7. Cấu trúc luận văn
3.2.3. Kết quả thực nghiệm
Tổ chức đánh giá hiệu quả giờ dạy (Qua một bài kiểm tra viết của học sinh).
Nhằm đánh giá kết quả tiếp nhận của học sinh về tác phẩm, luận văn sử dụng câu hỏi kiểm tra học sinh. Nội dung câu hỏi như sau;
Câu 1: Sau khi học xong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa” của cố nhà văn Nguyễn Minh Châu, chi tiết nghệ thuật nào, nhân vật nào còn để lại ấn tượng sâu sắc ở trong em?
Câu 2: Qua bài học về truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” em có được những hiểu biết gì về sự đổi mới trong những sáng tác của ông sau năm 1980?
Kết quả bài làm của học sinh:
Luận văn căn cứ vào tiêu chuẩn đánh giá điểm sau đây để phân loại. Gồm 5 loại: Giỏi (điểm 9, 10); Khá (điểm 7,8); Trung bình (điểm 5,6); Yếu (điểm 3,4); Kém (điểm 0,1,2). Kết quả cụ thể như sau:
* Số liệu thu được 35 bài, trong đó:
- Loại Giỏi: Không - Loại Khá: 10 bài
- Loại Trung bình: 23 bài - Loại Yếu: 2 bài
- Loại kém: Không
* Nhận xét chung từ bài kiểm tra của học sinh:
Kết quả làm bài của học sinh cho thấy, mặc dù không có điểm giỏi nhưng điểm khá và điểm trung bình chiếm phần lớn: 33 bài/ 35 bài (chiếm tỉ lệ
93,75%), điểm yếu có 2 bài (chiếm tỉ lệ 6,25%), không có bài điểm kém. Đặc biệt từ những nhân vật trong truyện, các em đã bộc lộ rất đa dạng những cảm nhận của riêng mình về tác phẩm, về phong cách nghệ thuật của nhà văn Nguyên Minh Châu, cụ thể như sau:
1. Ấn tượng sâu sắc của học sinh về các chi tiết nghệ thuật và nhân vật
trong văn bản
- Em Vàng A Hồng đã đưa ra nhận xét: Qua truyện “Chiếc thuyền ngoài
xa” ta thấy được nghệ thuật xây dựng tình huống truyện rất độc đáo mang ý nghĩa to lớn về đời sống của tác giả. Bởi vì qua cái nhìn và phát hiện của nghệ sĩ Phùng về thiên nhiên và con người ở vùng biển giúp anh phát hiện ra chân lí nghệ thuật, khám phá nhiều điều bí ẩn về đời sống và con người… Em ấn tượng nhất là nhân vật người đàn bà hàng chài. Chỉ đơn giản là em thấy bà giúp cho Đẩu và Phùng hiểu hơn về chính mình.
- Em Phùng Sinh Thành: Em ấn tượng về nghệ thuật xây dựng tình huống
truyện rất đọc đáo mang nhiều ý nghĩa về cuộc sống đời thực của tác giả Nguyễn Minh Châu. Bởi vì qua sự phát hiện cái đẹp của nghệ sĩ Phùng và sự thật ẩn sấu sau đấy đã giúp anh hiểu thêm về cuộc sống của người phụ nữ hàng chài. Cũng như bao con người khác và hoàn thiện bản thân mình hơn.
- Em Nông Văn Nam: Tình huống truyện trong tác phẩm có ý nghĩa khám
phá, phát hiện về đời sống, nghệ sĩ Phùng đã có phát hiện về một cảnh “đắt” trời cho của thiên nhiên và một cảnh oái oăm, ngang trái của gia đình hàng chài. Anh đã phát hiện ra chân lí của nghệ thuật và khám phá được nhiều điều bí ẩn của con người.
- Em Xa Đức Thành: Sau khi đọc xong tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”
chi tiết cuộc nói chuyện của người đàn bà hàng chài cùng Phùng và Đẩu đã để lại ấn tượng sâu sắc trong em vì người đàn bà đã thể hiện sự hi sinh cao cả của những người vợ, người mẹ có thể hi sinh cả cuộc đời để gia đình mình được ấm no, hạnh phúc.
Với các nhân vật trong câu truyện các em cũng đã bộc lộ sự cảm nhận đầy sâu sắc của mình:
- Em Vy Văn Khoa: Nhân vật nghệ sĩ Phùng để lại một ấn tượng sâu sắc
ở trong em. Mở đầu câu chuyện được miêu tả bằng cái nhìn của Phùng. Phùng là một người yêu cái đẹp và luôn tìm kiếm cái đẹp. Nhưng sau cùng ông nhận ra người nghệ sĩ không nên vội vàng đánh giá một điều gì từ cái nhìn một chiều ở vẻ bề ngoài mà phải phát hiện ra bản chất thực phía sau vẻ bề ngoài đó.
- Em Phạm Văn Quý: Nhân vật để lại ấn tượng sâu sắc với em sau khi đọc
“Chiếc thuyền ngoài xa” là thằng bé Phác, một nhân vật đặc biệt dù chỉ xuất hiện thoáng chốc. Đó là một thằng bé làng chài, rám nắng. Hết lòng yêu thương người mẹ vì đã có một tuổi thơ dữ dội với người bố khó tính đánh đập mẹ dã man. Tính tình nóng nẩy, ngay thẳng và dũng cảm đấu tranh giải thoát cơn đau cho mẹ đã dự đoán tương lai khác Phác là một con người ngay thẳng, chính trực biết nhìn nhận đúng sai và lòng yêu thương mọi người.
Em Nguyễn Kim Loan “Người đàn bà hàng chài đã phải sống một cuộc
sống đầy khổ cực, khiến ai khi nhìn vào cũng đều phải sững sờ. Nhưng điều khiến em nể phục nhất đó chính là ý trí nghị lực của người đàn bà này. Bà không đổ lỗi hay trách móc bất cứ điều gì về chồng mình mà đều nhận tất cả lỗi đều do mình”
2. Nhận biết của học sinh về đổi mới trong phong cách Nguyễn Minh
Châu sau 1980
- Em Giàng A Vảng: “Qua truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, em hiểu
biết thêm về sự đổi mới trong những sáng tác của Nguyễn Minh Châu sau 1980 đó là chủ đề sáng tác, đối tượng sáng tác và cảm hứng nghệ thuật. Nếu như trước năm 1980 ông tập trung viết về cuộc sống cách mạng, chiến sĩ cách mạng với vẻ đẹp hùng tráng và đầy thơ mộng thì sau 1980 ông chuyển sang lối viết về hiện thực đời sống, đời thực của những người lính bình thường …”
- Em Hoàng Thị Bến Thùy: “Các tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, sau
năm 1980 mang đậm cảm hứng nhân văn. Các tác phẩm đã khắc họa tình yêu cuộc sống và tình yêu con người trong thời đại bấy giờ”.
- Em Lô Thị Cẩm Uyên: “Sau năm 1980 em thấy những tác phẩm của
Nguyễn Minh Châu đã mang đậm được xu hướng nghệ thuật chung của nền văn học thời kì đổi mới: Hướng nội, khai thác sâu sắc số phận cá nhân và thân phận con người trong cuộc sống đời thường”.
- Em Nguyễn Triệu Trà My: “Sự đổi mới của Nguyễn Minh Châu không
chỉ ở một nội dung mà nó còn thể hiện ở sự đổi mới nghệ thuật, xu hướng nghệ thuật đặc sắc với ngôn ngữ giản dị sâu sắc thắm đượm tình người”.