Định hướng dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội”

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tác phẩm truyện thời đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại​ (Trang 72 - 85)

7. Cấu trúc luận văn

2.2.3. Định hướng dạy học truyện ngắn “Một người Hà Nội”

2.2.3.1. Định hướng của sách giáo viên Ngữ văn 12 – tập II. NXB giáo dục

Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh cảm nhận được lối sống, bản lĩnh văn hóa của một người Hà Nội, từ đó thấy rõ vẻ đẹp giản dị, chân thực của những con người bình thường mà cuộc đời họ song hành cùng những chặng đường gian lao của đất nước (nhân vật bà Hiền).

- Nắm được một số nét cơ bản trong nghệ thuật văn xuôi của Nguyễn Khải: Cách kể chuyện, giọng văn, triết lí…

Nội dung bài học:

Bài học gồm 2 nội dung: Tìm hiểu nhân vật bà Hiền, tìm hiểu những đặc sắc về nghệ thuật của Nguyễn Khải.

- Về tìm hiểu nhân vật bà Hiền bao gồm: + Bà Hiền thời son trẻ

+ Bà Hiền thời làm vợ, làm mẹ + Bà Hiền lúc tuổi già

- Về tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật nổi bật của truyện.

“Một người Hà Nội” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật

văn xuôi của Nguyễn Khải. Đó là lời trần thuật với nhiều giọng điệu khác nhau: giọng tự hào, giọng tâm tình cảm xúc, giọng dận dữ, giản dị, giọng triết lí.

2.2.3.2. Định hướng của một số sách tham khảo

Cuốn “Thiết kế dạy học Ngữ văn 12” của tác giả Hoàng Hữu Bội (NXB Giáo dục 2008).

Hướng tiếp cận văn bản: Sau khi tiếp xúc bước đầu với văn bản sẽ cho

học sinh tìm hiểu những nội dung sau:

- Tìm hiểu hình tượng nhân vật cô Hiền - Tìm hiểu hình tượng người kể chuyện

Nội dung bài học: Bài học đi tìm hiểu các nội dung

- Tìm hiểu nhân vật cô Hiền + Cô Hiền thời son trẻ

+ Bà Hiền thời làm vợ, làm mẹ + Bà Hiền lúc tuổi già

- Tìm hiểu hình tượng người kể chuyện

+ Đặc điểm của người kể chuyện trong tác phẩm + Người kể chuyện tự chào

+ Người kể chuyện say mê nét đẹp của người Hà Nội.

Phương pháp dạy học:

Giáo viên dùng một hệ thống lời gợi dẫn để tổ chức học sinh hoạt động một cách đa dạng nhằm chiếm lĩnh nội dung;

- Tìm hiểu hình tượng nhân vật cô Hiền + Cô Hiền thời son trẻ

Gợi dẫn 1: Ở mục 2 của tác phẩm, người kể chuyện cho biết thời con gái

cô Hiền là một cô gái đẹp, thông minh, được bố mẹ mở phòng tiếp khách văn chương. Vậy mà cô gái đó đã chọn chồng như thế nào? Chi tiết đó nói lên tính cách gì ở cô?

+ Cô Hiền thời làm vợ, làm mẹ

Gợi dẫn 3: Cô Hiền đã có tính toán như thế nào trong việc sinh con.

Gợi dẫn 4: Cô Hiền dạy con như thế nào và cách dạy đó đem lại kết

quả ra sao?

Gợi dẫn 5: Bản lĩnh của cô Hiền nói riêng và của người phụ nữ trong

giai tầng thượng lưu Hà Nội nói chung được thể hiện ở những chi tiết nào trong tác phẩm.

+ Cô Hiền lúc tuổi già:

Gợi dẫn 6: Khi về già cô Hiền sống như thế nào và ở cô có gì thay đổi

Gợi dẫn 7: Nhìn hình ảnh cô Hiền sống trong tuổi già và nghe cô bày tỏ ý

kiến của mình về thời thế, người kể chuyện đã bình luận gì về cô?

Gợi dẫn 8: Anh chị nhận xét gì về nghệ thuật trần thuật của Nguyễn Khải

qua đoạn cuối truyện

- Tìm hiểu hình tượng người kể truyện

+ Đặc điểm của người kể chuyện ở tác phẩm + Người kể chuyện tự hào

Gợi dẫn 9: Là một người lính từ kháng chiến về giải phóng thủ đô, người

cháu đã có những băn khoăn, lo nghĩ gì về cô Hiền của mình? + Người kể chuyện say mê nét đẹp văn hóa của Hà Nội

Gợi dẫn 10: Người kể chuyện đã hiểu ra sự thật về sự giàu có lương thiện

của cô Hiền như thế nào?

Gợi dẫn 11: Người kể chuyện say mê những nét đẹp nào trong con người

cô Hiền?

Cuốn: “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 12, tập II” (NXB Hà Nội) của tác giả Nguyễn Văn Đường.

Hướng tiếp cận văn bản: Sau khi tiếp xúc với văn bản sẽ tổ chức cho

học sinh tìm hiểu những nội dung sau: - Tìm hiểu nhân vật cô Hiền

- Cảm nhận về các nhân vật trong truyện

- Suy nghĩ về hình tượng cây si bật gốc lại được hồi sinh.

- Đặc sắc về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Khải trong truyện.

Nội dung bài học:

Bài học gồm 4 nội dung: - Tìm hiểu nhân vật cô Hiền + Cô Hiền lúc còn trẻ

+ Cô Hiền khi về già

- Về cảm nhận các nhân vật khác trong truyện

+ Dũng, một thanh niên Hà Nội ưu tú, giàu tình cảm. + Bà mẹ Tuất, bà mẹ đầy nghị lực

+ Nhân vật Tôi, người kể chuyện, người nhận xét, bình luận với những tình cảm, cảm xúc khác nhau.

+ Những nhân vật thoáng qua thể hiện nét chưa đẹp về người Hà Nội. - Suy nghĩ về hành động cây si bị bão đánh bật gốc lại được hồi sinh: + Quy luật tuần hoàn, bất diệt của thiên nhiên và sự sống.

+ Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Khải: dùng hình ảnh, chi tiết để triết lí về hiện thực.

- Đặc sắc về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật: + Giọng điệu trần thuật, tự sự đời thường.

+ Nghệ thuật xây dựng nhân vật: Tạo những cuộc gặp gỡ của nhân vật tôi với các nhân vật khác trong những thời điểm khác nhau để họ bộc lộ tính cách.

Phương pháp dạy học:

Sách: “Thiết kế bài giảng” nêu ra tiến trình tổ chức hoạt động dạy – học. - Hoạt động 1: Hướng dẫn đọc hiểu khái quát về tác giả, tác phẩm.

- Hoạt động 2: Hướng dẫn đọc hiểu chi tiết đoạn trích + Tìm hiểu nhân vật cô Hiền

+ Cảm nhận về nhân vật khác trong truyện

+ Suy nghĩ hình tượng cây si bị bão đánh bật gốc rồi lại được hồi sinh + Đặc sắc về giọng điệu trần thuật và nghệ thuật xây dựng nhân vật.

2.2.3.3. Định hướng dạy truyện “Một người Hà Nội” của luận văn

Định hương tiếp cận văn bản: Truyện ngắn “Một người Hà Nội” là

một trong những sáng tác của Nguyễn Khải vào thời kỳ đổi mới. Tác phẩm kể về một người phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu ở Hà Nội. Người phụ nữ đó đã trải qua bao biến động thăng trầm của đất nước. Dù sống dưới chế độ nào,

trong hoàn cảnh nào, người đó vẫn không để mất đi phong cách sống thanh lịch sang trọng và tính cách “biết tự trong, biết xấu hổ” của người Hà Nội. Người

Hà Nội đó vừa biết thích ứng nhanh để hòa nhập với thời cuộc, vừa giữ cốt cách của người Hà Nội và bản lĩnh sống của riêng mình. Thực ra lối sống của

người Hà Nội là sự kết tinh những tinh hoa về cách sống về quan niệm sống của người Việt Nam từ xưa để lại. Ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, nhà văn Nguyễn Khải muốn đóng góp tiếng nói để khôi phục cách sống đó.

Bên cạnh đó, ông đề nghị thay đổi về cách nhìn, cách nghĩ đối với lối sống sang trọng, thanh lịch của những người Hà Nội trước kia.

Dạy tác phẩm theo đặc trưng thể loại, chúng tôi chọn cách tiếp cận văn bản từ ba yếu tố thuộc hình thức của truyện để dẫn dắt học sinh đến với nội

dung của tác phẩm

- Cốt truyện và bức tranh cuộc sống.

- Nhân vật cô Hiền qua các thời kỳ và những điều nhà văn gửi gắm qua nhân vật.

- Nét nổi bật về nghệ thuật của Nguyễn Khải ở “Một người Hà Nội”.

Nội dung bài học:

1. Cốt truyện:

Tác phẩm gồm 7 đoạn được đánh số thứ tự:

Đoạn 1: Kể về cô Hiền qua cái nhìn của một cán bộ mới từ cuộc kháng chiến trở về.

Đoạn 2: Kể về lai lịch của cô Hiền

Đoạn 3: Kể về Hà Nội mấy năm đầu vừa giải phóng – Những năm sau 1955. Đoạn 4: Kể chuyện về cuộc sống của cô Hiền và người Hà Nội vào những năm sau giải phóng.

Đoạn 5: Kể về bản lĩnh của cô Hiền trong cuộc sống gia đình (lấy chồng phải dạy con, làm ăn…).

Đoạn 6: Kể chuyện sau 1975 gia đình cô Hiền đón người con trai từ chiến trường về.

Đoạn 7: Kể chuyện Hà Nội ở thời kì đổi mới và cô Hiền ở tuổi già.

Bằng cốt truyện đó, nhà văn đã dựng lên trong tác phẩm bức tranh cuộc sống của người Hà Nội trong tầng lớp thượng lưu và cuộc sống của cán bộ, nhân dân Hà Nội từ năm 1955 cho đến năm 1990, trải qua bao thăng trầm của lịch sử.

2. Nhân vật cô Hiền và những điều nhà văn gửi gắm qua nhân vật

- Trong phần 2 của tác phẩm (SGK lược bỏ) người kể chuyện cho biết bà Hiền xuất thân trong một gia đình giàu có, lương thiện ở Hà Nội. Bà là người con gái xinh đẹp, thông minh, giao tiếp rộng rãi với giới văn nghệ sĩ. Vậy mà gần 30 tuổi bà Hiền mới lấy chồng, người bà chọn là một ông giáo cấp tiểu học hiền lành, chăm chỉ làm cho ai cũng phải kinh ngạc, vì theo thói thường bà Hiền sẽ lấy một ông quan đốc, quan trạng hay một văn sĩ, thi sĩ nổi tiếng nào đấy, nhưng bà Hiền đã vượt qua thói thường ấy, bà không chạy theo những tình cảm lãng mạn viển vông, không hám danh, hám lợi mà coi chuyện hôn nhân gia đình là chuyện nghiêm túc. Điều đó nói lên bà Hiền từ thời son trẻ đã là người có bản lĩnh vững vàng.

- Bà Hiền ý thức rõ vai trò của người vợ trong gia đình. Bà phê bình người cháu của mình, một cán bộ kháng chiến “mày bắt nạt vợ mày quá, không để nó tự quyết định bất cứ việc gì, vậy là hỏng. Người đàn bà không làm nội tướng thì cái gia đình ấy cũng chẳng ra sao”. Trong bà luôn có một quan niệm đúng đắn về bình đẳng nam nữ một cách tự nhiên. Chính vì có nhận thức ấy cho nên

những người phụ nữ gốc Hà Nội thường là những người vợ đảm đang tháo vát.

- Người Việt Nam ta thời bà Hiền làm mẹ có quan niệm “trời sinh voi trời sinh cỏ” cho nên thích đẻ nhiều con. Nhưng bà Hiền đã vượt qua quan niệm đó. Điều đó cho ta thấy bản lĩnh cá nhân của bà Hiền. Bà nhận thức rõ trách nhiệm làm mẹ là không chỉ sinh ra con mà là lo cho cuộc sống tương lai của con không bị lệ thuộc.

- Bà Hiền dạy con từ ăn mặc, đi đứng và dạy con ý thức mình là một người Hà Nội. Đặc biệt là “biết xấu hổ, biết tự trọng”. Lời bà nói về việc con bà xin ra trận đánh Mĩ cho ta thấy rõ lòng yêu nước của một bà mẹ bản lĩnh, có trí

tuệ và nhân cách “tao đau đớn mà bằng lòng, vì tao không muốn nó sống bám

vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi là cũng biết tự trọng”. Bà không muốn con mình sống trong sự đớn hèn “ngăn cản tức là bảo nó tìm đường sống để các bạn nó phải chết, cũng là một cách giết nó”. Và chính bà không muốn mình là người ích kỷ “tao cũng muốn được sống bình đẳng với các bà mẹ khác, hoặc

sống cả hoặc chết cả, vui vẻ thì có hay hớm gì?”. Bản lĩnh cá nhân của bà còn biểu hiện rõ ở các đức tính: thẳng thắn, chân thành, không giấu giếm quan điểm, thái độ của mình trước mọi hiện tượng xung quanh.

- Khi về già, bà Hiền vẫn giữ nguyên lối sống sang trọng, thanh lịch với những đồ dùng và những nếp sinh hoạt trong giới thượng lưu Hà Nội xưa. Bà Hiền được khắc họa rõ nét trong nếp sống sang trọng, lịch lãm, quý phái, qua thái độ ung dung tự tại của một người già từng trải (cô không bình luận một lời nào về nhận xét nghiệt ngã của người cháu), qua trí tuệ sắc sảo (khi nói về quy luật tự nhiên) và qua sự hòa mình của bà vào cảnh sắc Hà Nội. Bà tiêu biểu cho bản lĩnh, cốt cách của người Hà Nội, mà cốt lõi của cốt cách đó là lòng tự trọng.Qua hình tượng nhân vật bà Hiền và các nhân vật khác, nhà văn Nguyễn

Khải vừa ca ngợi nếp sống thanh lịch, bản lĩnh cá nhân, cốt cách tự do – những cái làm nên nét văn hóa đặc thù của Hà Nội. Đồng thời nhà văn cũng phê phán những sai lầm một thời của nhà nước và cán bộ ta do ấu trĩ và do cái nhìn thành kiến đối với tầng lớp thượng lưu của Hà Nội xưa.

3. Đặc sắc về nghệ thuật:

- “Một người Hà Nội” là truyện ngắn tiêu biểu cho phong cách nghệ thuật

văn xuôi Nguyễn Khải giai đoạn sau năm 1978. Đó là lối trần thuật với nhiều giọng điệu khác nhau: Giọng tự hào, giọng tâm tình cảm xúc, giọng dân dã, giản

dị, giọng triết lí, tranh biện. Bằng nhiều giọng điệu kể như thế nhà văn làm gần lại

- Khi tổ chức những sự kiện trong tác phẩm, nhà văn thường đặt sự việc ở nhiều góc độ khác nhau, nhiều cách nhìn nhận đánh giá khác nhau. Đặc biệt khi xây dựng các tình huống truyện, nhà văn để cho các nhân vật trực tiếp đối thoại để nhân vật bộc lộ cách nhìn, cách đánh giá khách quan về những vấn đề mà nhà văn đề cập.

Phương pháp dạy học:

Để tiếp nhận văn bản “Một người Hà Nội” giáo viên cần tổ chức cho các em đọc kĩ văn bản, bám sát văn bản để tìm hiểu được những nét thanh lịch hào

hoa, nét cá tính bản lĩnh luôn dám là mình lòng tự trọng của nhân vật bà

Hiền cũng như cảm hứng ngợi ca mà nhà văn gửi gắm, bộc lộ một tình yêu sâu nặng, một niềm ngưỡng mộ tha thiết đối với văn hóa đất kinh kì…

Giáo viên sẽ bằng một hệ thống lời gợi dẫn, lôi cuốn học sinh vào việc tìm

kiếm trên văn bản những chi tiết nghệ thuật đặc sắc hàm chứa những điều trên

rồi tái hiện và khám phá ý nghĩa hàm ẩn trong các hình ảnh, chi tiết.v.v.

2.2.4. Định hướng dạy học đoạn trích tác phẩm“mùa lá rụng trong vườn” của ma văn kháng

2.2.4.1. Định hướng Sách giáo viên Ngữ văn 12, Tập II. NXB Giáo dục

Mục tiêu bài học:

- Giúp học sinh hiểu được những nét chính trong tiểu sử, sự nghiệp của tác giả.

- Giúp học sinh thấy được những biến động, đổi thay trong tâm lí con người, đặc biệt là sự thay đổi về quan niệm sống, cách sống và lựa chọn các giá trị.

Nội dung bài học:

Nội dung của bài học gồm 3 phần: - Nhân vật chị Hoài

- Diễn biến tâm trạng của ông Bằng và chị Hoài trong cảnh gặp lại. - Ý nghĩa của việc cúng tổ tiên trong ngày tết.

Phương pháp dạy học:

- Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn đọc thêm.

2.2.4.2. Định hướng của một số sách tham khảo

Cuốn “Thiết kế dạy học Ngữ văn 12, NXB Giáo dục. HN - 2008” của tác giả Hoàng Hữu Bội.

Hướng tiếp cận văn bản:

Sau khi tiếp xúc bước đầu với văn bản sẽ cho học sinh tìm hiểu những nội dung sau:

- Tiếp xúc bước đầu với văn bản, tác giả. - Tìm hiểu cuộc đón tiếp chị Hoài về ăn tết.

- Tìm hiểu lễ cúng gia tiền trong chiều ba mươi tết.

Nội dung bài học:

Bài học gồm có 3 nội dung

- Tiếp xúc bước đầu với văn bản, tác giả + Đọc văn bản

+ Giới thiệu sơ lược về tác giả

- Tìm hiểu cuộc đón tiếp chị Hoài về ăn tết

+ Chị Hoài và mối quan hệ với những người trong gia đình + Cuộc gặp gỡ giữa chị Hoài và ông Bằng

- Tìm hiểu lễ cúng gia tiên trong chiều ba mươi tết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy học các tác phẩm truyện thời đổi mới trong chương trình, sách giáo khoa ngữ văn bậc trung học theo đặc trưng thể loại​ (Trang 72 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)