Định hướng dạy học từng tác phẩm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tác phẩm truyện thời đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại​ (Trang 57)

7. Cấu trúc luận văn

2.2. Định hướng dạy học từng tác phẩm

2.2.1. Định hướng dạy học truyện ngắn “ BẾN QUÊ”

2.2.1.1. Định hướng của Sách giáo viên Ngữ văn 9 tập II. NXB Giáo dục

 Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh cảm nhận được ý nghĩa triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người và biết nhận ra những vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương gia đình qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ ở trong truyện.

- Giúp học sinh biết được những nét đặc sắc về nghệ thuật của truyện như: Tạo tình huống nghịch lí, trần thuật qua dòng nội tâm của nhân vật, ngôn ngữ và giọng điệu đầy chất suy tư, hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng.

 Nội dung bài học

Bài học gồm ba nội dung: Tìm hiểu tình huống truyện, tìm hiểu cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ, tìm hiểu đặc điểm nổi bật về nghệ thuật của truyện.

- Về tìm hiểu tình huống truyện ở truyện ngắn “Bến quê” bao gồm: + Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt

+ Tình huống của truyện chính là ở điều rất trớ trêu, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời.

- Về tìm hiểu nhân vật Nhĩ có các nội dung: + Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp thiên nhiên

+ Những suy ngẫm của Nhĩ từ hoàn cảnh của mình mà phát hiện ra quy luật giống như một nghịch lí của đời người.

+ Câu chuyện của Nhĩ với cậu con trai và sự chiêm nghiệm của anh về một quy luật đời người.

+ Nhân vật Nhĩ trong truyện là nhân vật tư tưởng của Nguyễn Minh Châu sau 1975.

- Về tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện

+ Trong truyện “Bến quê” hầu như mọi hình ảnh đều mang hai lớp nghĩa: Nghĩa thực và nghĩa biểu tượng:

 Về phương pháp dạy học:

Sách giáo viên nêu ra tiến trình tổ chức các hoạt động dạy, học như sau: - Hoạt động 1: Giới thiệu bài

- Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc, hiểu văn bản + Đọc và tìm hiểu tình huống truyện

+ Phân tích những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ + Tìm hiểu một đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật của truyện - Hoạt động 3: Tổng kết

- Hoạt động 4: Hướng dẫn luyện tập

2.2.1.2. Định hướng dạy học của một số sách tham khảo

Cuốn “Thiết kế dạy học Ngữ văn 9” của tác giả Hoàng Hữu Bội (NXB Giáo dục 2005).

 Hướng tiếp cận văn bản: Sau khi tiếp xúc bước đầu với văn bản, sẽ tổ chức học sinh tìm hiểu ba nội dung sau đây:

- Thâm nhập vào nhân vật Nhĩ với cảnh ngộ và chiêm nghiệp của ông về cuộc đời và con người.

- Khám phá những điều nhà văn gửi gắm vào nhân vật Nhĩ

- Phát hiện những nét đặc sắc về nghệ thuật viết truyện của Nguyễn Minh Châu.

 Nội dung bài học:

Tìm hiểu cốt truyện: Phát hiện hệ thống sự kiện kết dệt lên cốt truyện. - Thâm nhập vào cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ

+ Cảnh ngộ của Nhĩ

Gợi dẫn 1: Người đàn ông có tên là Nhĩ là người như thế nào? Ông lâm

vào cảnh ngộ ra sao? Hình ảnh nào trong truyện nói lên cảnh ngộ đó của ông? + Tâm trạng của Nhĩ

Gợi dẫn 2: Trong tình cảnh sắp từ giã cõi đời, nhân vật Nhĩ có những

chuyển biến gì trong tình cảm và trí tuệ? Ông đã chiêm nghiệm những quy luật gì của đời người?

Gợi dẫn 3: Cuối truyện, ông Nhĩ đã có hành động và cử chỉ gì? Em hiểu

như thế nào về ý nghĩa biểu tượng của hành động cử chỉ đó? - Tìm hiểu chiều sâu tư tưởng và nghệ thuật tác phẩm

Gợi dẫn 4: Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi gắm qua nhân vật Nhĩ

những điều gì? Cách gửi gắm đó đặc sắc ở chỗ nào?

 Phương pháp dạy học:

Tiến trình bài học được tổ chức bằng các hoạt động - Tiếp xúc bước đầu với văn bản

- Thâm nhập vào cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ - Tìm hiểu chiều sâu tư tưởng và nghệ thuật của tác phẩm.

Giáo viên sử dụng các lời gợi dẫn trong phần trên để giúp học sinh khám phá những nội dung của tác phẩm.

Cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9” của tác giả Nguyễn Văn Đường (Nhà xuất bản Hà Nội)

 Hướng tiếp cận văn bản: Qua cảnh ngộ và tâm trạng của nhân vật Nhĩ, cảm nhận được ý nghĩa triết lí, kết quả của sự trải nghiệm về cuộc đời con người, biết nhận ra vẻ đẹp bình dị và quý giá trong những gì gần gũi của quê hương và gia đình. Phân tích được đặc sắc nghệ thuật của truyện: Tạo tình huống, kể chuyện qua dòng nội tâm nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu đậm chất suy tư và biểu tượng.

 Nội dung bài học:

Bài học bao gồm hai nội dung: Tìm hiểu tình huống truyện, tình huống của nhân vật chính: Anh Nhĩ, tìm hiểu những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ.

- Về tìm hiểu tình huống truyện ngắn “Bến quê” bao gồm: + Nhân vật Nhĩ ở vào một hoàn cảnh đặc biệt

+ Tình huống của truyện chính là ở điều rất trớ trêu như một nghịch lí + Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lí, tác giả muốn khái quát những quy luật, triết lí cuộc đời.

- Về những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ + Cảm nhận của Nhĩ về vẻ đẹp thiên nhiên

+ Qua suy tư của Nhĩ đối với vợ thấy được phẩm chất và tình cảm của người phụ nữ này.

+ Câu chuyện của Nhĩ với cậu con trai và sự chiêm nghiệm của anh về một quy luật đời người.

+ Trong truyện “Bến quê” hầu như các hình ảnh đều mang 2 lớp nghĩa: Nghĩa thực và nghĩa biểu tượng

 Phương pháp dạy học:

Sách “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 9”của tác giả Nguyễn Văn Đường (Nhà xuất bản Hà Nội nêu ra tiến trình tổ chức các hoạt động dạy học

- Hoạt động 1: Tổ chức kiểm tra bài cũ - Hoạt động 2: Dẫn vào bài

- Hoạt động 3: Hướng dẫn đọc, hiểu khái quát - Hoạt động 4: Hướng dẫn đọc, hiểu chi tiết

+ Tìm hiểu tình huống truyện

+ Những cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật Nhĩ - Hoạt động 5: Hướng dẫn tổng kết và luyện tập

2.2.1.3. Định hướng dạy học truyện ngắn “Bến quê” của luận văn

Định hướng tiếp cận văn bản: Truyện ngắn “Bến quê” là một trong những tác phẩm tiêu biểu cho đặc điểm nổi bật mới mẻ của phong cách Nguyễn Minh Châu vào những năm 80 của thế kỉ trước là thiên hướng nắm bắt và trần

thuật hiện thực ở bề sâu ẩn kín. Điều đó thể hiện rõ ở nội dung tác phẩm:

- “Bến quê” là truyện của những nghịch lí của đời thường “Một người đã

từng đi không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, nhưng lại chưa từng và đã không thể đến được vùng đất bến quê bên kia sông ngay phía trước cửa sổ nhà mình. Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình điều khao khát sang bãi bồi bên kia sông, nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố nên lỡ

chuyến đò ngang duy nhất trong ngày. Tình huống nghịch lí đó đã khiến cho Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo chùng chình…” Như vậy “Bến quê” là truyện của một nội dung triết lí, mang tính chiêm nghiệm có tính chất tổng kết đời người.

- Ngoài ra, “Bến quê” còn là truyện về sự thức tỉnh ở một con người. Khi mắc bệnh hiểm nghèo, nằm trên giường bệnh trong những ngày cuối cùng của cuộc đời Nhĩ mới phát hiện vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, ngay trước cửa sổ nhà mình; Nhĩ mới nhận ra tất cả tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của người vợ, mới thực sự thấu hiểu công lao của vợ với lòng biết ơn sâu sắc “Cũng như cảnh bãi bồi đang nằm phơi mình bên kia, tâm hồn

Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu đựng hi sinh từ bao đời xưa…” Đó là sự thức tỉnh về những giá trị bền vững, bình thường và sâu xa của

cuộc sống. Sự thức tỉnh này chỉ đến với người ta khi đã từng trải, còn khi đang trẻ thường là lãng quên bởi những ham muốn xa vời lôi cuốn.

Tác phẩm “Bến quê” với những nội dung như trên mà dạy cho các em học sinh lớp 9 là một khó khăn đối với giáo viên, bởi những điều đó quá cao so với tầm tiếp nhận văn học của học sinh. Do vậy, chúng tôi chọn cách tiếp cận văn bản từ ba yếu tố thuộc hình thức của truyện để dẫn dắt học sinh đến với nội dung của tác phẩm.

- Cốt truyện của những nghịch lí và sự tỉnh ngộ

- Nhân vật Nhĩ và những điều nhà văn gửi gắm qua sự chiêm nghiệm. - Nét nổi trội mới mẻ của ngòi bút Nguyễn Minh Châu ở “Bến quê”

 Nội dung bài học: Theo định hướng trên bài học gồm 3 nội dung

1. Cốt truyện với những nghịch lí và tỉnh ngộ

- Nhĩ ở trên giường bệnh trong căn nhà của mình: “Nhĩ vừa ngồi để cho vợ bón từng thìa thức ăn vừa nghĩ”. Bấy giờ trời đã sắp lập thu “Ngoài cửa sổ

những bông bằng lăng đã thưa thớt. Bên kia, những cây bằng lăng, tiết trời đầu thu đem đến cho con sông hồng một màu đỏ nhạt… Suốt đời Nhĩ đã từng đi tới

không sót một xó xỉnh nào trên trái đất, đây là một chân trời gần gũi, mà lại xa lắc và chưa bao giờ đi đến (nghịch lí thứ nhất)”

- Nhĩ trò chuyện với vợ: “Suốt đời anh chỉ làm em khổ tâm…. mà em vẫn

nín thinh”, và nhờ anh con trai (Tuấn) “Sang bên kia sông hộ bố”. Tuấn thực

hiện lời yêu cầu khẩn khoản của bố. Sau đó là Nhĩ nhờ một lũ trẻ con hàng xóm giúp anh “Đi nốt nửa vòng trái đất, từ mép tấm nệm nằm ra mép tấm phản”, chúng giúp anh ngồi sát ngay khuôn cửa sổ. Nhĩ nhìn thấy con đò ngang mới bắt đầu chống sào ra khỏi chân bãi bồi bên kia sông Hồng, và thấy thằng con trai của anh mới đi được đến hàng cây bằng lăng bên kia đường…. “đang sà

vào một đám cờ thế trên hè phố. Nhĩ nghĩ một cách buồn bã, con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình.”(Nghịch lí thứ hai, triết lí mang tính chất chiêm nghiệm về đời người).

- Đến bây giờ, sau khi “đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ Nhĩ

mới nhìn thấy hết sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp của một bãi bồi sông Hồng ngày bờ bên kia…” (tỉnh ngộ thứ nhất) và cũng “sau nhiều ngày tháng bôn tẩu, tìm

kiếm… Nhĩ mới nhìn thấy nơi nương tựa là gia đình” mới thấy được vẻ đẹp tâm

hồn của vợ mình: “Tâm hồn Liên vẫn giữ nguyên vẹn những nét tần tảo và chịu

đựng hi sinh từ bao đời xưa” (tỉnh ngộ thứ hai)

- “Ông cụ giáo Khuyến trên đường đi mua báo về, ghé vào hỏi thăm sức

khỏe của Nhĩ. Ông cụ hàng xóm hốt hoảng nhìn thấy Nhĩ đang cố thu hết mọi chút sức lực cuối cùng còn sót lại để đu mình nhô người ra ngoài, giơ một cánh tay gầy guộc ra phía ngoài cửa sổ khoát khoát y như đang khẩn thiết ra hiệu cho một người nào đó”

2. Nhân vật Nhĩ và những điều nhà văn gửi gắm qua nhân vật

Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã khắc họa lên trong tác phẩm của mình một khoảnh khắc quan trọng (những ngày nằm trên giường bệnh cho đến khi qua đời) của một nhân vật đã từng trải và có nhiều suy tư chiêm nghiệm về cuộc đời. Với hình tượng nhân vật đó, nhà văn đã nhắn gửi tới bạn đọc những

triết lí mang tính trải nghiệm về cuộc đời con người, qua những phát hiện của ông về các hiện tượng đời sống trong chiều sâu triết học và lịch sử

- Nhân vật Nhĩ trong truyện là một người “đã từng đi tới không sót một xó

xỉnh nào trên trái đất” nhưng về cuối đời lại mắc phải căn bệnh hiểm nghèo,

nằm liệt trên giường bệnh trong nhà mình, nên “chưa hề bao giờ đi đến cái bờ

bên kia sông Hồng ngay trước cửa sổ nhà mình” bằng chi tiết nghệ thuật ấy,

nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi tới bạn đọc một triết lí: “Cuộc sống của

con người thường chứa đầy những nghịch lí, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn của người ta”

- Nhĩ phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của bãi bồi bên kia sông, ngày phía trước cửa sổ nhà mình và khao khát được đặt chân lên đấy, nhưng anh biết bây giờ không thể thực hiện được. Nhĩ nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình, nhưng rồi cậu lại “sa vào một đám người chơi phá cờ thế trên hè phố”

Bằng chi tiết nghệ thuật ấy nhà văn Nguyễn Minh Châu đã gửi tới người đọc một triết lí nữa thông qua suy nghĩ “một cách buồn bã” của Nhĩ : “Con người ta

trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình”.

- “Nhĩ đã từng in gót chân khắp mọi chân trời xa lạ”, bây giờ nằm liệt

trên giường, nhìn qua cửa sổ, anh mới phát hiện ra “sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp

của một bãi bồi sông Hồng ngay bờ bên kia, cả trong những nét tiêu sơ”, Nhĩ

mới nhận ra tình yêu thương, sự tần tảo và đức hi sinh thầm lặng của vợ… Những chi tiết nghệ thuật trên hàm chứa một triết lí nữa mà nhà văn Nguyễn Minh Châu muốn gửi đến người đọc: Con người ta lúc còn trẻ thường không

nhận ra và lãng quên những giá trị đích thực của cuộc sống, vốn rất giản dị, gần gũi và bền vững xung quanh ta, khiến cho đến khi sắp từ giã cõi đời mới mang nặng một “Nỗi ân hận đau đớn ”

3. Tìm hiểu nét nổi trội mới mẻ của ngòi bút Nguyễn Minh Châu qua truyện ngắn “Bến quê”

Qua truyện ngắn “Bến quê” chúng ta có thể thấy được đặc điểm nổi bật, mới mẻ của phong cách Nguyễn Minh Châu ở thời kỳ đổi mới là “thiên hướng

muốn nắm bắt hiện thực ở bề sâu ẩn kín” (Trần Đình Sử) nếu như trước 1975

nhà văn Nguyễn Minh Châu là nhà văn từng sáng tác những tác phẩm sử thi ngợi ca chủ nghĩa anh hùng cách mạng như “Cửa sông”, “Dấu chân người lính”, “Mảnh trăng cuối rừng”… thì đến những năm 80 của thế kỷ trước, ngòi

bút của nhà văn lại hướng vào đời sống thế sự, nhân sinh với những chi tiết sinh hoạt đời thường để phát hiện ra những chân lí đời sống, với những chiêm nghiệm có tính chất tổng kết đời người (như ở “Bến quê”).

Phương pháp dạy học:

Tiếp nhận văn bản “Bến quê” là quá sức với học sinh lớp 9. Bởi vậy cần có một phương pháp dạy riêng cho văn bản. Giáo viên sẽ tổ chức, hướng dẫn các em đọc kỹ văn bản, bám sát văn bản để tìm hiểu những điều mà nhân vật

Nhĩ chiêm nghiệm được: những phi lí đời thường, những vòng vèo chùng chình trên đường đời mà con người khó tránh khỏi, những giá trị bền vững ở những cảnh vật mà con người bình dị ở quanh ta… Có lẽ, với học sinh lớp 9 chỉ cần các em nắm được 3 khía cạnh đó trong chiêm nghiệm của Nhĩ.

Giáo viên sẽ bằng một hệ thống lời gợi dẫn, lôi cuốn học sinh vào việc tìm

kiếm trên văn bản những chi tiết nghệ thuật đặc sắc hàm chứa những điều trên,

rồi tái hiện lại bằng tưởng tượng và khám phá ý nghĩa hàm ẩn trong từng hình ảnh, từng chi tiết…

2.2.2. Định hướng dạy truyện “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu

2.2.2.1. Định hướng của sách giáo viên Ngữ văn 12 tập II. NXB Giáo dục

Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh cảm nhận được suy nghĩ của người nghệ sĩ nhiếp ảnh, khi phát hiện ra mâu thuẫn éo le trong nghề nghiệp của mình; từ đó thấu hiểu mỗi người trong cõi đời nhất là người nghệ sĩ, không thể đơn giản và sơ lược khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tác phẩm truyện thời đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại​ (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)