Kết quả điều tra theo thành phần giới tính, tộc người và độ tuổi ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé​ (Trang 57 - 59)

vực nghiên cứu

Thành phần giới tính, tộc người và độ tuổi ảnh hưởng rất lớn đến công tác quản lý và bảo vệ rừng, nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế hộ gia đình, kết quả điều tra được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.2: Số người điều tra theo thành phần giới tính, tộc người và độ tuổi ởvùng điều tra năm 2020

(Đơn vị tính: Người)

Chỉ tiêu

Xã Chung Chải Xã Mường Nhé Xã Nậm Kè

Đoàn Kết Nậm Pắt Mường Nhé Nậm Nậm Huổi Thanh 2 1. Theo giới tính 84 72 87 101 110 115 - Nam 40 34 49 47 56 60 - Nữ 44 38 38 54 54 55 2. Theo tộc người 84 72 87 110 115 - Dân tộc Kinh 4 - Dân tộc Thái 7 66 - Dân tộc Mông 21 101 115 - Dân tộc Hà Nhì 73 72 - Dân tộc Cống 110 3. Theo độ tuổi 84 72 87 101 110 115 - Từ 30 trở lại 56 46 50 72 62 74 -Từ 31-45 tuổi 18 22 12 22 30 20 - Từ 46- 60 tuổi 10 4 23 4 16 13 - Từ 61 tuổi trở lên 2 3 2 8

* Thành phần nam, nữ.

Kết quả điều tra 06 bản tổng số các người dân là 569 người trong đó tỷ lệ thành phần nam, nữ như sau: Nam là 286/569, tương đương với 50,26%. Nữ là 283/569, tương đương với 49,74%. Từ kết quả điều tra cho thấy tỷ lệ nam nữ tương đối đều nhau chênh lệch không đáng kể, đây cũng là vấn đề khó khăn trong phát triển kinh tế hộ gia đình vì những phong tục của người dân thiểu số thì người vợ thường là lao động chính trong gia đình còn người chồng thường là tham gia một số công việc có tụ tập rượu, chè …..

* Thành phần tộc người.

Về thành phần tộc người. Qua điều tra 06 bản trong đó có 04 người dân tộc Kinh, chiếm 0,70%. Dân tộc Thái có 73 người, chiếm 12,83%. Dân tộc Mông là 273 người, chiếm 41,65 %. Dân tộc Hà Nhì là 145 người, chiếm 25,48%. Dân tộc Cống 110 người, chiếm 19,33%. Từ kết quả điều tra cho thấy người dân chủ yếu là người dân tộc thiểu số là chính, người dân tộc Kinh rất ít chỉ chiếm 0,70%, đây cũng là khó khăn cho việc quản lý và bảo vệ rừng vì người dân tộc thiểu số do tập quán sinh sống của người dân đã quen với cách sống tự do như vào rừng săn bắt, thu hái lân sản từ rừng, nhưng do đặc điểm tài nguyên thiên nhiên ngày một cạn kiệt vì vậy việc phát triển kinh tế hộ gia đình của người dân nơi đây là rất cần thiết.

* Theo độ tuổi

Độ tuổi của người dân trong 06 bản điều tra cụ thể như sau; dưới 30 tuổi có 304 người, chiếm tỷ lệ 53,43%; người dân từ 31 đến 45 tuổi có 106 người, tỷ lệ 18,63%; người dân từ 46 đến 60 tuổi có 60 người, với tỷ lệ 10,54%; người dân có độ tuổi tử 61 tuổi trở lên chỉ có 13 người, chiếm 2,28%. Như vậy số người dân có độ tuổi nhỏ hơn 30 tuổi là nhiều nhất chiếm 53,43%. Đây cũng là nguồn lao động tốt thuận tiện cho việc phát triển kinh tế nhưng để tận dụng được những lao động này cũng là khó vì chủ yều người dân ở đây cuộc sống của họ phụ thuộc nhiều vào rừng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé​ (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)