Đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức cho người dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé​ (Trang 67 - 69)

- Tổ chức các lớp tập huấn về kỹ thuật quản lý bảo vệ tài nguyên, kỹ thuật canh tác trên đất dốc, kỹ thuật nông lâm ngư nghiệp và thuỷ lợi tổng hợp, kỹ thuật quy hoạch sử dụng đất hay kỹ thuật chăn nuôi.

- Xây dựng mô hình trình diễn sản xuất nông - Lâm nghiệp, nhấn mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào hoạt động sản xuất, lấy đơn vị hộ gia đình làm cơ sở để phát triển kinh tế.

- Hỗ trợ xây dựng nhà giáo dục bảo tồn cho cộng đồng.

- Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ cán bộ kỹ thuật, cán bộ lâm nghiệp và Kiểm lâm phụ trách địa bàn ở cấp xã.

- Xây dựng kế hoạch, chương trình tuyên truyền giáo dục có sự tham gia của người dân và xây dựng các câu lạc bộ về bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế xã hội.

- Tuyên truyền về vai trò của rừng đối với đời sống xã hội, nêu lên thực trạng tài nguyên rừng của địa phương hiện nay, những nguyên nhân, hậu quả mất rừng và những thách thức về lâm nghiệp trên địa bàn.

- Thu hút những người có khả năng tuyên truyền tham gia như: Trưởng bản, cán bộ phụ nữ, đoàn thanh niên, hội cựu chiến binh, giáo viên và những người địa phương.

- Phổ biến chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.

- Tuyên truyền và giải thích cho người dân hiểu được chức năng và vai trò của KBTTN Mường Nhé, lý do cần bảo vệ đa dạng sinh học, từ đó nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi người dân trong việc bảo vệ và phát triển tài nguyên thiên nhiên của KBTTN Mường Nhé.

- Xây dựng pa nô, áp phích, tranh cổ động tuyên truyền rộng rãi ở những nơi cộng cộng về công tác bảo vệ rừng.

- Đưa giáo dục môi trường vào các buổi học ngoại khoá trong trường học, đồng thời phát hành sách, tranh, ảnh tuyên truyền trong trường học.

- Duy trì và nhân rộng mô hình Câu lạc bộ xanh trong các trường học để nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn môi trường sống

4.5.2. Giải pháp về khai thác lâm sản

Khai thác sử dụng tài nguyên rừng cũng là một trong những truyền thống văn hóa, đồng thời là một nguồn thu nhập đáng kể trong đời sống người dân. Vì vậy mà cần có giải pháp quản lý, khai thác và sử dụng bền vững các loại lâm sản. Tuy nhiên cần căn cứ vào quy định khai thác lâm sản trong rừng đặc dụng và rừng phòng hộ (Điều 52 và Điều 55 của Luật lâm nghiệp). Sau khi thảo luận với người dân, một số giải pháp cơ bản được đề xuất như sau:

- Trước hết, đánh giá, so sánh những loại lâm sản quan trọng đối với người dân sau đó xác định loài nào được khai thác theo Luật lâm nghiệp (2017).

- Xác định phương thức khai thác và phát triển bền vững cho từng loài: + Cho phép khai thác măng, tre, nứa, nấm khi đạt yêu cầu phòng hộ (chỉ được khai thác ở rừng phòng hộ)

+ Được khai thác tận thu cây gỗ đã chết, cây gãy đổ, nấm trong phân khu dịch vụ - hành chính của rừng đặc dụng

+ Được khai thác lâm sản ngoài gỗ khác mà không làm ảnh hưởng đến khả năng phòng hộ của rừng (khai thác ở rừng phòng hộ)

- Đối với rừng phòng hộ là rừng trồng:

+ Được khai thác cây phù trợ, chặt tỉa thưa khi rừng trồng có mật độ lớn hơn mật độ quy định

+ Được khai thác cây trồng chính khi đạt tiêu chuẩn theo phương thức khai thác chọn hoặc chặt trắng theo băng hoặc đám rừng

+ Sau khi khai thác phải thực hiện việc tái sinh hoặc trồng lại rừng trong vụ trồng rừng kế tiếp

- Các quy định này sẽ được đưa vào quy ước bảo vệ rừng để có khung thể chế thực hiện và xử lý các trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý rừng dựa vào cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên mường nhé​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)