Ảnh hưởng của các yếu tố xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tại vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an​ (Trang 54 - 56)

4.1.3.1. Ảnh hưởng của dân số, dân tộc, lao động và sự phân bố dân cư

Tổng dân số trong vùng đệm có 96.132 nhân khẩu, 24.541 hộ gia đình, bình quân một hộ gia đình có khoảng 3 - 4 người. Toàn bộ dân số nói trên sinh sống tập trung thành 114 thôn, bản nằm bên ngoài ranh giới quy hoạch cho KBT. Cộng đồng dân cư sinh sống trong vùng đệm, gồm có 7 thành phần dân tộc chủ yếu sau: Dân tộc Thái, Khơ Mú, Kinh, H’Mông, Đan Lai, Poọng, Ơ Đu. Trong đó, dân tộc Thái là dân tộc chủ yếu chiếm 66,89% và dân tộc ít nhất trong vùng là dân tộc Ơ Đu chiếm 0,6%. Dự báo đến năm 2016 số lao động trong vùng sẽ tăng thêm khoảng 1.000 lao động.

Vớ i đă ̣c điểm dân số tâ ̣p trung đông, lực lươ ̣ng lao đô ̣ng lớn, thành phần dân tộc phức ta ̣p gồm nhiều đồng bào dân tô ̣c thiểu số ta ̣i chỗ, dân tô ̣c thiểu số di cư từ phương Bắc xuố ng với tâ ̣p quán canh tác la ̣c hâ ̣u, trình đô ̣ dân trí thấp gây khó khăn rất lớn cho công tác QLBVR của khu bảo tồn đă ̣c biệt là tình hình ngăn chă ̣n và xử lý vi pha ̣m của người dân đối với tài nguyên đô ̣ng, thực vâ ̣t của VQG.

4.1.3.2. Ảnh hưởng của dân trí, nhận thức

Toàn bộ khu vực có 15 trường với 4 cấp học. Tuy nhiên, những người lớn trong gia đình thường có trình độ thấp hoặc không biết chữ nhưng lại có vị trí quan trọng trong gia đình nên ảnh hưởng lớn đến nhận thức chung của toàn hộ. Phần lớn người dân nhận thức về quản lý rừng còn hạn chế, đại bộ phận người dân đều quan tâm đến sử dụng rừng mà ít hiểu biết về giá trị to lớn, nhiều mặt của rừng và đa dạng sinh học. Bên cạnh nhận thức về rừng, người dân cũng không nắm được và hiểu đầy đủ các quy định của pháp luật về quản lý bảo vệ rừng, các chính sách về hưởng lợi từ rừng.

4.1.3.3. Ảnh hưởng của phong tục tập quán

- Nhóm các dân tộc thiểu số tại chỗ, gồm Thái, Khơ Mú,... là người bản địa đã sinh sông lâu đời trong vùng, có truyền thống văn hoá độc đáo mang

tính cộng đồng rất cao. Phong tục, tập quán vẫn còn giữ được các nét đặc trưng cơ bản của chế độ mẫu hệ, người phụ nữ có vai trò quan trọng trong gia đình và tộc họ. Do đó, cần chú trọng đến vai trò của người phụ nữ trong công tác tuyên truyền, khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt động của VQG. Trong sản xuất nông nghiệp canh tác nương rẫy là chủ yếu. Tuy nhiên, vớ i kỹ thuâ ̣t canh tác quảng canh, ít có sự chú ý tới đầu tư giống và phân bón và áp du ̣ng tiến bô ̣ kỹ thuâ ̣t vào trong sản xuất dẫn tới năng suất lao đô ̣ng thấp. Vớ i phong tu ̣c tâ ̣p quán nhiều lễ hô ̣i đă ̣c sắc nếu đươ ̣c khu bảo tồ n xây dựng phương án và cho người dân tham gia vào công tác phát triển du li ̣ch củ a đi ̣a phương thì sẽ góp phần rất lớn vào viê ̣c ta ̣o công ăn viê ̣c làm, nâng cao thu nhập và ý thức bảo vê ̣ rừng của cô ̣ng đồng đi ̣a phương.

- Sự hiện diện của người Kinh trong vùng đã góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đặc biệt là sản xuất cây lúa nước, phát triển các loại dịch vụ mua bán, trao đổi hàng hoá,... góp phần quan tro ̣ng vào sự phát triển kinh tế đi ̣a phương.

4.1.3.4. Ảnh hưởng của chính sách

Thực hiê ̣n theo dự án 661 Ban quản lý khu bảo tồn đã thực hiê ̣n chính sách giao khoán bảo vê ̣ rừng kết hơ ̣p với khoanh nuôi xúc tiến tái sinh tự nhiên rừng cho các đối tượng là rừng tự nhiên, đất trống, trảng cỏ cây bu ̣i,... ở ven đường đi, những nơi có nguy cơ cháy rừng và tình hình vi pha ̣m trái phép cao cho người dân tham gia nhâ ̣n khoán quản lý bảo vê ̣ rừng, tuy nhiên mức đô ̣ đầu tư theo nguồn vốn của dự án 661 là chưa cao dẫn tới người dân không tích cực tham gia công tác bảo vê ̣ phát triển rừng.

Thông qua các chương trình dự án, xác định được tập đoàn cây lâm nghiệp phù hợp cho địa bàn các xã vùng đệm thuộc 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương đem lại hiệu quả cao như: Xoan ta, Lát hoa, Keo, Luồng đã thực sự

khẳng định kỹ thuật kinh nghiệm trồng và chăm sóc trên những điều kiện lập địa khác nhau.

Một số dự án của chương trình Nông thôn mới đang triển khai trên địa bàn; các công trình dịch vụ, du lịch, các dự án hạ tầng kỹ thuật, sẽ tạo ra cục diện phát triển mới, đồng thời tạo cơ hội cho phát triển rừng bền vững.

Như vâ ̣y, nếu như dự án quy hoa ̣ch phát triển kinh tế vùng đê ̣m của Ban quản lý được thực hiê ̣n tốt sẽ góp phần không nhỏ trong viê ̣c cải thiê ̣n điều kiê ̣n sống củ a người dân đi ̣a phương, đồng thời nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia QLBV và phát triển rừng của VQG.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng tại vườn quốc gia pù mát, tỉnh nghệ an​ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)