”(Trần Đình Sử) và đi kèm là những

khái quát triết học.

- Nổi lên trước hết trong tác phẩm là một bức tranh đời sống của những người dân chài vào những năm 80 của thế kỉ trước. Đó là hình ảnh một gia

gồm vợ chồng và hai đứa con. Nhân vật người chồng và người vợ không có tên (có thể dụng ý của tác giả là những số phận như thế có thể gặp dễ dàng khắp nơi trên đất nước ta).

Người vợ là “người đàn bà trạc ngoài bốn mươi…Cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt, khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái mắt và dường như đang buồn ngủ”

Còn người chồng là một gã đàn ông “Tấm lưng rộng và cong như lưng một chiếc thuyền. Mái tóc tổ quạ, lão đi chân chữ bát bước từng bước chắc chắn, hàng lông mày cháy nắng rủ xuống hai con mắt đầy vẻ độc dữ lúc nào cũng nhìn dán vào tấm lưng áo bạc phếch và rách rưới, nửa thân dưới ướt sũng của người đàn bà”.

Cái dáng vẻ bề ngoài của đôi vợ chồng dân chài như miêu tả ở trên đã nói lên đầy đủ cuộc sống đói nghèo, lam lũ tối tăm của họ. Nhưng đâu phải có thế, đời sống đói nghèo bấp bênh kéo dài đã gây ra tình trạng bạo lực trong gia đình họ. Bất kể lúc nào thấy khổ quá là lão chồng xách vợ ra đánh, “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng”, “Sau này con cái lớn lên tôi mới xin được với lão đưa tôi lên bờ mà đánh”. Lúc nào lão cũng đánh vợ một cách tàn

bạo. Từ dưới thuyền đi lên, “họ đi đến bên chiếc xe rà phá mìn… Người đàn bà

đứng lại… Lão đàn ông lập tức trở nên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa quật tới tấp vào lưng người đàn bà… Người đàn bà với một vẻ đầy cam chịu, đầy nhẫn nhục, không hề kêu lên một tiếng, không hề chống trả, cũng không tìm cách chạy trốn” Đấy

là sự thật cuộc sống của những người dân chài trong xã hội ta vào những năm 70, 80 của thế kỷ trước.

Cuộc sống của họ không chỉ nghèo đói, tối tăm, bạo lực mà còn có những

phi lí. Chánh án gọi người đàn bá đến công sở để giúp chị li dị “Cái lão đàn ông vũ phu” thì chị đã từ chối sự giúp đỡ của họ: “Con lạy quý tòa… Quý tòa bắt tội con cũng được, đừng bắt con bỏ nó…”. Sau khi thấy người phóng viên

xuất hiện trong gian phòng chị đang ngồi, chị đã làm cho hai cán bộ nhà nước, vốn trước kia là lính trong cuộc kháng chiến chống Mĩ rất đỗi ngạc nhiên bằng những lời nói chân tình: “Chị cảm ơn các chú!... Lòng các chú tốt, nhưng các chú đâu có hiểu được cái việc của người làm ăn lam lũ, khó nhọc… Chưa bao giờ các chú biết như thế nào là nỗi vất vả của một người đàn bà trên một chiếc thuyền không có đàn ông… Chúng tôi cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba để cùng làm ăn nuôi một sấp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa… Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu…”

Chính cuộc sống đói nghèo, lam lũ, tăm tối, bạo lực và đầy những phi lí đó đã làm tổn thương đến tâm hồn của trẻ nhỏ. Thằng con trai của hai vợ chồng dân chài có tên là Phác đã sẵn sàng đánh bố để cứu mẹ. Người mẹ cho biết “Vì

sợ thằng bé có thể làm điều gì dại dột đối với bố nó, mụ đã phải gửi nó lên bờ để nhờ bố mẹ mình nuôi. Nhưng hễ rời ra là nó trốn về” để mẹ nó không bị đánh. Đây cũng là một bi kịch nữa của cuộc sống.

Song trong cuộc sống xám xịt đó vẫn lóe lên một tình mẫu tử sáng chói. Khi trông thấy bố đánh mẹ, thằng Phác, đứa con trai của hai vợ chồng dân chài

“Như một viên đạn trên đường lao tới đích đã nhắm… nhảy xổ vào cái lão đàn ông, nó giằng được chiếc thắt lưng da, dướn thẳng người vung chiếc khóa sắt quật vào giữa khuôn ngực trần vạm vỡ cháy nắng…”

“Người đàn bà dường như lúc này mới cảm thấy đau đớn, vừa đau đớn

vừa vô cùng xấu hổ, nhục nhã. Phác, con ơi! Miệng mếu máo gọi, người đàn bà ngồi xụp xuống trước mắt thằng bé, ôm chầm lấy nó rồi lại buông ra, chắp tay vái lấy vái để, rồi lại ôm chầm lấy. Thằng nhỏ cho đến lúc này vẫn chẳng hề hé răng, như một viên đạn bắn vào người đàn ông và bây giờ đang xuyên qua tâm hồn người đàn bà, làm rỏ xuống những dòng nước mắt, và cái thằng nhỏ, lặng lẽ đưa mấy ngón tay sờ trên khuôn mặt người mẹ như muốn lau đi những dòng nước mắt chứa đầy những nốt rỗ chằng chịt”. Chi tiết nghệ thuật trên làm xúc động bao tâm hồn người đọc về tình mẹ con ở

“Chiếc thuyền ngoài xa” còn là câu chuyện về sự kinh ngạc và tỉnh ngộ của hai cán bộ nhà nước.

Phóng viên Phùng được trưởng phòng giao nhiệm vụ đi chụp để bổ sung vào bộ ảnh lịch một cảnh biển buổi sáng có sương. Anh đến một vùng đầm phá miền trung nơi phong cảnh “thật là thơ mộng”. Sau khoảng một tuần lễ, anh đã chụp được một cảnh “đắt” trời cho cảnh một chiếc thuyền ngoài xa. “Mũi thuyền in một nét mơ hồ, lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng, do ánh mặt trời chiếu vào…”

Giữa lúc “cái khoảnh khắc hạnh phúc tràn ngập tâm hồn mình, do cái đẹp

tuyệt định của ngoại cảnh vừa mang lại” thì Phùng tận mắt chứng kiến một cảnh bạo lực gia đình rất khủng khiếp. Từ chiếc thuyền mà anh vừa chụp từ xa, hai vợ chồng dân chài, rồi chiếc thuyền đi qua trước mặt anh, đi đến chiếc xe rà phá mìn, người đàn bà đứng lại. “Lão đàn ông lập tức rút trong người ra một

chiếc thắt lưng của lính ngụy ngày xưa quật tới tấp vào lưng người đàn bà… Người đàn bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả cũng không tìm cách chạy trốn”.

Cảnh tượng ấy khiến Phùng “kinh ngạc đến mức cứ đứng há mồm ra mà nhìn”.

Đẩu là “anh bạn đồng ngũ” của Phùng thời đánh Mĩ bấy giờ là chánh án

một tòa án huyện ở miền biển. Đẩu mời người đàn bà đến công sở để giúp người đàn bà ấy li dị lão chồng vũ phu. Và rồi chính người đàn bà hàng chài ấy đã làm nên “một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị Bao công của cái phố huyện

vùng biển” bằng những lời tâm sự.

“Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi sống đặng một sấp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn cho nên phải gánh lấy cải khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không

thể sống cho mình như ở trên đất được. Mong các chú lượng tình cho cái sự lạc hậu. Các chú đừng bắt tôi bỏ nó…”

- Nguyễn Minh Châu sáng tạo ra trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài

xa” những câu chuyện trên là muốn nhắn gửi với người đọc điều gì?

Bằng câu chuyện về người nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, nhà văn Nguyễn Minh Châu nói với chúng ta về chân lí nghệ thuật và đời sống bằng cái nhìn từ xa, nhìn cái đẹp bên ngoài thì sẽ dẫn đến sự hời hợt thiếu chiều sâu, có nghĩa là không nhìn thấy mặt khuất lấp, những bi kịch của nó. “Chính khát vọng muốn tìm thấy cái đẹp… nhiều khi đưa người ta đến chỗ giản đơn hóa, không nhận ra cái thực thế khắc nghiệt” (Trần Đình Sử). Cũng có thể nhà văn còn muốn nói

với bạn đọc: một người lính thì dễ nghĩ rằng khi sứ mệnh đánh đuổi ngoại xâm đã được hoành thành, cuộc sống dưới chế độ mới không còn bi kịch nữa, không còn những nghịch lí nữa. Sự thật không phải như vậy, cuộc sống quanh ta đâu phải đã hết những số phận cay đắng… Người nghệ sĩ cần dũng cảm nhìn vào hiện thực, nhìn vào số phận con người. Nghệ thuật phải góp phần vào việc giải phóng con người khỏi đói nghèo, tăm tối và bạo lực. Muốn vậy, nghệ sĩ không thể nhìn cuộc đời bằng con mắt đơn giản, dễ dãi, phải biết trăn trở về con người.,.. Phải có bản lĩnh trung thực…

Bằng câu chuyện về “Một cái mới vỡ ra trong đầu vị bao công của cái phố huyện vùng biển” nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn nói với chúng ta. Cuộc sống vốn đầy nghịch lí, những nghịch lí mà con người phải chấp nhận khi lâm vào hoàn cảnh đói nghèo cùng cực. Nếu cứ quen với tư duy một chiều về cuộc đời, quen với cái nhìn chủ quan duy ý chí thì không bao giờ thấy hết phải thay đổi cách nhìn và cách nghĩ quen thuộc. Nếu xa rời quần chúng, không hiểu rõ tâm tư nguyện vọng của họ thì những người cầm quyền dễ sai lầm trong xử lí các việc cụ thể.

- Ở truyện ngắn này, nhà văn Nguyễn Minh Châu đã kể chuyện bằng giọng kể thủ thỉ, trầm tĩnh và bằng những lời văn giản dị, mộc mạc, mang đậm

sắc thái suy tư, chiêm nghiệm, triết lí… Ở tác phẩm này chúng ta thấy rõ ở Nguyễn Minh Châu một tình yêu thiết tha với con người và khát vọng tìm kiếm,

phát hiện chiều sâu của cuộc sống con người, tôn vinh những vẻ đẹp còn tiềm

ẩn… Ở tác phẩm này, tác giả không chỉ lên án thói vũ phu, báo động về tình trạng bạo lực trong gia đình và xã hội mà còn ca ngợi vẻ đẹp của tình mẫu tử, lên tiếng bảo vệ khát vọng được sống trong yêu thương, yên bình của trẻ em.

Nội dung bài học: Với định hướng trên, nội dung bài học “Chiếc thuyền

ngoài xa” gồm 3 phần:

1. Bức tranh đời sống của những người dân chài - Cuộc sống đói nghèo, lam lũ, tăm tối

- Nạn bạo lực làm tổn thương tâm hồn trẻ thơ - Lấp lánh vẻ đẹp của tình mẫu tử

2. Câu chuyện về hai cán bộ nhà nước:

- Sự kinh ngạc và tỉnh ngộ của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng.

- “Một cái gì mới vừa vỡ ra trong đầu vị bao công phố huyện vùng biển”.

3. Những điều nhà văn Nguyễn Minh Châu gửi gắm trong truyện - Chân lí nghệ thuật và đời sống

- Sự cần thiết phải thay đổi nhận thức ở người cầm quyền - Một tình yêu thiết tha với con người và khát vọng tìm kiếm

Phương pháp dạy học: Để giúp học sinh có thể tự chiếm lĩnh những nội

dung trên, người dạy “Chiếc thuyền ngoài xa” sẽ tổ chức, hướng dẫn các em đọc kỹ văn bản, bám sát văn bản, phát hiện những chi tiết nghệ thuật đặc sắc

trong văn bản và khám phá nghĩa hàm ẩn trong các chi tiết đó, cảm nhận và suy

nghĩ trước những lời kể giản dị, mộc mạc nhưng chứa đầy sắc thái suy tư, chiêm nghiệm, triết lí của tác giả… Giáo viên sẽ dùng hệ thống lời gợi dẫn để

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tác phẩm truyện thời đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại​ (Trang 64 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)