Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an giai đoạn 2014 2018​ (Trang 46 - 53)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Đánh giá thực trạng sử dụng và quản lý đất đai của huyện Hưng Nguyên tác động

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Hưng Nguyên là huyện đồng bằng thuộc vùng Đông Nam của tỉnh Nghệ An. Vị trí địa lý nằm ở: 18o 33’ 45’’ đến 18o 48’ 14’’ độ vĩ Bắc, 105o

33’ 09’’ đến 105o 42’ 19’’ độ kinh Đông.

- Phía Đông giáp Thành Phố Vinh của tỉnh Nghệ An - Phía Tây Bắc giáp huyện Nam Đàn của tỉnh Nghệ An - Phía Nam giáp huyện Đức Thọ của tỉnh Hà Tĩnh. - Phía Bắc giáp huyện Nghi Lộc của tỉnh Nghệ An.

Trung tâm huyện cách thành phố Vinh 5 Km, có đường quốc lộ 46 đi qua nối liền Vinh - Hưng Nguyên với các huyện phía Tây và phía Bắc của tỉnh. Mặt khác có Sông Lam chảy dọc ranh giới phía nam và phía đông nam, nối liền Hưng Nguyên - Bến Thuỷ. Sông Đào nối liền địa phận Hưng Nguyên - Vinh tạo điều kiện thuận lợi

Huyện Hưng Nguyên gồm Thị trấn Hưng Nguyên và 22 xã (Hưng Châu, Hưng Đạo, Hưng Khánh, Hưng Lam, Hưng Lĩnh, Hưng Lợi, Hưng Long, Hưng Mỹ, Hưng Nhân, Hưng Phú, Hưng Phúc, Hưng Tân, Hưng Tây, Hưng Thắng, Hưng Thịnh, Hưng Thông, Hưng Tiến, Hưng Trung, Hưng Xá, Hưng Xuân, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam).

Với vị trí địa lý tự nhiên như trên, huyện hưng Nguyên có nhiều lợi thế và tiềm năng để phát triển một nền kinh tế đa dạng: Nông-Lâm, công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại, phát triển kinh tế nội tại cũng như giao lưu kinh tế với các huyện, thành phố trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Hưng Nguyên

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Hưng Nguyên nằm trong vùng đồng bằng Nam Hưng Nghi của tỉnh, so với Nam Đàn và Nghi Léc thì Hưng Nguyên chủ yếu là đồng bằng, còn địa hình đồi núi thấp hơn, đồi núi chủ yếu phân bố ở phía bắc của huyện. Địa hình huyện Hưng Nguyên thấp trũng. Độ cao trung bình của bề mặt đồng bằng từ 1,5 m đến 2 m, nơi cao nhất là 3m, thấp nhất là 0,6m và thấp dần từ Tây sang Đông. Có thể chia thành hai dạng địa hình sau:

m, có độ dốc từ 8o đến 25o. Phía nam huyện có núi Thành với độ cao 113 m, có độ dốc 6o đến 25o.

+ Địa hình đồng bằng : Đồng bằng bị giới chia cắt, giới hạn bởi sông Lam, sông Đào chảy qua, cao độ mặt đất thay đổi nhiều, địa hình bán sâu và đồng bằng xen kẽ nhau, ruộng đất có đặt trưng thấp trũng.

Bởi vậy, trong quy hoạch sử dụng đất cần chú ý việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, ưu tiên cho các cây trồng thích hợp với đặc trưng địa hình đất đai.

Điều kiện tiêu nước của huyện hạn chế, trên địa bàn có hai cửa tiêu nước chính là đập Bến Thuỷ và cầu Phương Tích, nhưng khi mực nước sông lên cao thì khả năng tiêu nước chậm hoặc không tiêu được, nên về mùa mưa rất dễ bị úng lụt, thời gian ngập cũng lâu nên đã ảnh hưởng không Ýt đến sản xuất nông nghiệp.

Huyện Hưng Nguyên hiện nay có 16.398,57 ha diện tích đất đai tự nhiên trong địa giới hành chính. Mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo của Tỉnh Uỷ và sự lãnh đạo của UBND huyện Hưng Nguyên, người dân trong huyện nổ lực không ngừng để đạt được những kết quả to lớn trong việc cải tạo đất, đưa năng suất và tổng sản lượng ngày càng cao.

3.1.1.3. Khí hậu thời tiết

Huyện Hưng Nguyên nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt. Mùa nóng từ tháng 5 đến tháng 9, tháng nóng nhất là tháng 7 với nhiệt độ cao nhất là 39,40C mùa lạnh từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ thấp nhất là 6,20C, nhiệt độ trung bình là 19,9oC. Số giờ nắng trung bình năm là 1637 giờ.

Bảng 3.1. Một số chỉ tiêu nhiệt độ trung bình năm 2014-2018 của huyện Hưng Nguyên

Chỉ tiêu Cả năm Mùa nóng

(tháng 5-9)

Mùa lạnh (tháng 10-4)

Nhiệt độ trung bình (oC) Trung bình tối cao (oC) Trung bình tối thấp (oC) Tối cao tuyệt đối (oC) Tối thấp tuyệt đối (oC)

19,9 - - 39,4 6,2 24-26 28-32 20-25 39,4 - 17 20 13-15 - 6,2 Nguồn: Số liệu trạm khí tượng thuỷ văn Vinh – Nghệ An

Chế độ mưa

Lượng mưa bình quân hàng năm là 1900 mm, năm thấp nhất là 1100 mm, năm cao nhất là 2600 mm.

+ Mùa khô từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa chỉ chiếm 15% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng 1, 2 lượng mưa chỉ đạt 9 - 80 mm/ tháng.

+ Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 9, lượng mưa tập trung chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm. Tháng nhiều mưa nhất là tháng 8, 9 có lượng mưa từ 230- 560 mm/ tháng, số ngày mưa 14 - 19 ngày/ tháng, mùa nóng thường kèm theo gió bão và lũ lụt.

Độ ẩm không khí

Trị số độ ẩm tương đối trung bình năm chiếm 86%, thời kỳ độ ẩm không khí thấp nhất tập trung vào mùa khô và những ngày có gió Phơn Tây Nam (gió

Lào), độ ẩm không khí có thể xuống tới 62%, hạn chế khả năng sinh trưởng của cây trồng.

Chế độ gió

Huyện Hưng Nguyên và tỉnh Nghệ An nói chung đều chịu tác động của hai hướng gió chính thịnh hành: gió mùa Đông Bắc và gió Đông Nam.

+ Gió mùa Đông Bắc thường xuyên xuất hiện vào mùa Đông từ tháng 11 tháng đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 28 - 30 đợt gió mùa Đông Bắc mang mang theo khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 6 - 10o C so với ngày thường.

+ Gió mùa Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 10. Đặc biệt vào các tháng 5, 6, 7 thường xuất hiện gió Phơn tây Nam (hay còn gọi là gió Lào). Gió Phơn tây Nam là loại hình thời tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ, đã gây ra khô nóng và hạn hán, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân trong huyện.

Lượng bốc hơi

Bình quân năm là 943 mm, lượng bốc hơi trung bình của các tháng nóng (từ tháng 5 đến tháng 9) là 140 mm, ba tháng mùa mưa (tháng 9, 10, 11) trung bình đạt 59 mm, tháng có lượng bốc hơi nhỏ nhất là tháng 2 chỉ có 29 - 30 mm. Hưng Nguyên có chế độ khí hậu khá phức tạp, biên độ nhiệt giữa các mùa trong năm lớn, chế độ mưa tập trung, bão theo mùa, mùa nắng nóng có gió Lào khô hanh là nguyên nhân chính gây nên xói mòn, huỷ hoại đất, úng lụt và khô hạn gây ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của huyện nói chung và ngành nông - lâm nghiệp nói riêng.

3.1.1.4. Thủy văn

Sông Lam chảy dọc theo địa phận huyện dài 25 km, hệ thống sông Đào dài 46 km, cùng với một hệ thống kênh mương đều khắp là nguồn nước chính

phục vụ cho sản xuất cũng như sinh hoạt. Ngoài ra huyện còn có một số hồ đập chứa nước như hồ Thạch Tiên. Nguồn nước ngầm trong đất cũng có sẵn.

Mặt khác về mùa mưa nước từ các nơi khác đổ về cộng với nguồn nước tại chỗ gây ngập lụt cho vùng ngoài đê, ngập úng vùng trong đê.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a.Tài nguyên đất

Gắn liền với sự phân bố tự nhiên, địa hình vùng đồng bằng nên đất đai ở Hưng Nguyên tương đối thuần nhất. Theo số liệu điều tra thổ nhưỡng tỉnh Nghệ An, trong tổng số 15.929,16 ha đất tự nhiên của huyện Hưng Nguyên, trừ đi 1.029,75 ha đất sông suối, mặt nước chuyên dùng và núi đá, diện tích còn lại 14.899,41 ha chiếm 93,54% diện tích tự nhiên, gồm các nhóm đấtchính:

- Đất phù sa: 10.322,4 ha, trong đó: Đất phù sa không được bồi hàng năm 8.183,67 ha, chiếm 52,59% diện tích tự nhiên; Đất phù sa được bồi hàng năm 751 ha, chiếm 4,71% diện tích tự nhiên; Đất phù sa lầy úng 1.109 ha, chiếm 6,96% diện tích tự nhiên; Đất phù sa cổ 85 ha, chiếm 0,53% diện tích tự nhiên. Thành phần cơ giới đất cát pha, thịt nhẹ đến sét, độ phì cao, thích hợp cho trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, rau màu; Đất lầy úng, thấp trũng, khó tiêu nước phù hợp với trồng rau nước hoặc cải tạo để nuôi trồng thủy sản.

- Đất lúa vùng đồi núi 322 ha, trong đó: Đất feralit biến đổi do trồng lúa nước 280 ha, chiếm 1,76% diện tích tự nhiên; Đất dốc tụ 42 ha, chiếm 0,26% diện tích tự nhiên.

- Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá cát kết 100 ha, chiếm 0,63% diện tích tự nhiên, ở địa hình có độ cao dưới 10 m. Thành phần cơ giới thịt nhẹ đến trung bình, độ phì kém, phân bố chủ yếu ở vùng đồi các xã: Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam, Hưng Tây; thích hợp trồng cây ăn quả, sản xuất nông lâm kết hợp.

- Đất feralit xói mòn trơ sỏi đá 1.050 ha, chiếm 6,59% diện tích tự nhiên; ở độ cao trên 10 m, tập trung chủ yếu ở dãy núi Đại Huệ, núi Thành; phù hợp trồng các loại cây lâm nghiệp.

- Các loại đất khác còn lại 3.105,01 ha, chiếm 19,49% diện tích tự nhiên.

b. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt:

Nguồn nước mặt phục vụ sản xuất, sinh hoạt của huyện Hưng Nguyên chủ yếu do các sông chính và kênh đào chảy qua với tổng chiều dài khoảng 76 km, trong đó: sông Lam dài 25 km, chảy qua 10 xã từ Hưng lĩnh đến Hưng Lợi; Kênh đào Hoàng Cần dài 21 km, được chia thành 2 nhánh qua vùng giữa huyện đổ vào sông Vinh; Kênh Gai dài 21 km từ cầu Đước (Hưng Chính) qua Hưng Tây, Hưng Yên Bắc, Hưng Trung; sông Vinh dài 9,5 km từ Hưng Chính qua Hưng Thịnh đến Ba ra Bến Thủy. Các sông ở Hưng Nguyên với gần 1.000 ha mặt nước, nên lượng nước mặt khá lớn ước khoảng 2 tỷ m3/năm.

- Nguồn nước ngầm:

Tuy chưa được khảo sát thăm dò đầy đủ nhưng qua quan sát và sử dụng cho thấy nguồn nước ngầm khá dồi dào; mực nước ngầm từ 4 - 6 m, thay đổi tùy theo địa hình, chất lượng nước nhìn chung đảm bảo phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất trên địa bàn; tuy nhiên để đảm bảo VSAT, nước sinh hoạt cần xử lý trước khi sử dụng.

c. Tài nguyên rừng

Năm 2018 toàn huyện có 1478.20 ha đất lâm nghiệp, trong đó: Diện tích rừng sản xuất là 816.82 ha; diện tích rừng phòng hộ 661,38 ha, tập trung ở các xã Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam và Hưng Tây.

Toàn bộ diện tích rừng đã được giao cho các hộ gia đình theo Nghị định 163/1999/NĐ-CP của Chính phủ, đã tạo điều kiện để người dân yên tâm sản xuất, chăm sóc, bảo vệ rừng. Tuy nhiên, mấy năm nay vốn đầu tư trồng rừng không đáng kể, do đó chưa khai thác hết quỹ đất chưa sử dụng để trồng rừng.

d.Tài nguyên khoáng sản

Hưng Nguyên có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là mỏ Mangan, sắt ở núi Thành và khoáng sản làm vật liệu xây dựng. Hiện tại đất sét,

cát, sỏi, đá trữ lượng lớn, đặc biệt loại đá chất lượng cao, ước khoảng trên 18 triệu m3. Tài nguyên phân bố tập trung ở các xã: Hưng Đạo, Hưng Tây, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam, Hưng Lam, Hưng Phú, Hưng Tiến, Hưng Thắng, Hưng Châu và Hưng Lĩnh.

e.Tài nguyên nhân văn

Hưng Nguyên là một trong những vùng đất giàu truyền thống văn hoá, yêu nước và cách mạng. Có nhiều di tích lịch sử, văn hoá như: Đền Chiêu Trưng (Hưng Khánh) thờ Lê Khôi, vị danh tướng có công lớn phò vua Lê đánh quân Minh đầu thế kỷ XV; Đền An Quốc (Hưng Lam) thờ nghĩa sĩ Nguyễn Biểu; Đền vua Lê (Hưng Khánh) thờ Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông; Đền thờ Trạng nguyên Bạch Liêu (Hưng Phú); Đền Thanh Liệt (Hưng Lam); Đền thờ và mộ ông Hoàng Mười (Hưng Thịnh).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an giai đoạn 2014 2018​ (Trang 46 - 53)