2.2.4.1. Giao thông
Hiện trạng cơ sở giao thông trong toàn vùng hiện nay đã có tuyến đường ô tô nối liền các xã trong toàn huyện đã được định hình rải nhựa và rải asphalt. Ngoài ra còn hàng trăm km đường mòn dân sinh trong các xã, thôn bản đường mòn nhỏ hẹp, chất lượng xấu việc vận chuyển đi lại chủ yếu dựa vào sức người, sức ngựa.
2.2.4.2. Thủy lợi
Do khu vực có địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, đa phần là khu ruộng nhỏ, nên việc đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi tưới tiêu rất khó khăn.
Theo số liệu điều tra khảo sát, các xã trong vùng hệ thống kênh mương đã xây dài 5.600m ở các xã Sín Thầu, Mường Nhé, Nậm Kè, tập trung khu ruộng lớn ngoài ra còn lại là mương đất tạm thời cũng do canh tác đất nông nghiệp manh mún, nên số hộ được hưởng lợi một công trình thủy lợi là rất ít.
2.2.4.3. Điện nước sinh hoạt
Hệ thống điện lưới quốc gia hiện đã được phủ toàn bộ các xã trong huyện, chỉ có một số thôn, bản vùng sâu là chưa có điện phải dùng máy thủy điện nhỏ và máy nổ.
Chương trình 135 đầu tư xây dựng nước sinh hoạt nông thôn toàn bộ trong vùng đã có 30 thôn bản được đầu tư hệ thống nước sinh hoạt chiếm 45,4% tổng số bản. Số bản còn lại đang dùng nước chảy từ các khe nước tự nhiên.
2.2.4.4. Y tế, giáo dục, văn hóa xã hội a) Y tế
Các xã trong khu vực đều có trạm y tế đặt tại cụm trung tâm xã, thuốc men còn thiếu thốn, công tác giáo dục sức khỏe cho nhân dân còn nhiều hạn chế, đội ngũ cán bộ y tế chưa đồng đều, trình độ chuyên môn chưa cao. Mặc dù mỗi thôn bản có 1 y tá cộng đồng nhưng công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh và khám chữa bệnh cho nhân dân còn nhiều hạn chế.
b) Giáo dục
Toàn bộ 5 xã đã có trường lớp với 2 cấp học: tiểu học và phổ thông cơ sở. Các trường được xây dựng tại tại trung tâm xã các thôn bản có các lớp tiểu học.
Nhận xét chung
Trong những năm qua Mường Nhé đã được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng về cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên do mới chia tách huyện do vậy vốn đầu tư còn tập trung chủ yếu cho xây dựng cơ sở hạ tầng của trung tâm huyện và trụ sở làm việc của huyện. Việc mở mới và nâng cấp tuyến đường nối liền từ Chà Cang đến Sín Thầu là một thuận lợi lớn cho việc lưu thông hàng hoá, tiêu thụ và trao đổi sản phẩm tạo động lực cho việc phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Do địa bàn rộng, địa hình tương đối phức tạp, nhân dân sống rải rác nhiều thôn bản sống ở nơi cao xa đây là những điều kiện bất lợi cho công tác phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật cũng như cơ sở hạ tầng xã hội của khu vực. Các xã vùng sâu điều kiện giao thông, điện nước, thuỷ lợi, y tế giáo dục còn rất khó khăn. Do vậy, một yêu cầu được đặt ra trong phương hướng phát triển kinh tế của địa phương là cần tranh thủ các nguồn vốn của các chương trình dự án của Nhà nước, kêu gọi các tổ chức nước ngoài đầu tư xây dựng và dần từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho địa phương. Công tác này cần được sớm thực hiện để tạo cơ sở và đòn bẩy cho việc phát triển sản xuất của địa phương.