Thực trạng hoạt động quản lý bảo vệ rừng tại KBTTN Mường Nhé

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé​ (Trang 45 - 56)

Hoạt động quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý KBTTN Mường Nhé, kết quả phỏng vấn năm 2019 như sau:

- BQL Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã phát hiện 10 vụ vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp.

- Các hành vi vi phạm gồm: 01 vụ phá rừng trái pháp luật; 04 vụ khai thác rừng trái phép; 03 vụ cất giữ lâm sản trái phép; 02 vụ vi phạm các quy định chung của nhà nước về quản lý bảo vệ và phát triển rừng.

- Trong năm 2019 trong lâm phần Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé xảy ra 15 vụ cháy:

+ Làm thiệt hại hoàn toàn 8,3 ha tại tiểu khu 95A; khoảnh 6; lô 2 (thời điểm điểm cháy từ ngày 6/5/2019 đến ngày 7/5/2019) là diện tích đất lâm nghiệp có cây gỗ tái sinh (DT2) mới phát triển thành rừng được khảo sát trong đầu tháng 2/2019 (diện tích 8,3ha không nằm trong diện tích rừng cung ứng dịch vụ môi trường rừng được phê duyệt đưa vào kế hoạch năm 2019).

+ Diện tích cháy rừng 4,32 ha đánh giá không có khả năng phục hồi thành rừng được báo cáo trong 6 tháng đầu năm 2019 đến thời điểm hiện nay

qua kết quả nghiệm thu rừng diện tích cháy 02 ha tại tiểu khu 149; khoảnh 4; lô 15 (thời điểm cháy ngày 11/3/2019) đã phục hồi đủ tiêu chí thành rừng. Như vậy, diện tích rừng đặc dụng đã giao cho Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé so với kế hoạch đầu năm 2019 bị giảm 2,32 ha do cháy rừng gây ra.

+ Trong vùng quy hoạch rừng đặc dụng theo Quyết định số 1199/QĐ- UBND, ngày 27/9/2016 của UBND tỉnh Điện Biên xảy ra 02 vụ cháy rừng trong đó 01 vụ cháy làm thiệt hại diện tích 0,05 ha rừng.

- Để kiểm soát và khống chế các vụ cháy rừng trên đơn vị đã tổ chức huy động lực lượng công chức, viên chức, lao động hợp đồng và thành viên nhóm nhận khoán bảo rừng thực hiện chữa cháy rừng theo phương án đã được xây dựng; linh động trong việc sử dụng lực lượng, công cụ, phương tiện để chữa cháy; trong năm 2019 phát hiện kịp thời 03 đám cháy và đã huy động được 253 lượt người tham gia chữa cháy tại địa bàn xã Chung Chải.

- Trong năm 2019 số vụ cháy rừng; diện tích cháy rừng không có khả năng phục hồi thành rừng tăng so với cùng kỳ năm 2018. Nguyên nhân vào những tháng đầu năm 2019 trên địa bàn do ảnh hưởng diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng trong thời gian dài. Mùa cao điểm cháy rừng trùng với thời kỳ canh tác nông nghiệp người dân địa phương thường sử dụng lửa để đốt nương, ruộng, đốt bãi chăn thả, lấy mật ong rừng. Bên cạnh đó do phương pháp đánh giá mức độ thiệt hại do cháy rừng gây ra của công chức, viên chức kỹ thuật chưa chính xác dẫn đến một số vụ cháy trong các kỳ báo cáo trước báo diện tích cháy không có khả năng phục hồi, tuy nhiên qua các tháng mùa mưa, thời điểm hiện tại diện tích cháy rừng đã phục hồi phát triển đảm bảo tiêu chí thành rừng.

Hiện nay tại khu vực này công tác QLBVR của KBT được thực hiện theo như sơ đồ ở hình 4.6 như sau:

Hình 4.1: Sơ đồ mô hình tổ chức quản lý bảo vệ rừng của Ban quản lý KBTTN Mường Nhé

Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé đã tổ chức thực hiện tốt Quyết định 07/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng; Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng. Qua đó đã có tác dụng tích cực, nâng cao một bước nhận thức về trách nhiệm của chính quyền các cấp trong công

Ban quản lý KBTTN Mường Nhé UBND xã 04 đồn biên phòng Các trạm quản lý BVRĐD Cộng đồng bản vùng đệm Tổ bảo vệ rừng Lực lượng vũ trang

Dân quân xã Nhân viên

BQLRĐD

tác quản lý bảo vệ rừng. Ban quản lý cùng với cán bộ Kiểm lâm phụ trách địa bàn tham mưu cho chủ tịch UBND xã chỉ đạo việc tổ chức xây dựng và thực hiện quy ước bảo vệ rừng, thành lập tổ đội bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng bước đầu đã đem lại hiệu quả tích cực về phong trào bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn. Chủ tịch UBND xã thực hiện công tác quản lý theo pháp luật thông qua sự phối hợp với các ban ngành ở địa phương như: Hạt Kiểm lâm huyện, Ban quản lý KBTTN Mường Nhé…

Ban lâm nghiệp xã phụ trách công tác lâm nghiệp ở địa phương, cùng với Kiểm lâm địa bàn triển khai kế hoạch bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng ở địa phương.

Tổ bảo vệ rừng bản gồm 8-10 người do Trưởng bản làm tổ trưởng, có lịch tuần tra rừng 2 lần trong tháng và là lực lượng trực tiếp tham gia công tác bảo vệ rừng ở địa phương.

Tuy nhiên công tác quản lý bảo vệ rừng của xã còn gặp không ít khó khăn do đời sống nhân dân còn nghèo, người dân chưa nhận thức đầy đủ về trách nhiệm trong quản lý bảo vệ tài nguyên rừng, chưa nắm bắt kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp, hoặc còn thờ ơ, không có biện pháp ngăn chặn việc khai thác lâm sản, săn bắt động vật rừng trên diện tích rừng của khu bảo tồn.

Tại hầu hết các thôn, bản đang còn tình trạng khai thác lâm sản trái phép, săn bắt động vật rừng, một số cán bộ cấp xã, cấp thôn chưa sâu sát, còn né tránh trong việc đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm Luật bảo vệ và phát triển rừng. Tình trạng cháy rừng đã được hạn chế nhưng nguy cơ cháy rừng còn rất cao, do thói quen dùng lửa bừa bãi trong sinh hoạt, săn bắt động vật rừng, đặc biệt là hoạt động đốt ong lấy mật của người dân địa phương vẫn chưa được khắc phục.

Qua trao đổi, thảo luận với cán bộ chính quyền địa phương cho thấy: Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên trước hết là do công tác tuyên

truyền, giáo dục pháp luật, tập hợp các tầng lớp nhân dân cùng tham gia bảo vệ rừng còn nhiều hạn chế, chưa phát huy được năng lực cộng đồng và cũng chưa nâng cao được nhận thức của người dân về công tác kinh doanh, lợi dụng rừng và phát triển kinh tế đồi rừng. Để làm tốt công tác quản lý bảo vệ rừng ở địa phương trước hết phải nâng cao vai trò trách nhiệm của các cấp chính quyền ở địa phương, phát triển kinh tế nghề rừng theo quy hoạch, kế hoạch đúng quy định của pháp luật, thực hiện tốt chủ trương xã hội hoá nghề rừng, quan tâm đến lợi ích và nâng cao trách nhiệm của chủ rừng, phát huy năng lực cộng đồng để phát triển nghề rừng theo hướng bền vững.

* Sự tham gia BVPTR của người dân địa phương

Từ kết quả phỏng vấn 120 hộ gia đình của 06 thôn (bản) thuộc 03 xã Chung Chải, Mường Nhé, Nậm Kè cho thấy sự tham gia của người dân trong công tác BVPTR được thể hiện cụ thể ở bảng 4.1 sau:

Bảng 4.1: Sự tham gia BVPTR của người dân địa phương

TT Hoạt động BVPTR

Số hộ được phỏng

vấn

Sự tham gia của người dân Đã tham gia Nguyện vọng

tham gia Số hộ Tỷ lệ

(%) Số hộ Tỷ lệ (%)

1 Xây dựng quy ước bảo

vệ rừng 120 120 100 120 100

2 Ký cam kết bảo vệ

rừng 120 120 100 120 100

3

Tố giác đối tượng vi phạm các quy định hiện hành trong QL BVR 120 02 1,67 31 25,83 4 Nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng 120 115 95,8 120 100 5 Nhận trồng và chăm sóc rừng 120 07 5,83 78 65,00

Hiện nay hệ thống quản lý tài nguyên rừng theo chính sách của Nhà nước có hiệu lực cao nhất trong khu vực và được hầu hết các cộng đồng chấp nhận. Nhìn chung, người dân trong các cộng đồng thôn, bản đã có những thay đổi trong việc quản lý và sử dụng tài nguyên rừng. Họ tham gia vào việc phát hiện, tố giác đối tượng khai thác, mua bán và vận chuyển tài nguyên rừng trái phép. Tuy nhiên mức độ tham gia của các cộng đồng dân cư miền núi trong hệ thống này chưa hoàn toàn tự nguyện, bởi họ chưa coi tài nguyên thiên nhiên là của chính mình, người thân và của cộng đồng. Do đó, một bộ phận người dân trong cộng đồng vẫn thường xuyên vào rừng bẫy, bắt động vật rừng, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ. Cộng đồng tham gia công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng thể hiện ở một số hoạt động sau:

- Tham gia xây dựng quy ước bảo vệ rừng ở cấp độ thôn, bản:

Từ kết quả phỏng vấn cho thấy 100% số hộ gia đình được phỏng vấn đều tham gia xây dựng quy ước bảo vệ rừng ở cấp độ thôn, bản. Tuy nhiên việc ký cam kết bảo vệ rừng của người dân tuy đã được triển khai đối với toàn bộ các khu hành chính song ở một số bản vẫn chỉ là hình thức, hầu hết người dân không quan tâm đến bản cam kết này do họ không được hỗ trợ gì để cải thiện đời sống. Các bản cam kết thường được lập bằng chữ phổ thông trong khi đó trên địa bàn hầu hết là người dân tộc thiểu số nên họ không hiểu. Đồng thời, các luật tục truyền thống về quản lý tài nguyên rừng của người dân bản địa chưa được nghiên cứu kỹ để lồng ghép với bản cam kết. Vai trò già làng, trưởng bản và của một số người có uy tín trong cộng đồng chưa được phát huy trong các hoạt động văn hoá xã hội và công tác bảo vệ rừng (Già làng không được hưởng phụ cấp hay lợi ích gì từ các tổ chức Nhà nước hay chính quyền địa phương) nên ở các buổi họp dân để xây dựng quy ước số người tham dự cũng không đầy đủ. Thêm vào đó, công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật còn hạn chế, do đó còn 35% người dân ở đây cho rằng từ khi thành lập KBTTN, càng gây khó khăn cho đời sống của họ.

- Tố giác, ngăn chặn và tham gia cùng với lực lượng Kiểm lâm trong các đợt truy quét các hoạt động xâm hại trái phép đến rừng và đa dạng sinh học:

Việc tố giác, ngăn chặn và tham gia cùng lực lượng Kiểm lâm trong các đợt truy quét các hoạt động xâm hại trái phép tài nguyên rừng và ĐDSH thường chỉ thấy ở các thôn có Quy ước bảo vệ rừng, nhận khoán, trồng, chăm sóc rừng và các thôn bản nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng. Trong những thôn bản này, các hoạt động kể trên, đặc biệt là tham gia các đợt truy quét thường do Trưởng bản hay tổ bảo vệ rừng thực hiện, cộng đồng người dân chỉ tham gia tố giác, ngăn chặn khi họ bắt gặp các đối tượng là người thôn khác, không phải anh em họ hàng đến xâm phạm.

- Nhận khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên:

Rừng tự nhiên thường được giao cho cả cộng đồng thôn, bản quản lý, bảo vệ. Mặc dù người dân được phép tận thu các lâm sản ngoài gỗ dưới tán rừng nhưng theo chế độ của Nhà nước tiền giao khoán rất thấp nên người dân vẫn chưa yên tâm, trách nhiệm quản lý đối với khu rừng được giao không cao. Việc khoán khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên, ranh giới ngoài thực địa không rõ ràng, người dân không có chuyên môn nghiệp vụ nên ngoài việc sử dụng các sản phẩm từ rừng, họ không có bất kỳ tác động nào để xây dựng và phát triển rừng.

- Nhận trồng và chăm sóc rừng trồng:

Hiện nay 78 số hộ gia đình (chiếm 65%) được phỏng vấn đều có nguyện vọng nhận khoán trồng, chăm sóc, quản lý và sử dụng rừng lâu dài. Phần lớn hợp đồng trồng và chăm sóc cho các hộ gia đình là ngắn hạn (thường kết thúc sau 3 năm chăm sóc). Mặt khác, các hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, tín dụng trong khu vực hoạt động chưa hiệu quả, người dân thiếu kinh nghiệm, thiếu kiến thức, không có vốn đầu tư trong các hoạt động sản xuất lâm nghiệp.

4.2. Vai trò của cộng đồng đối với công tác quản lý BVR tại KBTTN Mường Nhé

4.2.1. Vai trò của các cấp chính quyền

- Vai trò của chính quyền xã:

Xã là đơn vị hành chính cơ sở quan hệ trực tiếp với người dân. Giữa chính quyền xã với người dân không chỉ có mối quan hệ hành chính mà còn có quan hệ gia tộc, xóm làng, những tập quán tốt đẹp cũng như một số tập quán lạc hậu.

Chính quyền xã trung tâm của các mối quan hệ giữa cộng đồng và các bên liên quan trong quản lý rừng cộng đồng;

Chỉ đạo quản lý rừng cộng đồng ở cấp thôn đáp ứng các mục tiêu bảo tồn thiên nhiên của KBT, đồng thời bảo đảm mục tiêu phát triển cộng đồng thôn bản;

Giám sát, đánh giá các hoạt động quản lý rừng cộng đồng thôn, bản trên địa bàn xã;

Phối hợp các hoạt động quản lý tài nguyên của KBT với các xã bạn và giải quyết mâu thuẫn giữa các cộng đồng.

Nhìn chung chính quyền địa phương ở khu vực này chưa thể hiện được hết vai trò của Nhà nước trong kiểm soát các hoạt động khai thác sử dụng tài nguyên. Hiện nay, rừng vẫn tiếp tục bị phá, thú rừng vẫn bị săn bắn, chưa có những biện pháp xử lý triệt để những trường hợp vi phạm luật bảo vệ và phát triển rừng.

- Vai trò của chính quyền thôn, bản:

Là đơn vị cơ sở đại diện cho chính quyền nhà nước tại cộng đồng, có quyền điều hành các hoạt động và xử lý các vụ vi phạm pháp luật trên địa bàn theo quy định. Thôn, bản cũng trung gian quan hệ với cơ quan nhà nước, các thôn bản bên cạnh.

Thôn, bản có thể huy động sức mạnh của nhân dân, các hộ gia đình tham gia trong công tác quản lý tài nguyên rừng, đặc biệt là trong công tác PCCCR.

Khi cháy rừng xảy ra Trưởng thôn, bản có thể huy động các phương tiện hiện có trong dân và nhân dân trong thôn, bản tham gia chữa cháy rừng theo phương châm 4 tại chỗ. Nhìn chung chính quyền các thôn, bản đã làm tốt công tác phối hợp với Kiểm lâm địa bàn và Ban quản lý KBT trong công tác QLBVR.

4.2.2. Vai trò của các tổ chức Đoàn thể

Các tổ chức quần chúng như Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Hội người cao tuổi, Nhóm sở thích,… được hình thành với những mục tiêu và nội dung hoạt động phong phú, gắn liền với việc quản lý tài nguyên thiên nhiên ở các cộng đồng có vai trò cụ thể sau:

- Tuyên truyền vận động người dân, các hộ gia đình nâng cao nhận thức về đa dạng sinh học và vận động họ tham gia các hoạt động quản lý tài nguyên rừng.

- Có năng lực trực tiếp tham gia một số các hoạt động quản lý tài nguyên thiên nhiên.

- Có năng lực đánh giá giám sát các hoạt động của cộng đồng nói chung và quản lý rừng cộng đồng nói riêng.

Việc lôi cuốn các tổ chức này tham gia vào các hoạt động nhằm quản lý bền vững tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên đa dạng sinh học cũng như trong phòng chống thiên tai là rất cần thiết. Các thành viên của từng tổ chức sẽ đóng vai trò tích cực trong công tác quản lý, bảo vệ và sử dụng tài nguyên.

Những cuộc thảo luận đều cho thấy để thúc đẩy quản lý tài nguyên thiên nhiên trên cơ sở cộng đồng cần tổ chức, kiện toàn lại các đoàn thể, hội trong thôn, bản, xây dựng lại các quy ước cộng đồng về nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức quần chúng để thu hút sự tham gia của các thành viên.

Trước mắt với những khu rừng, đất rừng,..ở xa khu dân cư không giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé​ (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)