Giải pháp tăng thu nhập kinh tế hộ gia đình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé​ (Trang 69)

Thực tế, các giải pháp thúc đẩy sự tham gia của cộng đồng người dân địa phương trong công tác QLBVR đã góp phần cải thiện đời sống cho cộng đồng dân cư và nâng cao thu nhập cho các đối tượng cùng tham gia. Nghiên cứu đề xuất thêm một số giải pháp hỗ trợ cụ thể sau:

- Các nguồn kinh phí thu được từ các hoạt động QLBVR như bán lâm sản thu được từ khai thác và vận chuyển trái phép; các nguồn kinh phí thu được từ việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị định số

156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ; các nguồn kinh phí đầu tư của Nhà nước; kinh phí hỗ trợ của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ trong nước và quốc tế,… sẽ trích một phần để trả phụ cấp ổn định cho những người dân tham gia vào công tác QLBVR của KBT (ít nhất là bằng số tiền họ thu nhập được từ sản phẩm của rừng trước đây) cho các thành viên tham gia quản lý rừng cộng đồng.

- Nghiên cứu đề xuất đầu tư phát triển du lịch sinh thái đưa vào chương trình hoạt động QLBVR để tăng thêm thu nhập cho cộng đồng dân cư như: Khai thác các lợi thế cảnh quan và di tích đẹp của địa phương.

- Tạo điều kiện cho người dân tham gia vào các công việc của KBT để họ có thu nhập ổn định, như nhận khoán BVR, liên doanh khai thác du lịch.

- Hỗ trợ người dân sống trong vùng lõi Khu bảo tồn di cư ra nơi ở mới (vùng đệm).

KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu và đề xuất giải pháp nhằm thúc đẩy người dân tham gia vào công tác QLBVR tại KBTTN Mường Nhé, tôi rút ra một số kết luận sau:

- Những đặc điểm kinh tế, xã hội và nhân văn cơ bản hiện nay ở khu vực nghiên cứu là thu nhập bình quân trên đầu người thấp, chủ yếu là sản xuất thuần nông, nền sản xuất mang tính tự cấp, tự túc, hiệu quả kinh tế của quản lý rừng và đất rừng còn rất thấp. Trình độ văn hoá thấp, kiến thức bản địa phong phú nhưng chưa được phát huy đầy đủ.

- Hoạt động quản lý tài nguyên rừng đã có sự chuyển biến song vẫn còn lỏng lẻo, vai trò của cộng đồng còn mờ nhạt, thiếu những tổ chức và luật lệ cộng đồng cho quản lý tài nguyên.

- Phân tích, điều tra, phỏng vấn hộ gia đình để thấy được thực trạng tình hình khai thác lâm sản, thu nhập kinh tế hộ và các nguồn thu lấy từ rừng. Từ đó nghiên cứu, phân tích một số nhân tố ảnh hưởng (nhân tố thúc đẩy, nhân tố cản trở) tới sự tham gia của cộng đồng trong công tác quản lý rừng.

Thông qua thực trạng công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé tác giả có đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng mà tác giả đã nêu ở trên.

2. Tồn tại

Trong quá trình nghiên cứu do một số điều kiện về nhân lực, phương tiện, dụng cụ nghiên cứu, cùng với kinh nghiệm của bản thân nên đề tài còn một số tồn tại sau:

- Về phương pháp kế thừa từ các nguồn tài liệu có sẵn của các cơ quan hữu quan, chưa đánh giá được cụ thể được độ chính xác của các tài liệu này.

- Những số liệu thu thập bằng phương pháp có sự tham gia của người dân, kết hợp phỏng vấn còn thiếu một số chỉ tiêu định lượng để phân tích đánh giá sâu sắc hơn, giúp cho việc đề xuất các giải pháp có cơ sở khoa học đúng đắn hơn.

- Đề tài không có điều kiện so sánh với các kết quả nghiên cứu đã thực hiện ở các địa phương khác nên những nhận xét, đánh giá cũng như những giải pháp đề xuất chỉ phù hợp với địa bàn KBTTN Mường Nhé.

3. Khuyến nghị

Việc đưa ra các giải pháp tối ưu để cộng đồng người dân địa phương chủ động và tích cực tham gia vào công tác QLBVR của KBT là vấn đề khó khăn và phức tạp, phải thực hiện trên nhiều lĩnh vực khác nhau và trong thời gian dài. Do điều kiện có hạn về thời gian và kinh nghiệm nên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Vì vậy những nghiên cứu tiếp theo nên tập trung vào một vài lĩnh vực và đề xuất những giải pháp chi tiết và cụ thể hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé (2012), Báo cáo công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2006 - 2012, Điện Biên.

2. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé (2011), Báo cáo tổng kết dự án trồng mới 5 triệu ha rừng giai đoạn 2007 - 2011 , Điện Biên.

3. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé (2015), Báo cáo đa dạng sinh học giai đoạn 2010 - 2015, Điện Biên.

4. Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé (2015), Báo cáo công tác quản lý bảo vệ rừng giai đoạn 2005 - 2015, Điện Biên.

5. Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng (1986), Quyết định số 194/CT ngày 09/8/1986 về việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé, Điện Biên.

6. Cục kiểm lâm, Bộ nông nghiêp và PTNT (2004), Lập kế hoạch quản lý cho các khu bảo tồn của Vịêt Nam, Dự án (PARC), Hà Nội tháng 11/2004, Hà Nội.

7. Gilmour, D.A và Nguyễn Văn Sản (1999), Quản lý vùng đệm ở Việt Nam, IUCN, Hà Nội.

8. Trần Ngọc Hải và các cộng tác viên (2002), Phân tích cơ sở lý luận về quản lý bền vững tài nguyên rừng và vai trò kinh tế của lâm sản ngoài gỗ tại một số thôn vùng đệm của VQG Ba Vì, Đề tài nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

9. Hoàng Hoè (1995), Bảo vệ các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên là sự nghiệp của nhân dân, Các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, trang (12-14), Hà Nội

10. Trần Ngọc Lân (1999), Phát triển bền vững vùng đệm Khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

11. Nguyễn Bá Ngãi (2001), Phương pháp đánh giá nông thôn, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

12. Nguyễn Bá Ngãi (2005), Nghiên cứu một số mô hình quản lý rừng cộng đồng của đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc Việt Nam, Báo cáo kết quả thực hiện đề tài cấp Bộ, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

13. Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Ngọc Lung và cộng tác viên (2004), Báo cáo về nghĩa vụ và quyền hưởng lợi của cộng đồng quản lý rừng, Tổ công tác quốc gia về lâm nghiệp cộng đồng, Tháng 8/2004, Hà Nội.

14. Nguyễn Bá Ngãi, Nguyễn Hồng Quân, Ernst Kuester (2005), Báo cáo về lâm nghiệp cộng đồng ở Việt Nam, Diễn đàn lâm nghiệp cộng đồng, Trung tâm đào tạo Lâm nghiệp Cộng đồng khu vực Thái Lan, từ ngày 24/8/05 đến 25/8/05, Hà Nội.

15. Phân hội các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên (1997), Tuyển tập báo cáo hội thảo quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

16. Primack, Richard B. (1999), Cơ sở sinh học bảo tồn, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Phương (2003), Nghiên cứu tác động của cộng đồng địa phương trong vùng đệm đến tài nguyên rừng VQG Ba Vì tỉnh Hà Tây, Luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây. 18. Quốc hội (2004), Luật bảo vệ và phát triển rừng, Số 29/2004/QH11 ban hành ngày 03/12/2004, Hà Nội.

19. Tài liệu hội thảo (2005), Quản lý rừng bền vững có sự tham gia của người dân, Hội khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội, tháng 4 năm 2005, Hà Nội.

20. Đinh Đức Thuận (2005), Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam, Chương trình hỗ trợ ngành lâm nghiệp và đối tác, Nxb Lao động - xã hội, Hà Nội.

21. Thủ tướng chính phủ (1994), Quy định về việc giao đất cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng lâu dài vào mục đích lâm nghiệp, Nghị định 02/CP ban hành ngày 15/01/1994, Hà Nội.

22. Thủ tướng chính phủ (2001), Quy chế quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên, Quyết định số 08/2001/QĐ - TTg ban hành ngày 11/01/2001, Hà Nội.

23. Thủ tướng chính phủ (2001), Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao được thuê khoán rừng và đất lâm nghiệp, Quyết định số 178/2001/QĐ - TTg ban hành ngày 12/11/2001, Hà Nội.

24. Thủ tướng chính phủ (2006), Quy chế quản lý rừng, Quyết định số 186/2006/QĐ - TTg ban hành ngày 14/08/2006, Hà Nội.

25. Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (1996), Quản lý tài nguyên rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

26. Tóm tắt chính sách (2006), Xây dựng hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Dự án PARC, Internet, Hà Nội.

27. Đỗ Anh Tuân (2001), Nghiên cứu ảnh hưởng của bảo tồn tới kế sinh nhai của cộng đồng địa phương và thái độ của họ về chính sách bảo tồn, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

28. Ngô Ngọc Tuyên (2007), Nghiên cứu tác động của người dân địa phương đến tài nguyên rừng tại Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang, tỉnh Tuyên Quang, Luận văn thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Nội.

29. UBND tỉnh Điện Biên (2005), Quyết định số: 1019/QĐ-UBND ngày 03/10/2005 của UBND tỉnh Điện Biên về việc thành lập Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé trực thuộc Chi cục kiểm lâm tỉnh Điện Biên, Điện Biên.

30. UBND tỉnh Điện Biên (2008), Báo cáo dự án quy hoạch chi tiết KBTTN Mường Nhé, Điện Biên.

31. UBND tỉnh Điện Biên (2016), Quyết định số 1199/QĐ-UBND ngày 27/9/2016 của UBND tỉnh Điện Biên về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch chi tiết KBTTN Mường Nhé đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

32. UBND tỉnh Điện Biên (2018), Quyết định số 1208/QĐ-UBND ngày 21/12/2018 về việc phê duyệt dự án rà soát, điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Điện Biên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

33. VNRP – VU – ALA/VIE/94/24 (2001), Tài liệu hội thảo Vùng đệm các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, được tổ chức tại thành phố Vinh, từ ngày 29-30/5/2001, TP. Vinh.

Phụ biểu: BẢNG HỎI HỘ GIA ĐÌNH

Họ và tên người phỏng vấn..., ngày phỏng vấn...

Họ và tên người được phỏng vấn: ……… Giới tính: Nam/Nữ……….. Dân tộc: ………... Địa chỉ: Bản:..., xã: ………. Huyện: Mường Nhé, Tỉnh: Điện Biên

I. Thông tin về các đặc điểm nhân khẩu của hộ gia đình

Xin ông/ bà vui lòng cho biết những thông tin của các thành viên trong gia đình:

TT Họ và tên các thành viên trong gia đình Tuổi Giới tính Quan hệ với chủ hộ Học vấn Nghề nghiệp Chính Phụ

II. Thông tin về các nguồn lực tự nhiên của hộ

2.1.Tài sản của gia đình

- Nhà ở: (diện tích đất ở) ………

+ Hình thức sở hữu: (chủ sở hữu, nhà thuê, mượn,…) ……… + Loại nhà (kiên cố, nhà tạm, vật liệu làm nhà) ……… - Loại tài sản dùng lâu bền trong sinh hoạt hộ gia đình

Các đồ dùng lượng Số Sử dụng được mấy năm Giá trị khi mua Ghi chú Điện/máy phát điện Ti vi Đài Cưa Xe máy Xe đạp Súng Các vật dụng khác

2.2. Thu nhập của gia đình

Nguồn thu nhập chính Khối lượng Thành tiền (đ) Hạng mục chi tiêu chính Số tiền (đ) Ghi chú Trồng lúa Trồng ngô, khoai, sắn

Cây ăn quả Chăn nuôi

Thu từ quản lý bảo vệ rừng

Thu lâm sản từ rừng Thu khác

2.3. Chăn nuôi của gia đình

Chỉ tiêu Trâu Lợn Ghi chú

Số lượng nuôi Chết dịch bệnh Số lượng sống Tỷ lệ bán Tỷ lệ dùng Bán (thành tiền VNĐ) 2.4. Sản phẩm nông nghiệp Sản phẩm Diện tích Sản lượng Đơn giá (đ) Tỷ lệ bán Tỷ lệ dùng Thuận lợi Khó khăn Lúa nước Lúa nương Trồng ngô Trồng sắn Trồng khoai

6.Khai thác lâm sản Khai thác lâm Sản Tên lâm sản Tên địa phương Bộ phận lấy Mùa lấy Khối lượng lấy/năm Sử dụng (%) Sử dụng làm Bán (%) Giá bán Tình trạng so với trước Các quản

7. Nguyện vọng tham gia quản lý rừng.

Hoạt động Tổ chức tham gia (chính quyền, đoàn thể, cộng đồng, hộ) Khó khăn khi tham gia Đề xuất hỗ trợ Tham gia cùng cộng đồng

Tham gia tổ bảo vệ rừng Nhận khoán bảo vệ rừng Nhận trồng, chăm sóc rừng Nhận khoanh nuôi Tham gia hoạt động khác

III. Nhóm câu hỏi về đánh giá sự ảnh hưởng của việc xây dựng Khu bảo tồn và các chương trình, dự án đến đời sống kinh tế, xã hội cũng như công tác quản lý bảo vệ rừng của người dân.

1. Ông/bà có biết Khu BTTN Mường Nhé được thành lập khi nào?

2. Trước khi thành lập Khu bảo tồn, gia đình ông/bà có đất được quy hoạch Khu BT không?

...

Nếu có, ông bà đã được hưởng các chính sách gì khi Khu bảo tồn được thành lập ... ... ...

3. Ông/bà cho biết một số thay đổi của gia đình ông/bà khi Khu BTTN Mường Nhé thành lập cho tới nay?

... ... ...

4. Ông/bà đã được tham gia chương trình hỗ trợ hay dự án nào liên quan tới công tác bảo vệ và phát triển rừng?

Khoanh nuôi tái sinh rừng

Chương trình hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng

5. Theo Ông/bà chương trình nào đem lại hiệu quả nhất?

... ...

6. Ông (bà) đánh giá thế nào về tầm quan trọng của việc chi trả dịch vụ môi trường rừng?

7. Ông (bà) hiểu thế nào về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng?

...

...

...

8. Ông (bà) hiểu thế nào về chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế vùng đệm? ...

...

...

9. Sau khi thực hiện chính sách chi trả DVMTR, bà con có tiếp tục vào rừng thu hái các sản phẩm từ rừng đã kể trên như trước đây hay không? Có Không 10. Theo Ông (bà) nguồn thu nhập chính của các hộ trong bản là gì? ………

………

………

11. Đời sống kinh tế của ông ( bà) hiện nay so với trước khi nhận được tiền chi trả DVMTR như thế nào? ………

………

………

………..

Nếu có thay đổi,theo ông bà, nguyên nhân chính là gì? ………

………

……… 12. Trước và sau khi có chính sách chi trả DVMTR, ông ( bà ) thấy chất lượng rừng ở Khu bảo tồn thiên nhiên Mường Nhé thay đổi như thế nào?

Chất lượng rừng

Trước khi có PES (chi trả dịch vụ môi trường rừng)

Từ khi thực hiện PES (chi trả dịch vụ môi trường rừng) Tốt Không đổi Xấu Tốt Không đổi Xấu

13. Bà con có đề xuất gì về chính sách, chương trình hỗ trợ ?

... ……… ……….……… ... Về các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý bảo vệ rừng cộng đồng

……… ……….……… ...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé​ (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)