Xuất giải pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an giai đoạn 2014 2018​ (Trang 77 - 82)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.5.2.xuất giải pháp

3.4. Đánh giá công tác giao đất, chothuê đất với các tổ chức qua kết quả điều tra

3.5.2.xuất giải pháp

3.5.2.1. Giải pháp về chính sách pháp luật

Qua kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc quản lý và sử dụng đất của các TCKT trên địa bàn huyện Hưng Nguyên chưa thật chặt chẽ, vẫn còn có một số TCKT sử dụng đất không đúng mục đích. Vì vậy để nâng cao hiệu quả quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức thì cần phải:

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các TCKT được giao, cho thuê trên địa bàn tránh sử dụng lãng phí và đặc biệt có tác động xấu đến môi trường xung quanh. UBND tỉnh Nghệ An và các sở ban ngành, đặc biệt là Sở Tài nguyên và Môi trường của tỉnh trong thời tới cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng đất của các tổ chức, xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm pháp luật đất đai, đồng thời tháo gỡ kịp thời các vướng mắc của các tổ chức trong việc sử dụng đất

- Xây dựng khung giá đất thực sự sát với giá thị trường, khi xây dựng khung giá đất cần lấy ý kiến cụ thể của người dân và hướng đến sát giá thị trường. Đây là công việc vô cùng khó khăn bởi xác định giá thị trường đòi hỏi công tác điều tra khảo sát cũng như phân tích thị trường đất đai một cách chính xác và khách quan song như vậy mới đáp ứng được một thị trường đất đai trong sạch và bền vững.

- Có chế tài mạnh hơn, thực hiện xử lý kiên quyết đối với các đơn vị vi phạm luật đất đai, môi trường, kiên quyết thu hồi các diện tích sử dụng không hiệu quả, tránh tình trạng các TCKT nhờn luật hoặc cố tình sai phạm vì thà vi

phạm để trục lợi rồi nộp phạt hơn làm đúng luật. Kiên quyết xử lý các trường hợp sử dụng đất trái pháp luật, hiệu quả thấp theo hướng sau:

+ Thu hồi diện tích giao đất, cho thuê đất không đúng đối tượng, chuyển nhượng trái phép, không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích, diện tích dư thừa so với tiêu chuẩn, vi phạm quy hoạch, tiến độ đầu tư chậm, hiệu quả chưa được phát huy gây lãng phí tài nguyên đất.

+ Thông báo cho các tổ chức hiện có diện tích cho thuê, cho mượn trái phép cần đưa các diện tích đã cho thuê, cho mượn trái phép về sử dụng đúng mục đích. Đối với các tổ chức không chấp hành cần kiên quyết thu hồi nhằm tạo quỹ đất cho dự phòng phát triển hoặc giao cho các tổ chức, cá nhân khác có nhu cầu sử dụng. - Tạo cơ chế tự chủ động cho TCKT trong quá trình sử dụng đất, đồng thời cần tạo cho TCKT một hành lang pháp lý để hoạt động tồn tại cũng như khai thác quản lý đất được giao phù hợp Pháp luật.

- Đẩy nhanh công tác đo đạc lập bản đồ địa chính và cấp GCNQSDĐ cho các TCKT sử dụng đất đảm bảo đúng pháp luật. Gắn chặt công tác giao đất, cho thuê đất với công tác cấp giấy chứng nhận, việc giao đất trên thực địa nên được xác định định vị chi tiết, hướng tới đảm bảo quyền lợi cho các TCKT sử dụng đất, hướng tới ổn định và bền vững thị trường đất đai và quá trình sản xuất kinh doanh của các TCKT trên địa bàn huyện.

- Xây dựng quy định cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu tổ chức đơn vị (Chủ tịch UBND huyện, Trưởng phòng Tài nguyên & Môi trường, Ban quản lý dự án…) nếu để xảy ra tình trạng đất đai bị lấn chiếm, sử dụng trái phép, bỏ hoang hóa, sử dụng không có hiệu quả hoặc lấn, chiếm đất.

3.5.2.2. Giải pháp về kinh tế

Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn huyện các TCKT vi phạm về sử dụng đất chủ yếu là do không đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án dẫn đến việc đất đã giao chậm hoàn thành để đưa vào hoạt động. Mặt khác việc đầu tư kinh phí cho công tác quy hoạch còn ít do đó chưa lập được quy hoạch chi tiết

đến cấp xã để làm căn cứ cho công tác giao đất, cho thuê đất. Do đó cần phải thực hiện các nội dung sau:

- Để hạn chế các trường hợp chủ đầu tư thực hiện dự án dở dang rồi chuyển nhượng thu lợi hoặc thế chấp giao dịch về QSDĐ, khi thẩm định dự án của các tổ chức kinh tế có sử dụng đất cần cân nhắc, điều tra xem xét kỹ về điều kiện và năng lực thực hiện của chủ đầu tư, chỉ chấp nhận những chủ đầu tư có năng lực thật sự để thực hiện dự án đầu tư và thực hiện ký quỹ đầu tư.

- Đầu tư kinh phí để thực hiện quy hoạch chi tiết đến cấp xã, thị trấn cho kịp thời giai đoạn. Vì có quy hoạch chi tiết vừa làm cơ sở pháp lý vừa là chuẩn để kiểm tra đối chiếu trong quá trình quản lý, sử dụng đất.

- Phát huy tốt vai trò của tổ chức phát triển quỹ đất trong việc thu hồi, giải phóng mặt bằng, nhằm tạo điều kiện cho các nhà đầu tư sớm nhận được mặt bằng để thực hiện dự án. Như đối với các diện tích có vi phạm củng cố cơ sở pháp lý để lập thủ tục thu hồi và giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất, lập kế hoạch khai thác, sử dụng hoặc để giao cho những tổ chức đơn vị có nhu cầu sử dụng; kiên quyết không để các tổ chức tự khắc phục hậu quả.

- Việc tư vấn, giới thiệu, bố trí cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng đất phải dựa trên cơ sở ưu tiên phát triển vào các cụm công nghiệp tập trung để dễ quản lý cũng như các vấn đề khác trong quá trình sử dụng đất.

- Xây dựng tiêu chí sử dụng đất hiệu quả thông qua tỷ lệ nộp ngân sách Nhà nước/m2 đất được giao. Tiêu chí này làm cơ sở cho việc tiếp tục cho thuê, cho mở rộng quy mô sử dụng của các TCKT, cũng như việc xem xét thu hồi toàn bộ hay một phần diện tích đã giao cho các tổ chức.

3.5.2.3. Giải pháp về khoa học kỹ công nghệ

Qua kết quả nghiên cứu cho thấy công tác theo dõi việc sử dụng đất của các tổ chức từ lâu nay còn bằng hình thức thủ công, chưa khoa học, việc theo dõi cập nhật biến động, chỉnh lý hồ sơ địa chính chưa kịp thời. Vì vậy để theo dõi quản lý việc sử dụng đất của các tổ chức một cách thuận lợi, khoa học thì

chúng ta cần phải:

- Cần xây dựng hệ thống thông tin đất đai đầy đủ và minh bạch, nhằm cung cấp các thông tin đầy đủ và chính xác cho các nhà đầu tư. Đặc biệt là khu vực có quy hoạch, các khu vực đã được giải phóng mặt bằng chờ đầu tư,...thiết lập được hệ thống hồ sơ địa chính hoàn chỉnh tạo cơ sở dữ liệu phục vụ cho công tác quản lý, điều tra, cập nhật thông tin của thửa đất được nhanh chóng chính xác. Tạo điều kiện trong trao đổi thông tin giữa các cơ quan quản lý, giữa cơ quan quản lý với người dân. Giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được chính xác hiệu quả hơn.

- Đầu tư đủ trang thiết bị cần thiết phục vụ công tác quản lý đất đai; tổ chức thực hiện về việc lập và hoàn thiện hệ thống hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu về đất tổ chức trên địa bàn huyện để phục vụ tốt cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai cả trước mắt và lâu dài.

3.5.2.4. Các giải pháp khác

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng việc kiểm tra, thanh tra sử dụng đất của các tổ chức chưa thường xuyên. Nhận thức về pháp luật đất đai của một số TCKT còn hạn chế. Tiến độ cấp GCNQSDĐ còn chậm, nhiều tổ chức chưa được cấp GCNQSDĐ. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của một số cán bộ còn hạn chế. Do đó để quản lý sử dụng đất của các tổ chức đúng pháp luật thì ngoài các giải pháp nêu trên thì cần phải có một số giải pháp sau:

- Đối với những TCKT hiện nay sử dụng đất mà chưa có giấy tờ chứng minh QSDĐ (chưa được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận QSDĐ hoặc nhận chuyển nhượng QSDĐ hợp pháp) cần tiến hành rà soát lại về tính pháp lý, sự phù hợp và quy mô sử dụng đất để hợp thức hoá hoặc thu hồi tránh lãng phí thất thoát cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho TCKT trong quá trình hoạt động.

- Đội ngũ cán bộ, công chức phải thường xuyên được bồi dưỡng đào tạo, tham quan học hỏi kinh nghiệm trao đổi thông tin giữa các địa phương nhằm

nâng cao năng lực về chuyên môn, chính trị cũng như công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Đồng thời xây dựng hệ thống thông tin trong quản lý đất đai, thường xuyên cập nhật, chỉnh lý biến động thông tin về đất đai kịp thời.

- Đẩy mạnh tính kịp thời và hiệu quả của công tác quy hoạch sử dụng đất ở các xã để có cơ sở pháp lý cho công tác giao đất, cho thuê đất.

- Nâng cao vai trò giám sát của các cơ quan “đại diện” và các tổ chức xã hội đối với việc quản lý đất đai của UBND các cấp và các cơ quan Nhà nước khác. Thực hiện việc xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, phát huy hiệu quả sử dụng đối với đất thu hồi, tránh tình trạng thu hồi rồi bỏ không trong khi người dân không có đất sản xuất.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về đất đai trong toàn xã hội nhằm tạo sự chuyển biến và nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật, trách nhiệm của các TCKT trong việc quản lý sử dụng đất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng công tác giao đất, cho thuê đất đối với các tổ chức kinh tế trên địa bàn huyện hưng nguyên, tỉnh nghệ an giai đoạn 2014 2018​ (Trang 77 - 82)