a. Dân tộc H’mông
Có 15.563 người chiếm 61,67% dân số. Đây là dân tộc có tỷ lệ đông nhất khu vực, người Hmông tập trung ở xã Mường Nhé, Chung Chải, Leng Su Sìn, Nậm Kè, trước kia họ du canh, du cư, hiện nay phần đa các hộ đã định canh, định cư sống tập trung thành từng bản tại các điểm khác nhau, một số bản ở thung lũng để canh tác nương màu và ruộng bậc thang. Do tập quán canh tác còn lạc hậu nên năng suất cây trồng, vật nuôi rất thấp, đại bộ phận các hộ gia đình còn ở mức nghèo đói.
b. Dân tộc Hà Nhì
Có 3.593 người chiếm 14,23% dân số. Người Hà Nhì định cư thành các bản riêng biệt chủ yếu ở 3 xã Sín Thầu, Leng Su Sìn và Chung Chải, sống ven theo suối lớn tập trung ở thung lũng bằng tập quán canh tác làm ruộng bậc thang, làm nương màu và chăn nuôi để ổn định cuộc sống. So với dân tộc ít người, người Hà Nhì có mức sống khá hơn nhưng nhìn chung vẫn ở mức thấp so với người Thái.
c. Dân tộc Thái
Có 2.643 người chiếm 10,47% dân số. Người Thái sống ở vùng thấp thành bản làng ven theo suối và đường liên xã chủ yếu ở các xã Mường Nhé, Nậm Kè tập trung ở các thung lũng bằng. Tập quán canh tác của họ làm ruộng bậc thang, làm nương màu và chăn nuôi. Người Thái có mức sống khá hơn so với dân tộc ít người khác. Ngoài ra còn một số hộ ở thị trấn làm dịch vụ buôn bán.
d. Dân tộc Cống
Có 319 người chiếm 1,26% dân số, người Cống đã định cư từ lâu trên các bản cao xã Nậm Kè, tập quán canh tác của họ làm nương rẫy và ruộng lúa. Cũng như người Hmông, người Cống trình độ canh tác nông nghiệp và chăn nuôi còn thấp kém, chủ yếu dựa vào thiên nhiên nên năng suất cây trồng vật nuôi thấp, tỷ lệ nghèo đói còn cao.
e. Dân tộc Kinh
Có 2.307 người chiếm 9,14% dân số. Người Kinh lên đây chủ yếu làm dịch vụ buôn bán sống tập trung ở trung tâm huyện và trung tâm các xã trong vùng.
f. Các dân tộc khác
Ngoài các dân tộc chính ra còn có dân tộc ít người như dân tộc Dao, Si La, Sán Chỉ. Phân bố ở xã Chung Chải (dân tộc Si La), xã Nậm Kè (dân tộc Dao, Sán Chỉ). Đây là những dân tộc chiếm tỷ lệ ít nhất trong vùng, tập quán canh tác làm ruộng bậc thang làm nương chăn nuôi, đời sống của họ còn nhiều khó khăn do tập quán canh tác còn lạc hậu phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.
g. Lực lượng vũ trang:
Trong khu vực có 4 đồn biên phòng và 3 trạm kiểm soát của lực lượng vũ trang, ngoài nhiệm vụ chính là bảo vệ an ninh biên giới còn là lực lượng rất quan trọng bảo vệ rừng và giúp đồng bào dân tộc phát triển kinh tế.